Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách là gì được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây là khái niệm cho thấy giá trị của doanh nghiệp trong báo cáo tài chính và được thể hiện bằng sổ sách.

Giá trị sổ sách là gì?

Giá trị sổ sách có tên tiếng Anh là Book Value. Đây là giá trị của một doanh nghiệp được xác định theo sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán này mô tả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo tháng, quý, nửa năm hoặc 1 năm.

Vai trò của giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách được coi là quan trọng về mặt định giá vì nó thể hiện bức tranh công bằng và chính xác về giá trị của một công ty. Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp hay tập đoàn được xem là tài sản đang có của doanh nghiệp đó. Nó được nắm giữ bởi thực thể riêng biệt, cố định (chủ sở hữu, cổ đông, vốn hóa thị trường).

Trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, thì giá trị sổ sách cũng cho thấy được con số chi phí mua lại công ty/ tập đoàn trong trường hợp rủi ro. Đồng thời giá trị trường của cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố này.

Theo thống kê, doanh nghiệp nào có giá trị sổ sách càng cao thì giá trị cổ phiếu sẽ càng cao, tiềm năng phát triển cũng ổn định hơn so với các doanh nghiệp mà tổng tài sản đang xấp xỉ với các khoản nợ cần chi trả.

Trong trường hợp xấu nhất xảy ra buộc doanh nghiệp phải bị thanh lý, thì giá trị sổ sách chính là cơ sở để xác định phần tiền mà mỗi cổ đông sẽ được thu về.

Công thức tính giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản - Tổng nợ phải thanh toán

Tổng tài sản của một doanh nghiệp gồm các khoản sau:

-       Tiền mặt hiện có;

-       Các khoản đầu tư ngắn hạn;

-       Các khoản tiền thu vào;

-       Tài sản ròng;

-       Tài sản hữu hình: hàng tồn kho, nhà máy thiết bị;

-       Các khoản đầu tư và ứng trước của doanh nghiệp.

Tài sản vô hình sẽ không được tính trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản vô hình được định nghĩa là những tài sản không có hình dạng cụ thể, nhưng giá trị của nó lại được tính bằng tiền, ví dụ như nhượng quyền thương mại, uy tín thương hiệu, nhãn hiệu, marketing…

Tổng nợ phải thanh toán gồm khoản thuế hoãn lại chưa đóng, khoản nợ ngắn hạn và khoản nợ dài hạn mà doanh nghiệp đang gánh, dù là nợ bất cứ đối tượng nào như ngân hàng, doanh nghiệp khác…

Giá trị sổ sách là giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện trong báo cáo tài chính và được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản của công ty và trừ đi bất kỳ khoản nợ nào mà công ty còn nợ.

Giá trị sổ sách cổ phiếu là gì?

Đi kèm với giá trị sổ sách là gì, nhà đầu tư cũng cần biết thêm về giá trị sổ sách cổ phiếu.

Nếu mỗi doanh nghiệp phát hành số lượng X cổ phiếu ra thị trường, thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể xác định được giá trị số sách trên 1 cổ phiếu.

Định nghĩa này trong tiếng Anh có tên là Book Value Per Share (BVPS). Nó được xác định dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Công thức của BVPS như sau:

BVPS = Giá trị sổ sách/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

BVPS sẽ dùng để xác định thị giá cổ phiếu trên thị trường. Các nhà đầu tư sẽ dùng phép tính này để có được phương pháp phân tích cơ bản nhất, xác định giá trị thị trường của cổ phiếu doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn giá trị sổ sách, từ đó sẽ có cách đầu tư hợp lý nhất.

Thông thường thì giá trị sổ sách sẽ tỉ lệ thuận với tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Những doanh nghiệp có nguồn lực kinh tế mạnh sẽ có khối lượng cổ phiếu lớn và quy mô hơn so với những doanh nghiệp còn đang trong quá trình phát triển và đang phải gồng gánh nhiều khoản nợ buộc phải thanh toán.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mà tài sản vô hình nhiều hơn tài sản hữu hình thì thế nào? Công thức này sẽ không hoàn toàn chính xác. Do đó, việc đánh giá cổ phiếu không chỉ nên dựa vào tiêu chí này.

Khi đánh giá chỉ số cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này, nhà đầu tư cần đưa ra được những tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Như vậy mới có được sự khách quan nhất.

Hạn chế của giá trị sổ sách là gì?

Trước hết, nó là báo cáo tài chính được thực hiện hàng quý hoặc hàng năm. Nhà đầu tư chỉ có thể nắm được tình hình doanh nghiệp sau khi các báo cáo tài chính được phát hành. Những giá trị tham chiếu ở thời điểm nhà đầu tư quyết định có thể không tương ứng với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Hơn nữa, giá trị sổ sách bản chất là một mục kế toán. Vì vậy nó mang tính điều chỉnh rất lớn. Nó cũng không dễ hiểu, dễ đưa ra đánh giá nếu nhà đầu tư không có sự am hiểu nhất định.

Đồng thời, các giá trị trong báo cáo sổ sách có thể cần liên thông nhiều kỳ báo cáo để đưa ra được con số cụ thể. Ví dụ như khấu hao tài sản, phải có quá trình mới có thể thấy được tác động của nó đến doanh nghiệp như thế nào, từ đó xác định giá trị của nhà máy thiết bị, dây chuyền sản xuất… hiện có được những thông số cụ thể nào, nếu thanh lý thì sẽ thu về được bao nhiêu…

Trong nhiều trường hợp, việc thực hành kế toán thường buộc yêu cầu báo cáo giá trị cao hơn so với giá trị thực của thiết bị. Trên thực tế, có thể thiết bị không đạt được đến con số như báo cáo. Một rủi ro nữa cho các nhà đầu tư chính là sự phát triển mạnh của công nghệ khiến máy móc thiết bị lạc hậu, giá trị có thể rơi không kiểm soát được.

Nhược điểm kế tiếp chính là nếu hệ thống thiết bị được doanh nghiệp lấy làm tài sản đảm bảo cho khoản vay nào đó, thì nó sẽ có tác động hoàn toàn khác đến tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp. Lúc này, giá trị sổ sách sẽ không còn là kênh tham chiếu an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Với những thông tin về giá trị sổ sách là gì trên đây, hy vọng các bạn có thể đưa ra được những chọn lựa tốt nhất cho mục tiêu đầu tư của mình. Tìm hiểu kỹ giá trị sổ sách và áp dụng hiệu quả với những lợi ích mà nó mang lại, cũng như thông suốt hạn chế của nó sẽ giúp nhà đầu tư khá nhiều trong việc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Pha Lê

Trong cơ cấu tài sản của một doanh nghiệp, phần vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài sản của công ty thuộc về các cổ đông, được tính bằng tổng tài sản trừ đi nợ. Tuy nhiên, khi một nhà đầu tư khác muốn mua lại doanh nghiệp, các cổ đông chắc chắn không muốn bán nó với giá trị chỉ bằng với vốn chủ sở hữu. Lý do rất đơn giản, có rất nhiều loại tài sản khác có thể mang lại dòng tiền trong tương lai trong công ty mà không được ghi trên sổ sách, chẳng hạn, những khách hàng lớn độc quyền, giá trị thương hiệu,…

Chính vì vậy các nhà đầu tư chỉ có thể mua lại doanh nghiệp bằng một cái giá mà nó phản ánh toàn bộ dòng tiền tương lai của doanh nghiệp, chính là giá trị thị trường (market value). Nói đầy đủ hơn, nó là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu (market value of equity), bởi công ty là tài sản của các cổ đông. Giá trị này chắc chắn khác với giá trị của vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng cân đối kế toán, hay còn gọi là giá trị sổ sách(book value) của vốn chủ sở hữu (book value of equity). Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số khái niệm quan trọng liên quan đến Book value và ứng dụng trong định giá cổ phiếu.

Book value per share (BVPS) đơn giản là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng công thức:

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

Công thức tính book value per share (BVPS) đơn giản là giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

Đây chính là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu. Cần nhắc lại một lần nữa, giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu chính là thị giá của cổ phiếu, và con số này luôn khác với BVPS. Sự khác nhau giữa giá cổ phiếu và BVPS nằm ở những giá trị trong tương lai của doanh nghiệp mà không được hạch toán trong bảng cân đối kế toán, và được thể hiện bằng chỉ số P/B.

Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì?

Chỉ số P/B là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu và BVPS (price-to-book ratio).

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

Công thức tính P/B

Từ công thức trên, ta cũng có thể biến đổi:

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

Công thức chuyển đổi từ công thức tính P/B

Nó cho bạn biết giá trị của doanh nghiệp gấp mấy lần giá trị sổ sách.

Bạn có thể dễ dàng tính hệ số P/B bằng các dữ liệu có sẵn trên thị trường, hoặc có thể tra cứu từ các nguồn dữ liệu cổ phiếu.

Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách

P/B của cổ phiếu VNM

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Hệ số P/B cho ta biết giá trị vốn hóa của doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần giá trị sổ sách của nó, qua đó ta có thể đánh giá được giá trị của các tài sản vô hình (không được ghi nhận trong sổ sách) của doanh nghiệp, như thương hiệu, lợi thế cạnh tranh, tập khách hàng,… Một doanh nghiệp có thương hiệu uy tín, chiếm thị phần lớn trong ngành sẽ luôn có mức P/B cao.

Giống như chỉ số P/E, các cổ phiếu có độ an toàn, uy tín cao sẽ có hệ số P/B cao, và ngược lại.

Sử dụng P/B trong định giá cổ phiếu

Một trong những ứng dụng của P/B đó là định giá cổ phiếu. Phương pháp định giá bằng P/B là một trong những phương pháp định giá bằng hệ số nhân phổ biến, và cách sử dụng hoàn toàn tương tự với các phương pháp hệ số nhân khác như P/E.

Để xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu, bạn cần dự phóng BVPS và mức P/B hợp lý, sau đó xác định giá cổ phiếu bằng cách nhân 2 con số trên với nhau.

Dự phóng BVPS

Việc dự phóng BVPS sẽ phức tạp hơn một chút so với EPS. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bóc tách thành các khoản sau:

VCSH = Vốn điều lệ + Thặng dư + Lợi nhuận sau thuế giữ lại - Cổ phiếu quỹ

Như vậy, sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong một kỳ đến từ:

Thay đổi VCSH = LNST - Cổ tức - Cổ phiếu quỹ + Cổ phiếu phát hành thêm

LNST có thể được dự phóng theo từng mảng kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, cổ tức có thể phụ thuộc vào chính sách của công ty trong kỳ ĐHCĐ. Ngoài ra bạn cũng nên để ý kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ hoặc phát hành thêm cổ phiếu của doanh nghiệp, từ đó dự phóng vốn chủ sở hữu trong tương lai, rồi chia cho số cổ phiếu để tính BVPS.

Một hướng tiếp cận khác để tính toán BVPS là tính toán giá trị hợp lý của Vốn chủ sở hữu thông qua công thức:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Tổng nợ

Việc xác định giá trị của tổng nợ là khá dễ dàng khi chúng thường khớp với các khoản nợ trên báo cáo tài chính, tuy nhiên việc xác định giá trị thực của các loại tài sản cần sự hiểu biết sâu sắc về giá trị thị trường thực tế so với giá trị sổ sách. Ví dụ, công ty A có một mảnh đất trị với giá thị trường hiện tại là 10 tỷ, tuy nhiên chỉ ghi nhận trên sổ sách với mức định giá ở thời điểm mới mua là 5 tỷ, bạn sẽ cần một chút hiểu biết về định giá bất động sản trong trường hợp này.

Dự phóng P/B

Đối với dự phóng P/B, Thông thường P/B hợp lý của cổ phiếu sẽ bằng với P/B trung bình của chính công ty đó trong quá khứ, nếu công ty vẫn giữ nguyên thị phần và lợi thế cạnh tranh của mình so với ngành. Ngoài ra, bạn có thể lấy P/B trung bình ngành để định giá cổ phiếu, tuy vậy cũng như với P/E, mức P/B hợp lý nên được điều chỉnh theo rủi ro của công ty.

Hệ số P/B của các công ty phụ thuộc vào độ rủi ro của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có vốn hóa lớn, dẫn đầu thị phần trong ngành và tài chính vững mạnh, rủi ro sẽ thấp và các nhà đầu tư sẵn sàng trả cho nó một mức P/B cao. Ngược lại, các doanh nghiệp không có vị thế trong ngành, vốn hóa nhỏ sẽ có mức P/B thấp hơn.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm định giá cổ phiếu, tốt nhất bạn nên tham khảo các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán.

P/B có ưu điểm gì so với P/E? Khi nào nên sử dụng P/B?

Một lợi thế của P/B so với P/E đó chính là phương pháp định giá P/B có thể áp dụng được với mọi công ty, bởi vốn chủ sở hữu luôn là số dương, trong khi đối với P/E bạn sẽ không thể áp dụng khi LNST và EPS âm (công ty làm ăn thua lỗ hoặc đang trong giai đoạn đầu tư phát triển chưa có lợi nhuận). Trong giai đoạn như 2020-2021, phần lớn các doanh nghiệp phải chịu lỗ do dịch COVID-19, phương pháp định giá bằng P/E tỏ ra không hiệu quả và các nhà phân tích chuyển sang sử dụng P/B để định giá cổ phiếu.

P/B thường được sử dụng để định giá các doanh nghiệp trong các ngành liên quan đến tài chính như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, do có tỷ lệ tài sản có thanh khoản cao chiếm tỷ trọng lớn nhất hoặc gần như toàn bộ bảng cân đối kế toán (tiền, các khoản đầu tư, trái phiếu chính phủ, các khoản cho vay, cổ phiếu,...), dễ dàng hơn trong việc định giá và tương đối sát với giá trị thị trường.

Happy trading !