5 từ chữ cái có ke ở giữa năm 2022

Thể loại này gồm 21 thể loại con sau, trên tổng số 21 thể loại con.

Show

    *

    • Mục từ tiếng Việt Nam theo giọng‎ (2 t.l.)

    D

    • Danh từ tiếng Việt‎ (2 t.l., 11.562 tr.)

    Đ

    • Đại từ tiếng Việt‎ (1 t.l., 67 tr.)

    • Động từ tiếng Việt‎ (2 t.l., 7.238 tr.)

    G

    • Giới từ tiếng Việt‎ (41 tr.)

    H

    • Hậu tố tiếng Việt‎ (3 tr.)

    L

    • Liên từ tiếng Việt‎ (47 tr.)

    M

    • Mục từ chữ Nôm‎ (4 t.l., 1.801 tr.)

    • Mục từ Hán-Việt‎ (1 t.l., 1.764 tr.)

    • Mục từ tiếng Việt chưa xếp theo loại từ‎ (trống)

    • Mục từ tiếng Việt có chữ Nôm‎ (4.539 tr.)

    • Mục từ tiếng Việt theo chủ đề‎ (23 t.l.)

    P

    • Phó từ tiếng Việt‎ (913 tr.)

    S

    • Số tiếng Việt‎ (28 tr.)

    T

    • Thán từ tiếng Việt‎ (94 tr.)

    • Thành ngữ tiếng Việt‎ (2 t.l., 423 tr.)

    • Tính từ tiếng Việt‎ (5.175 tr.)

    • Trợ từ tiếng Việt‎ (10 tr.)

    • Tục ngữ tiếng Việt‎ (565 tr.)

    • Từ tiếng Việt theo từ nguyên‎ (5 t.l.)

    • Từ viết tắt tiếng Việt‎ (1 t.l., 35 tr.)

    1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2-3 phút)

    - Chào mừng các bé đến với chương trình “Vui cùng chữ cái”.

    - Cô giới thiệu Thành phần khách mời đặc biệt quan trọng ngày hôm nay chính là các cô đến từ các trường mầm non trong tỉnh Bắc Giang, 2 đội chơi: Đội 1 là đội “Lúa vàng” và đội 2 là “Cải xanh”. Đồng hành cùng các bé là cô giáo Thanh Hà. Chương trình “Vui cùng chữ cái” sẽ diễn ra với các phần sau:

    + Phần 1: Thử tài của bé.

    + Phần 2: Tìm hiểu kiến thức

    + Phần 3: Trò chơi vui nhộn

    + Phần 4: Trao thưởng.

    Cô hỏi trẻ: Các con cảm thấy thế nào?

    - Cô mời các bé cùng nhau thể hiện bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” nhạc và lời của Hoàng Văn Yến.

    + Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

    + Bài hát nói về điều gì?

    - Để biết ơn các cô chú công nhân thì chúng mình phải làm gì?

    Cô giáo dục trẻ: Yêu quý, kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân và những người lao động vất vả làm ra các sản phẩm cho chúng ta sử dụng hàng ngày.

    - Mời các bé đến với phần thứ nhất của chương trình.

    2. Hoạt động 2: Bài mới (20-23 phút)

    *Phần 1: Thử tài của bé

    - Cô cho trẻ lấy rổ và bảng xếp tự mang về chỗ ngồi.

    - Cô nói yêu cầu: Chương trình sẽ đưa ra 1 hình ảnh, phía dưới hình ảnh có từ, nhiệm vụ của các bé là lên tìm nhanh chữ cái đã học và phát âm chữ cái đó.

    - Cô mở hình ảnh và hỏi trẻ:

    Con có nhận xét gì về hình ảnh này?

    - Bừa ruộng là một trong những công việc của bác nông dân, bên dưới hình ảnh bác nông dân đang bừa ruộng cô có từ “bừa ruộng”, chúng mình hãy đọc cùng cô cụm từ “bừa ruộng”.

    - Cô cho trẻ lên tìm chữ đã học

    - Cho trẻ phát âm “a”, “ô”.

    - Cô động viên khen ngợi trẻ.

    - Trong cụm từ “ bừa ruộng ” có chữ “ô” và chữ “a” đã học rồi. Trong chương trình ngày hôm nay, cô sẽ cho chúng mình làm quen với nhóm chữ “u”, “ư”, còn những chữ cái khác giờ sau cô sẽ cùng chúng mình làm quen.

    * phần thứ 2: “Tìm hiểu kiến thức”:

    + Làm quen chữ “u”

    - Bây giờ chúng mình cùng hướng mắt lên màn hình để cùng quan sát.

    - Cô giới thiệu chữ “u”

    - Cô phát âm mẫu 3 lần.

    + Khi phát âm miệng hơi tròn lại, đẩy hơi ra, phát âm “u”.

    - Cho trẻ phát âm theo lớp, đội chơi, nhóm, cá nhân. (Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ)

    - Cho trẻ nêu nhận xét đặc điểm chữ “u”.

    *Cô khái quát lại: chữ “u” gồm 2 nét: 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải nét sổ thẳng.

    - Cô cho trẻ xếp từng nét chữ và tự trải nghiệm xem có đúng là chữ u được tạo thành từ 2 nét đó không.

    - Trẻ phát âm chữ cái vừa tạo thành

    - Cô giới thiệu“U” in hoa, “u”in thường, u” viết thường. Cho trẻ phát âm 3 chữ “u”.

    - Các con đã thể hiện sự hiểu biết của mình rất giỏi, cô khen cả 2 đội chơi.

    * Làm quen chữ “ư”(7-8 phút).

    - Cô giới thiệu chữ “ư”.

    - Cô phát âm mẫu 3 lần.

    + Khi phát âm miệng mở lấy hơi đẩy ra phát âm “ư”.

    - Cho trẻ phát âm theo lớp, từng đội, nhóm, cá nhân (Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ).

    - Cô hỏi trẻ : Con có nhận xét gì về đặc điểm chữ “ư” ?

    *Cô khái quát lại: Chữ “ư” gồm 3 nét: 1 nét móc ngược, 1 nét sổ thẳng bên phải nét móc ngược và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải nét sổ thẳng (hay còn gọi là nét dâu).

    - Cô cho trẻ xếp từng nét chữ và tự trải nghiệm xem có đúng là chữ ư được tạo thành từ 3 nét đó không.

    - Trẻ phát âm chữ cái vừa tạo thành

    - Cô giới thiệu “Ư”in hoa, “ư” in thường, ,ư ” viết thường và cho trẻ phát âm.

    * So sánh chữ “u”, “ư”

    - Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa chữ “u” và chữ “ư”.

    - Cô khái quát lại: Chữ “u” và chữ “ư”

    + Giống nhau: cùng có một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải.

    + Khác nhau: Chữ “u” không có nét dâu, còn chữ ư thì có một nét dâu ở phía trên bên phải nét sổ thẳng.

    - Cô cho trẻ phát âm u,ư

    3. Hoạt động 3: Củng cố (7- 8 phút)

    (Phần 3: Trò chơi vui nhộn).

    * Trò chơi 1 “Vui cùng người mẫu nhí”:

    - Cách chơi: Chương trình hôm nay có mời tới các bạn người mẫu nhí, khi các bạn ấy xuất hiện trình diễn thì thành viên trong các đội sẽ phải quan sát thật kỹ xem trang phục của các bạn có gì đặc biệt. Sau đó thực hiện yêu cầu mà các người mẫu nhí đưa ra.

    - Luật chơi: Bạn nào thực hiện sai theo yêu cầu sẽ bị nhảy lò cò 1 vòng.

    - Cô tổ chức cho trẻ chơi.

    - Cô bao quát, động viên và khích lệ trẻ.

    - Cô kiểm tra kết quả chơi cùng trẻ và cho trẻ phát âm chữ cái.

    - Cô khen ngợi trẻ.

    *Trò chơi 2: “Thi xem đội nào nhanh”

    - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị các bao lương thực có gắn chữ cái u, ư và các chữ cái đã học. Trong thời gian 1 bản nhạc, yêu cầu từng thành viên trong mỗi đội sẽ bật qua những chiếc vòng lên lấy bao lương thực có gắn chữ cái theo yêu cầu: Đội “Lúa vàng” lấy bao lương thực mang chữ cái u, đội “Cải xanh” lấy bao lương thực mang chữ cái ư rồi để vào thùng. Sau đó chạy về vỗ nhẹ vào tay bạn tiếp theo để bạn lên chơi, rồi chạy về đứng cuối hàng. Đội nào lấy được nhiều bao lương thực hơn và đúng theo yêu cầu thì đội đó sẽ chiến thắng.

    - Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được lấy một bao lương thực theo yêu cầu của đội mình để vào thùng.

    - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát, động viên và khích lệ trẻ.

    - Cô kiểm tra kết quả chơi cùng trẻ và cho trẻ phát âm.

    - Cô khen ngợi trẻ.

    4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút)

    ( Phần 4: Trao thưởng).

    + Chương trình “Vui cùng chữ cái” đến đây là kết thúc, tất cả các bé đều là những người chơi xuất sắc và xứng đáng nhận được phần thưởng của Ban tổ chức.

    + Mời đại diện 2 đội lên nhận phần thưởng của chương trình.

    - Cô chúc các cô giáo luôn mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, chúc các bé chăm ngoan, học giỏi.

    - Trẻ xếp 2 hàng bên cô

    - Trẻ hưởng ứng cùng cô.

    - Trẻ chào đón các cô.

    - Trẻ hưởng ứng khi giới thiệu đến đội của mình.

    - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu.

    - Trẻ nói cảm nhận của mình: Vui, hồi hộp.

    -Trẻ thể hiện bài hát cùng cô cả bài 1 lần.

    - 1-2 trẻ nêu lên suy nghĩ của mình:

    + Bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến.

    + Bài hát nói về chú công nhân xây nên những ngôi nhà, cô công nhân dệt vải để may quần áo.

    - Trẻ nêu suy nghĩ của mình: Chúng con chăm ngoan, học giỏi.

    - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.

    - Trẻ hứng thú hưởng ứng.

    - Trẻ chú ý lắng nghe.

    - Trẻ đi lấy rổ và bảng xếp mang về chỗ ngồi.

    - Trẻ ngồi chú ý nghe cô nói

    - Trẻ nhận xét về hình ảnh:

    + Hình ảnh nói về bác nông dân đang bừa ruộng

    - Trẻ chú ý cô khái quát lại

    -Trẻ đọc: “bừa ruộng” 1-2 lần

    -Trẻ lên tìm chữ “a”, “ô” có trong từ trên máy vi tính.

    - Cả lớp phát âm “a”, “ô”.

    - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.

    - Trẻ vỗ tay.

    - Trẻ chú ý quan sát lên màn hình.

    - Trẻ lắng nghe cô phát âm chữ u.

    - Trẻ lắng nghe cô phân tích cách phát âm.

    - Trẻ phát âm cả lớp 3 lần.

    - Luân phiên 2 đội, nhóm phát âm.

    - Lần lượt cá nhân trẻ phát âm.

    -1-2 trẻ nhận xét đặc điểm của chữ “u”: có 2 nét: 1 nét móc ngược, 1 nét sổ thẳng ở phía bên phải nét sổ thẳng.

    - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.

    - Trẻ xếp từng nét chữ và dùng ngón tay tự trải nghiệm 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải.

    - Trẻ phát âm chữ : u

    - Trẻ phát âm 3 “U” in hoa, “u”in thường, “u” viết thường

    - Trẻ hứng thú khi được cô khen

    - Trẻ chú ý quan sát lên màn hình.

    - Trẻ lắng nghe cô phát âm chữ ư.

    - Trẻ lắng nghe cô phân tích cách phát âm.

    -Trẻ phát âm cả lớp 3 lần.

    - Luân phiên 2 đội, nhóm phát âm.

    - Lần lượt cá nhân trẻ truyền tay nhau chữ “ư” to và phát âm.

    - 1-2 trẻ nhận xét đặc điểm của chữ “ư”: Gồm 3 nét: 1 nét móc ngược, 1 nét sổ thẳng bên phải nét móc ngược và 1 nét móc nhỏ ở phía trên bên phải nét sổ thẳng.

    - Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.

    - Trẻ xếp từng nét chữ và dùng ngón tay tự trải nghiệm 1 nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở phía bên phải.

    - Trẻ phát âm chữ: ư

    - Trẻ phát âm “Ư”in hoa, “ư” in thường, , “ư ” viết thường

    - 1-2 trẻ nêu đặc điểm giống, khác nhau của chữ “u” và chữ “ư”:

    + Giống nhau là đều có 1 nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng bên phải nét móc ngược.

    + Chữ “u” và chữ “ư” khác nhau là chữ “u” không có nét dâu, chữ “ư” có 1 nét dâu.

    - Trẻ chú ý lắng nghe, nhìn theo phân tích của cô về giống và khác nhau của chữ u, ư.

    - Trẻ phát âm u,ư.

    - Trẻ ngồi hình chữ u.

    -Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu cách chơi.

    -Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu luật chơi.

    - Trẻ hứng thú chơi theo yêu cầu mà cô đã giới thiệu: 1 người mẫu hỏi về chữ cái trên trang phục của mình rồi cho các bạn lấy thẻ chữ cái tương ứng sau đó phát âm; 1 người mẫu cầm trên tay đồ chơi xúc xắc rồi tung cho xúc xắc lăn, mặt trên của xúc xắc có chữ cái nào thì các bạn tìm nhanh thẻ chữ cái đó và dơ lên phát âm.

    - Trẻ phát âm chữ cái sau mỗi lần chơi.

    - Trẻ hưởng ứng với kết quả chơi

    - Trẻ xếp thành 2 đội chơi.

    -Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu cách chơi.

    -Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu luật chơi.

    - Trẻ hứng thú chơi theo yêu cầu của luật chơi và cách chơi mà cô đã giới thiệu.

    - Trẻ kiểm tra kết quả và đếm số bao lương thực các đội đã chuyển được cùng cô và phát âm chữ cái.

    - Trẻ hưởng ứng với kết quả của mình.

    - Trẻ thể hiện tình cảm qua nhạc

    - Trẻ chú ý lắng nghe cô công bố kết quả.

    - Trẻ vỗ tay.

    -Trẻ vui mừng lên nhận phần thưởng.

    - Trẻ chào các cô.