Bảng cân đối kế toán công ty chứng khoán năm 2024

Trước khi cho ra quyết định hay chiến lược kinh doanh, hầu hết các nhà đầu tư đều phải xem xét và phân tích kỹ bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Vậy bảng cân đối kế toán là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Bảng cân đối kế toán là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính. Tóm tắt ngắn gọn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn/kế cấu tài sản sở hữu và những khoản nợ ở một thời điểm nhất định.

Về mặt hình thức, bảng cân đối kế toán là một bảng số liệu, các số liệu này thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.

Bảng cân đối kế toán

Phương trình kế toán căn bản thể hiện rằng: “Lấy những gì bạn có trừ đi những cái bạn nợ, thì đó chính là giá trị của bạn”. Các bảng cân đối kế toán đều tuân thủ theo nguyên tắc:

“Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu” hay “Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu”.

Vì vậy, bảng cân đối kế toán luôn luôn phải được cân bằng giữa tài sản và tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng tiền để mua tài sản cố định, mục “Tiền và các khoản tương đương tiền” trong bảng cân đối kế toán sẽ giảm đúng bằng lượng giá trị tăng lên của khoản “Nguyên giá tài sản cố định” và giúp cho bảng cân đối kế toán cân bằng.

Bộ tài chính đã tiến hành 3 lần thay đổi quy định hạch toán trong bảng cân đối kế toán, các quy định về hạch toán trở nên hoàn thiện hơn và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

  • Năm 2000: Quyết định 167/2000/QĐ-BTC về chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
  • Năm 2006: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp
  • Năm 2014: Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
    Bảng cân đối kế toán công ty chứng khoán năm 2024
    Mẫu bảng cân đối kế toán

Các công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều phải công bố thông tin quan trọng. Cụ thể, căn cứ theo Thông tư 96/2020/TT-BTC về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, công ty phải công bố báo cáo tài chính hàng kỳ trên trang chủ của doanh nghiệp, báo điện tử kinh tế…

  • Báo cáo tài chính quý phải được công bố trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
  • Báo cáo tài chính bán niên (6 tháng/lần) phải được kiểm toán (soát xét), và được công bố trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày kiểm toán xong, Công ty có thể gia hạn nhưng không quá 60 ngày.

Thành phần của bảng cân đối kế toán

Thường trong bảng cân đối kế toán, dù trình bày theo chiều dọc hay chiều ngang, bảng này luôn có 2 phần chính, bao gồm tài sản và nguồn vốn. Trong đó, tài sản và nguồn vốn được chia thành 4 phần nhỏ như sau:

Phần tài sản

Phần tài sản là tổng hợp toàn bộ số liệu thể hiện giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp cho đến cuối kỳ thanh toán. Những tài sản này thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và trong tất cả các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh. Trong phần tài sản bao gồm 2 phần nhỏ là: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

  • Tài sản ngắn hạn: Là tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một kỳ kinh doanh.
  • Tài sản dài hạn: Là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời hạn sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn là toàn bộ các số liệu phản ánh nguồn gốc hình thành tài sản của doanh nghiệp cho đến cuối kỳ hạch toán. Nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tính chất hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.

Theo đó, nguồn vốn gồm 2 phần chính là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp hoặc nguồn vốn góp của các cổ động ngay từ đầu hoặc bổ sung trong quá trình hoạt động. Nợ phải trả là tất cả các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, đối tác, khách hàng…

  • Nợ ngắn hạn: Là những nghĩa vụ tài chính mà công ty phải trả trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
  • Nợ dài hạn: Là các khoản nợ phải trả sau một năm hoặc trong thời gian hoạt động bình thường của công ty.

Bảng cân đối kế toán công ty chứng khoán năm 2024

Tác dụng của bảng cân đối kế toán

  • Bảng cân đối kế toán cho biết tình trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
  • Định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
  • Tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các nhà đầu tư. Qua bảng này, nhà đầu tư sẽ đánh giá được tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần, mỗi phần mang ý nghĩa khác nhau.

Ý nghĩa phần tài sản

  • Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện toàn bộ giá trị tài sản tại thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp. Những tài sản này đều thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
  • Về mặt kinh tế, phần tài sản liệt kê toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Những tài sản này tồn tại dưới dạng vật chất và phi vật chất như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vàng bạc, đá quý, các khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho…

Thông qua phần tài sản trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư có thể biết được quy mô vốn và phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó, biết được doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào việc gì, danh mục đầu tư chính hay hoạt động kinh doanh chính là gì.

Bảng cân đối kế toán công ty chứng khoán năm 2024
Ý nghĩa phần tài sản

Ý nghĩa phần nguồn vốn

  • Về mặt pháp lý, nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo. Từ đó cho biết trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp và giới hạn trách nhiệm của chủ nợ đối với các khoản nợ đó.
  • Về mặt kinh tế, nguồn vốn cho biết quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn đó đến từ nhiều nguồn như vốn góp (vốn huy động), vốn chủ sở hữu, vốn nợ… Từ đó đánh giá khái quát được mức độ tự chủ tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Nếu so với báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì bảng cân đối kế toán có phần chi tiết hơn ở các khoản chi tiêu của doanh nghiệp. Các loại báo cáo này được đặc biệt quan tâm hơn vào các cuối kỳ như cuối năm, cuối quý, cuối tháng.

SFG mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho việc tìm kiếm thông tin về bảng cân đối kế toán của các bạn. Mọi thắc mắc về tài chính, khóa học đầu tư hay cần hỗ trợ mở tài khoản chứng khoán các bạn hãy nhanh tay liên hệ tới Stock Farmer Group tại đây để được tư vấn miễn phí hoặc qua hotline: 0988531538