Vì sao phụ huynh nên cho trẻ vào hướng đạo

#hoatdonghe

COVID – HÈ NÊN CHO CON HỌC GÌ?

Từ hôm thứ 5, khi có thông báo chính thức các con được nghỉ hè vào 15/5, nhiều gia đình bắt đầu hỏi mình: hè nên cho con học gì, đặc biệt là mùa covid như thế này?

Vì quá nhiều mẹ hỏi nên mình chia sẻ chương trình mà con học lại cho các phụ huynh để chúng ta cùng ngâm cứu với con trong mùa hè này nhé.

Bên cạnh chương trình học kiến thức theo chương trình online Mỹ vào mùa hè, mình cũng rất chú trọng phát triển kỹ năng cho con. Và các mùa hè, ngoài việc học tăng cường chương trình Mỹ online thì mình cũng cho các con thời gian học các kỹ năng sống. May mắn thứ 2 của mình là con được tham gia vào hoạt động Hướng đạo sinh của Mỹ từ lớp 1, qua 2 giai đoạn cubscout và boy scout, nhờ đó mình có thêm nhiều kiến thức trong mảng phối hợp giữa chương trình nhà trường và chương trình gia đình để phát triển cho con các kỹ năng sống tự lập, tự chủ và một nhân cách tốt. Hướng đạo sinh cũng là một chương trình uy tín trên toàn thế giới về rèn luyện nhân cách và kỹ năng, sự độc lập tự chủ cho học sinh, do đó, khi học sinh có chứng chỉ đại bàng của Hướng đạo các bạn ấy cũng thường có ưu thế hơn khi apply vào đại học.

Về chương trình hướng đạo các PHHS tham khảo thêm trang web của tổ chức hướng đạo Mỹ:

//www.scouting.org/training/youth/

Chương trình hướng đạo là một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, trước đây chương trình bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, mang trang bị sau lưng và các trò chơi thể thao. Và ngày nay chương trình được cập nhật, thay đổi toàn diện hơn: trẻ được học thêm các kỹ năng của một công dân toàn cầu, học các kỹ năng để duy trì được 1 cuộc sống gia đình cũng như cả những kỹ năng an toàn trên mạng.

Trong hướng đạo có hai chương trình chính là Cub scout [dành cho học sinh tiểu học từ lớp 1-5] và boy scout dành cho học sinh trung học [từ lớp 6 đến 12]. Tuy chương trình được xây dựng cho các lứa tuổi khác nhau sẽ có độ khó tăng dần nhưng tựu chung lại mục tiêu là để các bạn trẻ đến 18 tuổi sẽ đạt được các chức danh đại bàng: chức danh thể hiện một thanh niên Hướng đạo trưởng thành với đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhân cách tốt để hòa nhập vào cuộc sống.

13 chứng chỉ thể hiện 13 lĩnh vực trong cuộc sống mà các bạn học sinh phải rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Tổ chức hướng đạo là 1 tổ chức phi lợi nhuận, do đó, đứng đầu các troop là những người đã đạt chức danh đại bang của hướng đạo, đam mê Tinh thần hướng đạo và muốn truyền tiếp cho các thế hệ sau, họ ko nhận bất kỳ lợi nhuận nào khi tổ chức chương trình cho hướng đạo sinh. Khi tham gia vào hướng đạo, các gia đình cũng phải thay đổi lối sống theo tinh thần hướng đạo và kết hợp với Leader để hướng dẫn, kèm cặp các con mình hoàn thành các kỹ năng sống đó. Chương trình hướng đạo ko phải gia đình nào cũng theo được và hướng đạo sinh nào cũng đạt được chức danh đại bàng bởi đạt được nó đòi hỏi cả gia đình [nhất là người cha] phải dành thời gian và công sức hướng dẫn cho con hoàn thành các chứng chỉ.

13 lĩnh vực đó gồm:

1. Rèn luyện lãnh đạo bao gồm tự lãnh đạo bản thân và kỹ năng lãnh đạo đôi nhóm qua 4 kỹ năng nghe, hỏi, đọc, viết thông qua các dự án

2. Rèn luyện Trách nhiệm Công dân với đất nước mình: biết về cơ cấu tổ chức chính phủ của đất nước mình [nếu người Mỹ thì mới tìm hiểu nước Mỹ, người nước khác thì tự tìm hiểu về cơ cấu tổ chức nhà nước mình, quyển công dân cũng như biết theo dõi các bản tin thời sự và thảo luận được các vấn đề của quốc gia. Có kiến thức về

a. Bản tuyên ngôn độc lập

b. Lời mở đầu của Hiến pháp

c. Hiến pháp

d. Tuyên ngôn nhân quyền

e. Sửa đổi Hiến pháp

3. Luyện tập cá nhân để duy trì cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, biết cách đo thể lực, biết về khỏe mạng về thể chất, tinh thần và xã hội, dấu hiệu một số loại bệnh tật như ung thư, đột quỵ, tim mạch và lên kế hoạch luyện tập các nhân đảm bảo tăng cường sức khỏe

4. Rèn luyện kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm và sơ cấp cứu

5. Các chứng chỉ dưới nước bao gồm: Bơi, chèo thuyền [3 loại canoeing, kayaking, rowing], ứng phó với tai nạn nước và sơ cấp cứu người đuối nước.

6. Rèn luyện năng lực hiểu và yêu thế giới tự nhiên: Hiểu về thế giới thực vật, động vật, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như các chòm sao trên bầu trời. Khi đến 1 vùng đất mới có thể đưa ra được các hiểu biết về các khu vực đó và biết bảo vệ bản thân trước môi trường tự nhiên cũng như bảo vệ tự nhiên.

7-8. Năng lực sống với tự nhiên thông qua các chuyến đi leo núi và cắm trại: con hiểu các nguyên tắc khi đi cắm trại, biết bảo vệ tự nhiên, thực hiện được các nhiệm vụ leo núi đường trường và cắm trại [kèm cả việc tự chuẩn bị đồ mang theo, tự nấu ăn [có dụng cụ và ko dụng cụ], tự cắm trại, ngủ trong trại, biết lọc nước sử dụng khi đi cắm trại, nhóm lửa và quy tắc sử dụng lửa.

9. Rèn luyện kỹ năng nấu ăn các bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và duy trì sức khỏe, tránh bệnh tật và biết chuẩn bị thức ăn, nấu ăn trong các hoàn cảnh khác nhau [tại nhà, đi dã ngoại, nấu cho 1 mình, nấu cho gia đình, nấu cho 1 nhóm 10-20 người]

10. Rèn luyện năng lực giao tiếp bao gồm năng lực lắng nghe, thảo luận, thuyết phục, thuyết trình, biết các loại hình giao tiếp và lựa chọn loại hình giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh. Biết lập trang web cá nhân, tìm hiểu các nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực thông tin, biết lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho 1 nhóm người.

11. Rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính bao gồm biết về thu nhập, chi phí các nhân, tiết kiệm, biết lập 1 dự án và lên kế hoạch tài chính cho dự án đóm chọn nghề và chi phí khi theo đuổi nghề đó, lên kế hoạch tài chính cho lựa chọn nghề nghiệp.

12. Rèn luyện kỹ năng cuộc sống gia đình bao gồm hiểu khái niêm gia đình và vai trò của từng thành viên trong gia đình, trách nhiệm khi sống trong gia đình và biết cách trở thành cha mẹ hiệu quả, lập và triển khai 1 dự án cho gia đình của bạn

13. Rèn luyện kỹ năng của 1 Công dân toàn cầu bao gồm: nắm rõ khái niệm công dân toàn cầu, tham gia vào các dự án toàn cầu và hiểu về các tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc hay UNICEF, Tòa án quốc tế, Interpol, Tổ chức thế giới về phong trào hướng đạo, Tổ chức sức khỏe thế giới, Ân xá thế giới, Hội chữ thập đỏ quốc tế , CARE, Liên minh châu Âu, Liên hợp quốc hay UNICEF, Tòa án quốc tế, Interpol, Tổ chức thế giới về phong trào hướng đạo, Tổ chức sức khỏe thế giới, Ân xá thế giới, Hội chữ thập đỏ quốc tế, CARE, Liên minh châu Âu

Đây là mình mới tóm tắt các nội dung chứng chỉ, còn yêu cầu cụ thể của từng nhiệm vụ rất dài, các bố mẹ nên vào bản dịch tiếng Việt sau để xem và hiểu rõ hơn:

//drive.google.com/…/1ACRJQOFtvMB6T55i7xlotuFFFdd…

Mỗi mùa hè tùy điều kiện mình sẽ cho con học 2-3 chứng chỉ, cái gì mình tự dạy được thì tự dạy còn cái gì có thể đi học tại các tổ chức chuyên nghiệp mình cùng con đi học và về nhà cùng nhau thực hành. VÍ dụ như năm nay nhà mình mục tiêu đạt 3 chứng chỉ là chứng chỉ Bơi, chứng chỉ Cấp cứu và chứng chỉ luyện tập cá nhân. Trong đó có chứng chỉ cấp cứu và luyện tập cá nhân có thể tự học tại nhà. Còn chứng chỉ nấu ăn thì mình thấy khó quá, con mình mới lớp 6 lên 7 thì mình chưa thể cho con lấy chứng chỉ này những có thể dạy dần từ nhỏ thì đến lớp 12 mới làm các công việc khó của hạng mục nấu ăn để lấy chứng chỉ.

P/s: có nhóm hay thảo luận về cắm trại rất hay, PHHS nên vào để chọn địa điểm đi cắm trại và lựa chọn hoạt động cho tốt:

//www.facebook.com/groups/162276377516292

Nếu ko tổ chức được thì gửi vào đoàn đi trekking – cắm trại:

//www.facebook.com/umoveadventure

FB group của world scout

//www.facebook.com/groups/734275190011635

Hướng đạo Việt Nam bạn tìm ở đây:

//www.facebook.com/liendoanphuongdong

Lien eth Nguyen

Đó là câu hỏi của nhiều phụ huynh có con nhỏ. Cứ mỗi sáng chủ nhật, bạn có thể chở con đến công viên Tao Đàn [Q.1, TP.HCM], để các con ở đó trò chuyện, vui chơi cùng với các hướng đạo sinh từ 8 giờ 30, đến 10 giờ 30 thì đón về.

Các bé học được rất nhiều thứ…

Đó là nhận xét của chị N.T.K.Oanh [Q.Bình Thạnh, TP.HCM] có hai cô công chúa đang tham gia nhóm hướng đạo có tên Hải ly [dành cho bé 4 - 5 tuổi] và Sói con dành cho bé 6 - 12 tuổi tại công viên Tao Đàn. Theo chị Oanh, chỉ sau thời gian ngắn tham gia, hai bé gái nhà chị đã học được rất nhiều kỹ năng sống như thắt nút, cột dây giày, biết cách mắc mùng mắc võng, tự rửa chén khi ăn xong… Đặc biệt, các bé tuy còn nhỏ nhưng biết làm cả một tờ báo tường “hoành tráng”, làm thơ ứng khẩu rất hay, khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng. Các hướng đạo sinh luôn nhẹ nhàng giúp các bé có tính nhút nhát biết “tự xử” khi bị ăn hiếp; hướng dẫn các bé biết cách chấp nhận và vượt qua hoàn cảnh “khắc nghiệt” như ngủ dưới đất, di chuyển trong bóng đêm, kỹ năng sống trong rừng, kỹ năng đi bộ đường dài… Mỗi bé đều tự hiểu trách nhiệm với chính bản thân mình và với những người xung quanh như cha mẹ, anh chị em, ông bà, bạn bè… Một anh chị lớn sẽ tự hiểu có trách nhiệm hướng dẫn, dìu dắt một em nhỏ tuổi hơn, đồng thời sẽ biết phải chấn chỉnh, nhắc nhở ngay khi các em ấy phạm lỗi.

Một phụ huynh bày tỏ suy nghĩ của mình trong một lần chứng kiến các nhóm hướng đạo đi cắm trại: “Tôi còn nhớ đó là lần đi cắm trại ở biển, lúc đầu tôi vô cùng lo lắng về sự an nguy khi các bé còn quá nhỏ. Nhưng mọi thứ diễn ra khiến tôi thấy sự lo lắng của tôi là dư thừa. Tôi không hiểu các em lớn được huấn luyện như thế nào nhưng cứ đến giờ các em nhỏ đi tắm là các em lớn không ai bảo ai, tự động nắm tay nhau dàn hàng ngang bên ngoài làm hàng rào chắn an toàn cho các em nhỏ bơi bên trong. Các em lớn sẽ tắm vào giờ khác. Quả thật tinh thần trách nhiệm của các em rất cao”.

Mang những chia sẻ này của phụ huynh trao đổi cùng các hướng đạo sinh và hỏi về bí quyết huấn luyện của họ, tôi được hướng đạo sinh Cam Thị Lệ Liễu có biệt danh “chị Nâu” làm nhóm trưởng nhóm Hải ly cười giải thích: “Để làm được điều đó, đơn giản chỉ là mỗi chủ nhật chúng tôi sẽ cùng ngồi trò chuyện và chơi cùng các em. Dù tôi đã ngoài 60 tuổi nhưng các em vẫn gọi tôi là chị - “chị Nâu” - không có khoảng cách lớn trong những lúc vui chơi, hướng dẫn các em. Chúng tôi giáo dục kỹ năng sống cũng như bổ sung thêm kiến thức cho các em qua những trò chơi. Những kiến thức ấy được chúng tôi tìm hiểu cập nhật sát với lứa tuổi, trình độ các bé như mẫu giáo, cấp 1, cấp 2... ở tất cả lĩnh vực như văn hóa, xã hội, tự nhiên, khoa học... Và cứ nhẹ nhàng, mỗi bé đều có một hướng đạo sinh quan sát kỹ từng biểu hiện, tính cách để có cách giáo dục thích hợp, giúp bé phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế dần những khuyết điểm. Để mục đích cuối cùng là các bé trở thành một người tự tin trước đám đông, tháo vát, có trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thương mình, yêu thương người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc...”.

Theo Cẩm Nhi / iHay

Video liên quan

Chủ Đề