Albumen là gì

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc albumin là gì?

Albumin là một loại protein huyết tương trong cơ thể người [còn có tên albumin human]. Albumin hoạt động bằng cách làm tăng thể tích huyết tương hoặc nồng độ albumin huyết thanh.

Albumin thường được sử dụng để điều trị tình trạng sốc do mất máu, bỏng, giảm protein huyết tương do phẫu thuật hoặc suy gan. Albumin còn được dùng như một thuốc bổ sung trong phẫu thuật.

Đối với một số bệnh lý khác, bạn cần chỉ định dùng albumin từ bác sĩ.

Bạn nên sử dụng thuốc albumin như thế nào?

Thuốc albumin thường được dùng dạng tiêm. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cho bạn ở phòng khám hoặc bệnh viện. Nếu bạn tiêm thuốc ở nhà, bạn cần tuân theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc y tế.

Bạn nên bảo quản thuốc albumin như thế nào?

Albumin có thể ổn định trong 3 năm nếu được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Chỉ định truyền albumin cho người lớn như thế nào?

Bạn được dùng liều khởi đầu 25g [dung dịch 5% hoặc 25%] truyền tĩnh mạch, lặp lại sau 15-30 phút để cơ thể có đáp ứng đủ.

Bạn không được dùng quá 250g/48 giờ.

Dung dịch albumin 25% được dùng cho các bệnh lý sau:

  • Viêm thận cấp;
  • Suy gan cấp;
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển;
  • Bỏng;
  • Giảm protein máu;
  • Chạy thận nhân tạo;
  • Sốc giảm thể tích;
  • Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh;
  • Phẫu thuật/ghép gan.

Dung dịch albumin 5% được dùng cho các bệnh lý sau:

  • Sốc giảm thể tích;
  • Giảm protein máu;
  • Bỏng;
  • Bệnh gan cấp.

Trẻ sơ sinh [dưới 28 ngày tuổi]/trẻ nhỏ: trẻ được tiêm tĩnh mạch liều 10-20 ml/kg dung dịch 5% hoặc truyền tĩnh mạch liều 500-1000 mg/kg.

Lưu ý không tiêm cho trẻ quá 250g/48 giờ hoặc quá 6g/kg mỗi ngày.

Thuốc albumin có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc có dạng dịch truyền albumin và hàm lượng 5%, 20% và 25%.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc albumin?

Cũng như những loại thuốc khác, albumin có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng này thường hiếm gặp và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn cần nói cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ dưới đây trong thời gian dùng albumin:

  • Nổi mề đay, phát ban da, ngứa, phù nề và ban đỏ;
  • Đau đầu, ớn lạnh, sốt;
  • Hạ huyết áp;
  • Buồn nôn, nôn ói và tăng tiết nước bọt;
  • Co thắt phế quản.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc albumin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc albumin bạn nên báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn bị suy tim, suy thận hoặc thiếu máu mạn tính ổn định hoặc bạn có nguy cơ bị ứ dịch;
  • Bạn đang dùng hoặc định dùng những loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng;
  • Bạn bị dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc bất kì loại thuốc hoặc thực phẩm nào;
  • Bạn dùng thuốc này cho trẻ em và người lớn tuổi;
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kì thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với albumin.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú?

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA], thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc albumin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc albumin không?

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc albumin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tiếng AnhSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

  • IPA: /æl.ˈbjuː.mən/, /ˈæl.ˌbjuː.mən/

Danh từSửa đổi

albumen [số nhiềualbumens]

  1. Lòng trắng, trứng.
  2. [Hoá học] Anbumin.
  3. [Thực vật học] Phôi nhũ, nội nhũ.

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]

Xét nghiệm Albumin trong huyết thanh, huyết tương là một trong những xét nghiệm cần thiết cho sức khỏe con người. Chỉ số này tăng cao hoặc giảm thấp có thể gợi ý cho bác sĩ đến những bệnh liên quan. Vậy mối liên hệ này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Albumin là chất gì?

Albumin [ALB] là một thành phần protein quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng số protein toàn phần của cơ thể [khoảng 58% đến 74%]. Albumin có vai trò ngăn cản chất lỏng [nước] đi ra ngoài các mạch máu, hỗ trợ duy trì ổn định áp lực thẩm thấu keo. Ngoài ra, Albumin còn là cầu nối liên kết và vận chuyển bilirubin, hormon steroid, acid béo,vitamin và thuốc đi khắp các cơ quan của cơ thể.

Hình 1 : Albumin là một protein quan trọng của cơ thể

Albumin được sản xuất từ tế bào gan do đó với những trường hợp tổn thương gan thì nồng độ albumin cũng thay đổi theo.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm Albumin đối với cơ thể

Trong cơ thể của người bình thường, nồng độ albumin dao động khoảng từ 35 đến 48 g/L. Ở trẻ nhỏ hàm lượng này có thể là 40 - 59 g/L, trẻ sơ sinh là 20 - 45 g/L. Nếu nồng độ albumin tăng hay giảm sẽ gợi ý đến các tình trạng sức khỏe khác nhau.

Chỉ số albumin tăng cao gặp trong một số trường hợp:

- Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, thiếu nước trầm trọng.

- Khi cơ thể được bổ sung quá nhiều đạm cũng dẫn đến việc tăng albumin, điển hình trong bệnh lý viêm tụy cấp.

- Người bị tiêu chảy, nôn nhiều.

Trong trường hợp này người bệnh chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống giảm bớt đạm và bổ sung nước kịp thời. Như vậy nồng độ albumin sẽ cân bằng trở lại.

Chỉ số albumin giảm thấp sẽ gợi ý gì :

Albumin giảm thấp là một dấu hiệu khá nguy hiểm và cần phải được chú ý điều chỉnh cẩn thận. Bởi nó có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm albumin, trong đó có thể kể đến như:

  • Giảm tổng hợp : Như đã nói ở trên, albumin được sản xuất từ tế bào gan. Do đó khi gan có những tổn thương đồng nghĩa với việc nồng độ albumin giảm. Chức năng gan kém dẫn đến việc tổng hợp protein và albumin kém.

Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan,...

Hình 2: Albumin có ý nghĩa lớn trong trong các bệnh lý về gan

- Mất ra ngoài theo đường thận, tiêu hóa: ngoài bệnh lý về chức năng gan thì bệnh thận cũng là một trong số những trường hợp phổ biến khiến cho albumin giảm. Khi thận gặp vấn đề, chức năng bài tiết của nó sẽ giảm. Đầu tiên điện tích màng lọc cầu thận thay đổi làm thoát một lượng nhỏ Protein, dần dần dẫn đến biến đổi kích thước lỗ lọc. Điều này khiến cho một lượng lớn albumin bị bài tiết ra ngoài thông qua nước tiểu. Lượng albumin bị mất đi lớn hơn so với lượng hấp thụ vào dẫn đến nồng độ albumin thấp.

Thường gặp trong hội chứng thận hư, bệnh thận mạn, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bỏng, chảy máu, chấn thương, dập nát,...

  • Giảm cung cấp protein: Thường gặp ở người bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn ít đạm, ăn kiêng.

  • Giảm hấp thu: Rối loạn hấp thu đường ruột,...

Trong các trường hợp này, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp ổn định lại hàm lượng albumin. Tránh không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc gì hay phương pháp điều trị gì khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.

Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, qua đó tăng cường sức khỏe đề phòng các bệnh lý gan, thận và các tình trạng suy giảm khác.

Khi một người có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như vàng da, mệt mỏi, chán ăn hoặc các biểu hiện của hội chứng thận hư như sưng vùng bụng, mắt, chân thường bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm albumin kèm theo các xét nghiệm khác. Đánh giá xem tế bào gan, thận có hoạt động tốt hay không, tìm nguyên nhân của tình trạng phù ở chân, dịch tích tụ ở khoang ổ bụng, phổi,...

Ngoài ra nồng độ albumin cũng thường xuyên được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thiếu hụt protein, chế độ ăn uống đã phù hợp hay chưa. Như vậy xét nghiệm albumin vô cùng hữu ích trong việc định hướng chẩn đoán nhiều bệnh lý. Giúp gợi ý cho các bác sĩ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị và có sự tư vấn kịp thời.

3. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm albumin

- Mẫu bệnh phẩm: huyết thanh hoặc huyết tương sẽ được sử dụng để tiến hành làm xét nghiệm albumin. Việc lấy mẫu bệnh phẩm khá đơn giản và nhanh chóng, không cần bệnh nhân phải nhịn ăn hoặc chuẩn bị nhiều trước khi lấy máu.

- Ở phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh nồng độ albumin sẽ có sự giảm so với bình thường.

- Người thiếu máu albumin cũng sẽ giảm tương đối. Bên cạnh đó sự hòa loãng máu hay cô đặc máu cũng có thể dẫn đến những sự thay đổi albumin.

- Albumin cũng bị ảnh hưởng nếu bạn đang sử dụng các thuốc: aspirin, corticosteroid, estrogen, penicillin, phenytoin, thuốc tránh thai,...

Hình 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ albumin

Xét nghiệm Albumin là một xét nghiệm thường quy và thường xuyên được sử dụng bởi ý nghĩa định hướng chẩn đoán của nó. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xét nghiệm kịp thời. Từ đó sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị hiệu quả tốt nhất.

Hình 4: Các bác sĩ chuyên gia tại MEDLATEC thăm khám tư vấn

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị chăm sóc sức khỏe luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đội ngũ các chuyên gia hàng đầu, đặc biệt là dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà 24/24 luôn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của quý khách. MEDLATEC luôn đặt tiêu chí chất lượng xét nghiệm và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Qua đó khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng các dịch vụ tại đây.

Khi đến khám, bạn có thể được hỗ trợ tối đa thanh toán bảo hiểm 100% tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ, Tết. Hãy liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 565656 của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch thăm khám xét nghiệm sớm nhất.

Video liên quan

Chủ Đề