Truyền trọng gia truyền cổ nghĩa là gì

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú.

Gia truyền là một từ phổ biến ở nước ta. Từ phở gia truyền, thuốc gia truyền, đông y gia truyền cho tới dao, kéo, liềm, cuốc gia truyền… Tôi không nói tới ngữ nghĩa của từ này vì ai cũng hiểu. Nhưng có điều lạ là nhiều người cứ say mê nó, phát cuồng lên với nó.

Rồi nó được truyền thông hà hơi tiếp sức, thổi lên tận mây xanh, như một thứ bảo vật cần trân trọng gìn giữ.

Với cá nhân tôi, gia truyền là một từ hàm chứa trọn vẹn trong đó tính vị kỷ, thủ cựu và gia trưởng, đầy màu sắc trọc phú. 

Gia truyền là bo bo giữ về mình, giữ cho gia đình dòng họ mình mà không thèm chia sẻ cùng ai. Thử tưởng tượng xem, một xã hội mà cái gì cũng gia truyền thì xã hội ấy tiến xa được không? Có văn minh được không?

Tôi nghe các cụ kể, trước đây ở làng Vân [Việt Yên – Bắc Giang], nơi có nghề nấu rượu ngon nổi tiếng xứ Kinh Bắc, thì trong gia đình có lệ là tuyệt đối không được truyền nghề cho con gái vì sợ họ đi lấy chồng thì mất bí kíp gia truyền?! Đấy! Ngay con mình rứt ruột đẻ ra mà còn bị hai chữ gia truyền làm cho mê muội. Chẳng biết lợi lộc do gia truyền đem lại tới đâu nhưng ở đây chỉ thấy sự tàn nhẫn!

Tôi cứ nghĩ năng lực làm việc nhóm của người Việt bị xem là yếu kém không biết có phải xuất phát từ suy nghĩ và tâm lý gia truyền mà ra hay không? Ai cũng muốn giấu suy nghĩ của mình, phút chót mới lộ ra để chứng tỏ ta đây độc đáo, thông minh, khôn ngoan... 

Chính vì thế quá trình thảo luận đi đến thống nhất giải pháp thường chẳng ai nêu ý kiến, đến lúc thực thi thì mỗi người làm một phách, theo cái “ý tưởng gia truyền” của mình, nên đạt kết quả không cao, chưa kể những mâu thuẫn và xích mích phát sinh. 

Tôi nghe nói một vài hãng lớn cũng có bí quyết, bí truyền trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của mình. Nói thực, cho dù hãng đó lớn cỡ nào, ở đâu đi nữa, thì tất cả những hành vi giấu nghề, kiểu gia truyền, thì dẫu sản phẩm của họ tốt đẹp cỡ nào đi nữa, đều chẳng có gì phải hưởng ứng hay ngợi ca. 

Tôi tin rằng trong một thế giới phẳng, hội nhập để cùng phát triển như hôm nay, con người sẽ đủ thông minh để đưa ra những điều luật buộc tất cả những hãng vẫn giữ bí truyền bí kíp phải có trách nhiệm trong việc thúc đẩy một xã hội ngày càng văn minh hơn.

Trong quan hệ cá nhân, những ai biết mở lòng, hào sảng, sẵn sàng thổ lộ tất cả những gì mình biết thường được mọi người yêu quý, trân trọng. Ngược lại, những kẻ chỉ bo bo lặng lẽ giữ dịt cho riêng mình, thì trong bối cảnh nhá nhem này, có thể họ thành đạt [ở một tiêu chí nào đó], có thể họ giàu có [về phương diện vật chất]…, nhưng giá trị con người thì không đáng một xu.

Gia truyền và truyền thống khác nhau về ý nghĩa. Gia truyền là đóng sập cửa lại còn truyền thống vẫn mở cửa ra với thế giới. Truyền thống biết tiếp thu, biết sẻ chia, còn gia truyền luôn coi mình nhất thiên hạ, không chịu thay đổi. Vì không tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nên gia truyền tất yếu dẫn tới một xã hội đóng và khép kín, không có cơ hội phát triển.

Một trong những tuệ ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà mọi người đều biết, là “Share your knowledge, it is a way to achieve immortality” [Hãy chia sẻ kiến thức để đạt đến sự bất tử].

Có thể tôi chưa hiểu hết câu danh ngôn nhân văn và trí tuệ này của ông, nhưng tôi cứ mạnh dạn nói lại câu danh ngôn này theo một cách khác, đó là: Muốn chết thì hãy bo bo giữ làm của riêng mình!

Sản phẩm đóng mác gia truyền dù có hay, có đẹp, có tốt, có ngon cỡ nào thì sau khi có lợi ích phục vụ cá nhân thì cũng phải vì cộng đồng, có trách nhiệm với cộng đồng. Thử hỏi không có cộng đồng làm đối tác thì anh “gia truyền” với ai?

Cho nên cái chữ gia truyền [ở một hoàn cảnh nào đó] là hủ tục, là mầm mống cho lối tư duy gia truyền đấy! Mê mẩn và đề cao nó làm cái gì?.

Theo Theo VOV

Nghe cụm từ “thuốc gia truyền”, hầu như ai cũng nghĩ rằng đây là loại thuốc do gia đình sáng chế và được giữ kín trong gia đình, dòng họ qua nhiều thế hệ, đặc biệt thương hiệu thuốc gia truyền thường hay là các sản phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực Đông y. Đối với các thuốc Tây y, người ta hay dùng ký hiệu ®,  viết tắt của từ “Registered” trong tiếng Anh, nghĩa là đã đăng ký [thường là trên trường quốc tế], không ai được sử dụng tên đó nữa, không ai được sử dụng các công thức đã pha chế ra thuốc này nữa. Như vậy có nghĩa là độc quyền, ngoài ra còn có hàm ý đây là thuốc hay, thuốc quý hiếm, hãy mua đi, hãy dùng đi! 

Bàn về vấn đề này, trong thực tế hiện nay có không ít doanh nhân tự phong cho mình cái tên “thuốc gia truyền” để dễ câu khách, còn thực ra có ai nhận xét và đánh giá đâu! Chẳng hạn như thuốc ho bà lang Trọc, thuốc cam Vòng [thuốc cam của làng Vòng], thuốc chữa sốt rét Phúc Đình [có một gói thuốc bột quinin kèm theo]... Đối với các thầy lang, không qua trường lớp nào cũng tự phong là ông lang... chữa bệnh chó dại, ông lang... chữa gãy xương..., “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Thật là đáng sợ!

Để thu hút nhiều người bệnh, một số thầy lang vườn hay quảng cáo mình có “thần dược”.

Nếu thuốc gia truyền có hiệu quả, “hữu xạ tự nhiên hương” thì chẳng phải tuyên truyền vận động làm gì, người ốm đau sẽ xa gần tìm đến, theo sự mách bảo của những người tin tưởng đã từng sử dụng trong thiên hạ. Thế nhưng, xót xa thay, trong thực tế có không ít những lời đồn thổi sai thường được tô vẽ, phóng đại, khiến cho những người nhẹ dạ, hay những người “mắc bệnh thì vái tứ phương” [những người mắc bệnh nan y] vẫn qua sông qua núi, dù khó khăn tốn kém đến đâu cũng tìm đến, để gặp cho kỳ được thầy “giỏi”, kiếm được thuốc “tiên” mong khỏi bệnh.

Mới đây, tôi nghe nói tất cả các thầy thuốc sẽ phải có chứng chỉ hành nghề mới được khám chữa bệnh. Thật là điều rất đáng vui mừng, vì như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đối với những người không có bằng cấp về y tế thì không bao giờ được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Nếu thế, chúng ta sẽ triệt tiêu được những cảnh vô nhân đạo của người giả danh là thần thánh, chữa bách bệnh bằng những phương pháp cực kỳ quái gở và nguy hiểm như đánh đau người bệnh để đuổi ma tà ám khí, cho uống nước sông để lấy lộc của hà bá...

Đối với những bài thuốc gọi là gia truyền mà trong gia đình, trong họ hàng không có ai biết chút nào về nghề y, nghề dược thì làm sao mà tránh được những nguy hiểm khó lường, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí giết người. Vậy tuyệt nhiên những người không có chứng chỉ thì không được hành nghề bán thuốc. Quy định đã rạch ròi như vậy thì thiết nghĩ một cán bộ xã cũng có quyền bắt giữ “phạm nhân” một cách đơn giản và hợp pháp rồi chuyển cho người có thẩm quyền giải quyết.

Những bài thuốc hay, chẳng cứ phải là gia truyền cũng rất đáng trân trọng. Nhưng để mang lại hiệu quả và có độ an toàn cao thì các bài thuốc đó cần phải được xác minh một cách khoa học. Đông y chưa có thói quen như Tây y, đó là phải trải qua các quá trình thử nghiệm trên súc vật, sau đó là theo dõi các xét nghiệm kiểm tra độc tính, tác dụng phụ, tương tác với các thuốc khác... Kết luận lại, phải thật an toàn mới được đem sử dụng trên người. Tuy nhiên, trong thực tế, thuốc Tây y dù được sản xuất trong dây chuyền với kỹ nghệ hiện đại, sản phẩm được kiểm nghiệm nhiều lần cẩn thận nhưng đến khi đem vào sử dụng vẫn có không ít thuốc để xảy ra những tác dụng phụ, tai biến đau lòng vào những năm tháng về sau. Thí dụ, thalidomid là thứ thuốc an thần nổi tiếng, nhiều phụ nữ có thai đã dùng và phải mấy chục năm sau mới thấy nó là thủ phạm gây ra các dị tật thai nhi. DES [viết  tắt của diethyl stilbestrol] là một loại estrogen giữ thai tốt cho những người sẩy thai nhưng liên tiếp về sau người ta mới biết nó chính là thủ phạm gây cho thai gái đến tuổi dậy thì bị quá sản tuyến cổ tử cung, lan rộng ra cả thành âm đạo, nếu không giải quyết sớm sẽ bị biến chứng thành ung thư âm đạo. Gần đây, mediator là thuốc nổi tiếng của Pháp về điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 đã bị thu hồi vì gây hại cho tim, thuốc tránh thai yaz và yasmin có tác hại gây tắc tĩnh mạch, có thể dẫn tới tử vong, miacalcic là thuốc chữa loãng xương nếu dùng tiêm kéo dài có thể dẫn đến ung thư, loại miacalcic xịt mũi hiện đang bị thu hồi...

Cho tới nay, thuốc Đông y chưa có thói quen thực nghiệm trên súc vật như Tây y, mà dùng thẳng trên người, lại không có những công trình nghiên cứu lâu dài để phát hiện những tai biến muộn, nên lại càng phải thận trọng nhiều hơn nữa! Bên cạnh đó, những bài thuốc gia truyền thường không bao giờ được đăng tải những bất cập trên báo chí. Và những người khỏi bệnh hay không khỏi bệnh cũng ít có ai trở lại báo cho thầy lang biết tình hình... Tôi nghĩ, đã đến lúc chúng ta cũng cần phải thực hiện như Tây y, hay ít nhất cũng nên dựa vào đông đảo nhân dân phát hiện những tác dụng xấu, những tai biến bất thường của người dùng thuốc gia truyền và thông báo cho các cơ quan y tế, các thầy cô giáo có tín nhiệm được phân công, ủy nhiệm... Chúng ta hy vọng sẽ cập nhật được nhanh chóng hơn là đợi có những bài báo chuyên môn công phu để đọc.

Tóm lại, chúng ta phải có một mạng lưới y tế rộng khắp, nhờ cậy vào sự giúp đỡ nhiệt tình và rộng rãi của toàn dân trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện để loại trừ những bài thuốc rởm, những thầy thuốc giả danh trong xã hội.

Ngoài ra thiết nghĩ, những ai có bài thuốc hay, dù là gia truyền hay không đều có thể hiến cho Nhà nước hoặc cùng với Nhà nước chung sức, đồng lòng hoàn thiện các bài thuốc đó để góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thì quý hóa biết bao!

GS.TS. Nguyễn Khắc Liêu


Video liên quan

Chủ Đề