Bầu 3 tháng đầu ăn bún thịt nướng được không

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu không những phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mà chế độ ăn uống cũng phải khoa học.

Việc kiêng khem trong ăn uống cũng là vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sảy thai rất cao.

Nguyên nhân có thể là do mẹ bầu ăn uống không đúng cách trong giai đoạn quan trọng này. Một số loại thực phẩm không tốt cho thai nhi, thậm chí nếu ăn nhiều có thể gây sảy thai. Những loại quả có thể gây sảy thai như dứa, trứng sống, cá đóng hộp, cua. Các thực phẩm này có khả năng gây ra những cơn co và làm giãn nở cổ tử cung dù chưa đến ngày dự sinh. Vì thế khi mang thai cần tránh những thực phẩm gây sảy thai sau.

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu không những phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mà chế độ ăn uống cũng phải khoa học.

1. Vừng 1 trong những thực phẩm dứng đầu mẹ bầu nên tránh

Mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều vừng khi mang thai dù đây là loại hạt rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là không nên trộn vừng cùng mật ong vì có thể gây sảy thai.

2. Nước lô hội

Nước lô hội có tác dụng thần kỳ với làn da, mái tóc và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh uống nước lô hội, hạn chế ăn chè lô hội, sữa chua lô hội hay các sản phẩm khác từ lô hội. Chất trong lô hội có thể khiến khung chậu bị tổn thương, chảy máu dẫn đến sảy thai.

3. Dứa

Ăn dứa hoặc uống nước dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ đều làm tăng nguy cơ sảy thai. Trong dứa có một chất gọi là bromelain – có khả năng gây nên những cơn co. Vì thế tốt nhất mẹ bầu không nên ăn loại quả này.

4. Cua biển cũng là 1 lọai thực phẩm các mẹ nên tránh khi mang bầu vào thời kỳ đầu

Bên cạnh hương vị thơm ngon, cua biển còn giàu canxi, protein và các khoáng chất khác. Tuy nhiên mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu lại không nên ăn cua biển vì có thể khiến tử cung co, gây chảy máu hoặc sảy thai

5. Gan động vật

Gan động vật chứa nhiều vitamin A nhưng lại không tốt cho bà bầu. Mọi người lại thường có thói quen xào gan với giá đỗ nên càng tăng thêm độc tố trong món ăn. Tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn món ăn này trong thực đơn của bà bầu. Ngay cả người bình thường cũng nên hạn chế ăn.

6. Đu đủ

Đu đủ dù là đu đủ xanh hay chín đều là thực phẩm bà bầu cần tránh tuyệt đối.

Đu đủ dù là đu đủ xanh hay chín đều là thực phẩm bà bầu cần tránh tuyệt đối. Trong đu đủ có các enzym có thể gây sảy thai.

7. Sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như sữa, phô mai có chứa vi khuẩn có tên Listeria, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trong thịt gia cầm và hải sản chưa nấu chín. Vì vậy, chỉ nên ăn thức ăn đã nấu chín.

8. Nhãn, vải

Nhãn, vải là loại trái cây khá phổ biến vào mùa hè, được nhiều chị em phụ nữ yêu thích vì hương vị ngọt ngon đặc trưng của nó, không những thế nó còn là nguyên liệu để bạn chế biến nên những món ăn thơm ngon hấp dẫn như chè long nhãn, … Tuy nhiên, đây lại cũng là những loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bởi vì trong thời gian mang thai, bạn sẽ gặp phải hiện tượng “nóng trong người”, nếu ăn nhiều nhãn, vải là hai loại trái cây có tính nóng thì triệu chứng “nóng trong người” sẽ càng nguy hiểm hơn dẫn đến tình trạng động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, có thể gây sảy thai.

9. Cà phê làm tăng nguy cơ gây sảy thai

Cà phê mặc dù sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn, minh mẩn hơn tuy nhiên nó lại không hoàn toàn phù hợp với phụ nữ mang thai đâu nhé, bên cạnh hàm lượng caffein có trong cà phê sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm rối loạn quá trình phát triển tự nhiên của thai nhi thì cà phê còn là thực phẩm gây sảy thai khá phổ biến mà không phải ai cũng biết, chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, trong thời kỳ mang thai mẹ bầu không nên uống cà phê và các loại thực phẩm có chứa caffein khác nhé.

10. Khoai tây mọc mầm xanh gây sảy thai cho mẹ bầu

Đây là thực phẩm không chỉ mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn vì nó rất độc và gây hại nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt chất solanin có trong khoai tây mọc mầm xanh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai cho mẹ bầu nữa đấy, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa và cẩn thận khi sử dụng những thức ăn chế biến sẵn từ nguyên liệu khoai tây nhé.

11. Rau sam tốt cho sức khỏe nhưng gây sảy thai

Từ lâu rau sam đã nổi tiếng là thần dược của sức khỏe, nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ giun cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên đây lại là thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, chính điều làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

12. Rau ngót là thực phẩm cuối cùng trong danh sách mẹ bầu nên tránh

Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30 mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Năm 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

nguồn theo phụ nữ today

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đồ nướng khi mang thai, miễn là những món ăn đó được chế biến cẩn thận và chín kỹ. Nếu món nướng không được nấu chín đúng cách, các vi khuẩn có hại hoặc ký sinh trùng có thể phát triển và tấn công vào hệ miễn dịch yếu ớt của mẹ bầu, khiến chị em dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Mặc dù ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella, E. coli hoặc campylobacter không có khả năng gây hại cho thai nhi nhưng vẫn khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, nôn ói và co thắt dạ dày. Tuy hiếm gặp nhưng nếu bị ngộ độc do nhiễm toxoplasmosis – một loại ký sinh trùng có trong thịt sống hoặc chưa nấu chín cũng có thể dẫn đến tình trạng sảy thai vô cùng nguy hiểm.

>>> Đọc thêm: Bà bầu ăn cháo nhiều có tốt không và lời giải cho mẹ

Bà bầu ăn đồ nướng có lợi ích gì?

Nếu đã biết rõ bà bầu có nên ăn món nướng rồi thì đừng bỏ qua 3 lợi ích tuyệt vời của món ăn này dành cho mẹ bầu nhé.

1. Nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào

Không thể phủ nhận các món nướng đều có vị thơm ngon khó cưỡng nhưng mặt khác, giá trị dinh dưỡng cũng “không phải dạng vừa”. Vì là “nướng” nên hầu như các dưỡng chất trên món ăn đều được giữ lại nguyên vẹn, đặc biệt là protein có trong thịt bò, heo, gà nướng. Do đó, nếu còn phân vân bà bầu có nên ăn thịt nướng không thì chị em đã rõ rồi đấy.

Ngoài ra, món nướng còn bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Chất xơ, sắt và magie trong rau củ nướng sẽ hỗ trợ mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu, chuột rút, táo bón.

2. Bà bầu có nên ăn đồ nướng? Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Bà bầu có ăn đồ nướng được không? Mẹ bầu luôn phải cung cấp cho cơ thể một lượng chất béo vừa đủ, không quá nhiều và không quá ít. Bổ sung quá nhiều chất béo có thể khiến mẹ gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ và khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh nở, vậy nên đồ nướng cũng có thể được coi là lựa chọn lành mạnh cho mẹ.

Thực tế là các món nướng sẽ loại bỏ phần lớn chất béo của thực phẩm trong quá trình nướng, lượng hấp thụ vào cơ thể sẽ rất ít. Vì vậy, sử dụng thịt nướng sẽ giúp mẹ duy trì cân nặng hợp lý mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất.

Mới có thai không nên ăn gì?

Đầu tiên Mẹ Bé Đan xin chúc mừng bạn đã được thăng chức và bước vào hành trình vô cùng thiêng liêng của người phụ nữ.

Hành trình này bắt đầu bằng những câu hỏi:

Bầu kiêng ăn gì?

Tuyệt đối bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Mình tin chắc một điều rằng,

Bạn đã biết bà bầu không được ăn rau ngót. Nhưng vẫn còn tới 21 loại đồ ăn khác mới bầu không nên ăn liệu bạn đã biết chưa?

Chỉ một chút sơ sẩy, lỡ ăn phải món mà bà bầu không được ăn, hậu quả thực sự rất nghiêm trọng.

Có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh, con phát triển không tốt, động thai ….

Có kiêng có lành”. Mình muốn bạn hãy đọc thật kỹ những gì mình viết ra dưới dây.

Những điều này được đúc kết lại sau 40 tuần mang thai của mình với sự tư vấn của:

  • Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ [chị mình khám thai và sinh ở đây được tư vấn rất kỹ]
  • Thầy thuốc gia truyền người gốc Chăm [ bốc thuốc cho vợ chồng mình trước khi có thai]
  • Bà Thầy Lang [người nâng thai khi mình bị sệ thai ở tháng thứ 4]

Tham khảo thêm từ 2 trang chuyên sức khỏe healthline.com và medicalnewstoday.com

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bà bầu không được ăn đu đủ xanh?

Người lớn thường trả lời ăn vào bị sẩy thai hay người xưa bảo không được ăn.

Mình chấp nhận nhưng chưa thỏa mãn với câu trả lời đó. Nên đã tìm hiểu kỹ hơn về các nghiên cứu khoa học để có được câu trả lời thuyết phục hơn.

Mình biết, phải nhịn ăn một món khoái khẩu khá khó khăn.

Hy vọng những phát hiện và kinh nghiệm mang thai Mẹ Bé Đan chia sẻ.

Giúp bạn tin tự hơn trong việc ăn uống khi mang thai, giúp em bé phát triển khỏe mạnh và đầy đủ.

Mới có thai không nên ăn gì? lỡ ăn rồi thì sao?

Nếu lỡ bạn đã ăn phải một trong số thức ăn mình liệt kê dưới đây. Thì cũng đừng quá lo lắng.

Cái gì cũng có một giới hạn cho phép. Chỉ cần bạn chưa ăn quá nhiều.

Sau khi biết được bà bầu kiêng ăn gì. Bạn hãy kiêng đúng những thứ đó.

Mọi chuyện vẫn tốt đẹp như chưa có gì.

Dánh sách những món bà bầu không nên ăn được mình xếp vào 5 nhóm:

  • Các loại rau củ
  • Các loại hải sản
  • Hoa quả
  • Các loại thịt
  • Đồ ăn vặt

Có món tuyệt đối kiêng trong 3 tháng đầu, có món bạn sẽ ăn được ở những tháng tiếp theo. Mình có ghi chú chi tiết trong bài.

Chúng ta hãy bắt đầu tìm câu trả lời cho “mới có thai không nên ăn gì?

Có thể bạn quan tâm: Cách uống ngũ cốc cho bà bầu 3 tháng đầu giúp giảm nghén

Những loại rau bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu

Bên cạnh những loại rau tốt cho bà bà bầu cung cấp các vitamin C, D thì cũng có những loại rau bà bầu không được ăn.

Sau đây là câu trả lời cho “bầu kiêng ăn rau gì“, “bà bầu không nên ăn rau gì

1. Mới có thai không được ăn Rau ngót

Loại rau này bắt buộc bà bầu không được ăn trong suốt quá trình mang thai cho đến lúc sinh.

Người ta tìm thấy chất papaverin có trong rau ngót sống, cũng là chất kích thích được tìm thấy trong cây thuốc phiện.

Rau ngót hay rau bồ ngót chỉ mọc ở vùng nhiệt đới Á Châu có thể vì vậy mà chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh ăn rau ngót sẽ gây sảy thai.

Tuy nhiên có một số tài liệu khuyến cáo:

“Không dùng papaverin cho người có thai” – Dược thư quốc gia Việt Nam

“Rau ngót có tác dụng co bóp cổ tử cung nên bà bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ không được ăn.” – Lương y Vũ Quốc Trung.

2. Củ cải trắng [Không được ăn sống]

Tới tháng thứ 4 của thai kỳ, khi đi khám tụt dây chằng bụng mình mới biết là không được ăn củ cải trắng.

Bà Thầy Lang [nữ thầy thuốc gia truyền tên Lang] nói do củ cái có tính hàn, ăn vào khiến bụng lạnh và làm cho thai nhi dễ bị tụt hơn.

Có thể vì mình đang bị nên Bà mới dặn kỹ về cũ cải trắng. Chứ trước giờ có ai nói tới đâu.

Tìm hiểu kỹ hơn thì mình phát hiện ăn nhiều củ cải trắng có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Gây ra các triệu chứng như: Nôn, chuột rút bụng, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, đau đầu và đi cầu ra máu.

Tình trạng này có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Nguy hiểm hơn vi khuẩn salmonella dẫn đến sốt thương hàn, một căn bệnh gây tử vong phổ biến ở các nước đang phát triển.

Tác hại tương tự như củ cải trắng đó là

3. Giá đỗ sống [Không được ăn sống]

Phụ nữ mang thai không nên ăn giá sống.

Môi trường ẩm ướt cần có của hạt giống để bắt đầu nảy mầm là lý tưởng cho các loại vi khuẩn Salmonella sinh sôi nảy nở.

Và bạn không hề biết.

Chúng gần như không thể rửa sạch bằng nước.

Bạn nên lưu ý ở những bữa ăn sáng, chúng ta hay ăn bún bò. Thường trong rau sống luôn có giá, hãy yêu cầu chủ quán trụng qua hoặc bạn tự loại bỏ giá ra khỏi đĩa rau nhé!

Tương tự giá là các loại rau mầm khác. Bà bầu nên kiêng ăn nhé!

4. Rau răm [không được ăn]

Không được ăn cho tới khi sinh. Đây là mình được dặn dò như vậy nên tuân thủ.

Thực tế, mình không thể tìm thấy được bất cứ tài liệu nào nói đến việc ăn rau răm gây sẩy thai.

Có lẽ vì đây là loại rau chỉ được dùng ở Đông Nam Á, không phổ biến chút nào. Nên chưa ai nghiên cứu.

Nếu bầu lỡ ăn rau răm trong giai đoạn mang thai này cũng đừng quá lo lắng nhé!

Hãy cùng Mẹ Bé Đan tìm hiểu thêm xem mới có thai không nên ăn gì nữa, để hạn chế, kiêng bớt cho để em bé an toàn ở 3 tháng đầu.

5. Rau má [kiêng 3 tháng đầu]

Đông y hay y học cổ truyền có vẻ quá bí ẩn cho đến ngày nay.

Mình chắc chắn việc không nên ăn rau má được các thầy đông y khuyên vì nó có tính hàn dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Tuy nhiên không tìm thấy cụ thể được dược tính nào trong rau má gây ra vấn đề đó.

Lại một loại rau không có câu trả lời thích đáng nhưng chúng ta vẫn nên kiêng khi mới mang thai 3 tháng đầu.

Những loại quả bà bầu không nên ăn

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn quả gì là một câu hỏi quan trọng. Ai cũng nghĩ trái cây sẽ tốt nhưng vẫn có những loại bạn cần kiêng ngay từ lúc mới mang thai.

6. Mới có thai không uống Nước Dừa [kiêng tới tháng thứ 4 và hỏi ý kiến bác sĩ]

Uống nước dừa giúp con sinh ra trắng hơn, điều này chỉ là sự truyền miệng với nhau mà thôi. Thực tế chưa thấy ai chứng minh cả.

Quan trọng hơn, người ta khuyên uống nước dừa vì lý do hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta sẽ nói về nó ở một bài viết khác.

Mình bị cấm uống nước dừa vào tháng thứ 4,

Bà Thầy Lang nói: “Người khác thì uống được rồi nhưng riêng con thì không”. Vậy là thôi mình nhịn luôn cho đến tuần 39 của thai kỳ mới uống.

Thai bị tuột nên thật sự mình phải kiêng rất nhiều.

Sau 3 tháng đầu bà bầu đã uống được nước dừa, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ thêm. Vì nước dừa bên cạnh tăng lượng nước ối và cung cấp khoáng chất cho cơ thể.

Nó còn làm thai nhi dễ bị tụt xuống hơn do có tác dụng làm mềm yếu gân và cơ, nặng là sẽ phải sinh sớm tùy theo cơ địa mỗi người.

7. Dưa hấu [không được ăn]

Có 2 lý do để bạn hoàn toàn loại bỏ dưa hấu ra khỏi thực đơn hàng ngày cho bà bầu.

  • Thứ nhất: Bác sĩ BV Từ Dũ dặn như vậy.
  • Thứ hai: Có thể bạn không biết, mình dám chắc 80% dưa hấu trên thị trường đều bị tiêm thuốc.

Nếu bạn từng ăn dưa hấu ở thời điểm những năm 2000 bạn sẽ thấy vị ngọt của nó khác hoàn toàn so với bây giờ.

Cái hồi mà đi học về có 500đ mua 1 miếng dưa hấu để ăn ý.

Rồi sau đó mấy năm, mình không nhớ chính xác, Việt Nam xuất hiện ca tử vong đầu tiên vì ăn dưa hấu và hàng loạt bệnh nhân ngộ độc phải nhập viện. Thời sự VTV có đưa tin tức này.

Chỉ vậy thôi là đủ lý do để bầu kiêng ăn dưa hấu rồi nhé!

8. Quả thơm/dứa [không được ăn đến khi sắp đẻ]

Trong quả dứa có chưa nhiều Bromelain được sử dụng như một chất hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm xương khớp và để giảm đau nhức ở cơ bắp.

Nhưng nó lại có một số tác dụng phụ không tốt cho phụ nữ mang thai:

  • Gây bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng hơn bình thường
  • Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kháng sinh của cơ thể.

Và một tác dụng khác là làm mềm thịt.

Có lẽ đây là lý do mà dân gian khuyên trước ngày sanh nên ăn vài quả dứa cho dễ đẻ. Ăn dứa làm mềm cổ tử cung.

Ai muốn sinh thường không ăn dao có thể áp dụng giải pháp này.

9. Mướp đắng/ khổ qua [không được ăn]

Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng thiếu men favism khi ăn mướp đắng.

Favism là sự phá hủy các tế bào hồng cầu, xảy ra do một phân tử có mặt trong quả mướp đắng. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và hậu quả tai hại cho thai kỳ của bạn.

Ngoài ra trong mướp đắng có chứa các phân tử như quinine, momordica và glycoside. Những chất này có thể gây độc cho cơ thể, dẫn đến đau ruột, các vấn đề về thị lực, nôn mửa, mệt mỏi, mệt mỏi cơ bắp, buồn nôn.

Bác sĩ nào cũng sẽ khuyên bà bầu nên kiêng khổ qua.

10. Mới có thai không được ăn Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa papain gây co bóp tử cung. Và một số enzyme khác gây ra tình trạng phù nề, gây xuất huyết nhau thai, dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.

Ngoài ra prostaglandin và oxytocin trong đu đủ xanh kích thích sự co bóp tử cung, cần thiết cho quá trình sinh nở tự nhiên.

Do đó, nếu cơ thể bà bầu ăn nhiều đủ đủ xanh sẽ dẫn đến tình trạng sinh non.

Ngược lại với đủ đủ xanh,

Đu đủ chín lại là hoa quả tốt cho bà bầu. Đây là nguồn dinh dưỡng cho bà bầu tự nhiên và lành mạnh:

  • Beta-caroten
  • Choline
  • Chất xơ
  • Folate
  • Kali
  • Vitamin A, B và C

Đặc biệt nhất chính là Beta-caroten, đây là chất tiền vitamin A [đọc xuống phía dưới bạn sẽ thấy rõ tại sao chất này lại quan trọng]

11. Nha đam [Không được uống]

Mình có thói quen nấu nước nha đam hạt chia cả nhà cùng uống giải khác. Thói quen đó làm mình dính hậu quả liền.

Uống vào khiến bạn bị co thắt cổ tử cung. Đau.

Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam.

Loại cây này có thể gây co thắt tử cung và làm ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ của bạn. Nha đam còn làm giảm lượng đường trong máu và điều này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa trong nha đam chưa chất anthraquinon có tác dụng xổ mạnh. Rất nguy hiểm với mẹ bầu.

Mới có thai không nên ăn gì nữa?

Còn hơn 10 món bà bầu không nên ăn nữa,

Tiếp tục nhé.

Mới có thai nên kiêng ăn hải sản

Nguyên nhân là do trong hải sản chứa thủy ngân, một chất cực độc.

Sau đây là một số loại hải sản mẹ bầu nên kiêng vì chứa hàm lượng thủy ngân cao.

12. Mực [kiêng 3 tháng đầu]

Mực không phải là loại có hàm lượng thủy ngân cao nhất, nhưng nó thường được ăn nhất nên mình xếp nó đầu tiên.

Theo số liệu thống kê của FDA Hoa Kỳ  mực chứa khoảng 0,023 ppm thủy ngân.

Ít hơn nhiều so với các loài khác như

  • Cá ngừ: 0,689 ppm
  • Cá thu: 0,730 ppm,
  • Cua biển: 0,065 ppm,
  • Tôm hùm: 0.107 ppm,
  • Cá hồi: 0,071 ppm
  • Tôm càng xanh: 0,035 ppm
  • Hàu: 0,012 ppm

Theo một nghiên cứu của Đại học Bari Aldo Moro, Ý thì cá lớn hơn và sống lâu hơn chứa nhiều thủy ngân hơn.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, là quá trình hình thành và phát triển các bộ phận của bé. Do đó, phụ nữ mới mang thai luôn được khuyên hạn chế tối đa ăn hải sản.

Nó có thể gây ngộ độc cho hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Gây ra vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn phát triển ở thai nhi.

Một giải pháp khác, để thai nhi vẫn được cung cấp đủ axit béo và omega-3.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn nhiều hạt dinh dưỡng hơn trong giai đoạn này như: Ăn hạt óc chó, Macca, hạnh nhân hay uống ngũ cốc.

Có thể bạn muốn biết: 5 loại hạt tốt cho bà bầu

13. Các loại mắm/ đồ muối chua [Không được ăn]

Phương tây người ta không có mấy món này nên họ không nhắc tới việc có bầu nên kiêng ăn chúng không.

Việt Nam mình nổi tiếng với nhiều loại mắm: mắm cái, mắm tép, mắm tôm, mắm ruốc….

Các loại củ muối chua: Cải muối, cà pháo, rau muống chua ngọt …

Nhà mình thì lúc nào cũng có một hũ kim chi để ăn với mì tôm hoặc thịt nướng. Nhưng khi mang thai thì đã dẹp hẳn luôn.

Những loại thực phẩm này chứa rất rất nhiều các loại vi khuẩn, người bình thường có thể không sao nhưng với thai nhi chưa ai biết được thế nào.

Mình được Bà Thầy Lang dặn tuyệt đối không ăn.

Bạn cũng nên như vậy!

FAQ: Mới có thai không nên ăn gì?

Không. Dưa mắm, dưa muối cũng như các loại mắm không đảm bảo vệ sinh có thể xuất hiện hiện tượng đau bụng, táo bón. Hoàn toàn không tốt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Hạn chế tối đa bạn nha, vì lâu thái đặc trưng là cay, có nhiều loại mắm và có cả mực nữa. Toàn mấy món mới có thai không nên ăn thôi.

14. Cá sống và động vật có vỏ

Sau 3 tháng đầu, bà bầu không cần phải kiêng hải sản nữa.

Tuy nhiên, mọi thứ luôn cần được nấu chín.

Có nhiều bạn thích ăn sushi, sasimi hay hàu chấm bù tạc. Điều này rất nguy hiểm vì.

Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn Listeria . Trên thực tế, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Listeria cao gấp 20 lần so với người bình thường.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC

Listeria có thể được truyền cho em bé chưa sinh qua nhau thai, ngay cả khi người mẹ không có dấu hiệu bị bệnh.

Điều này có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bầu 3 tháng đầu không nên ăn các loại thịt sau

Mới có thai không nên ăn gì?

Không nên ăn thịt ư?

Nghe có vẻ hoang đường.

Thực tế vẫn có những loại thịt nằm trong thực đơn hằng ngày của bà bầu rất thường xuyên ăn mà chúng ta vô tình không biết.

15. Thịt chưa chín và thịt chế biến

Bầu ăn thịt bò được không?

Tất nhiên là được, tuy nhiên 3 tháng đầu bàu bầu ăn thịt bò cần tránh thịt chưa chín.

Cụ thể hơn có thể là thịt bò tái hoặc thịt nướng đôi khi chưa được chín.

Thịt chế biến là các loại thịt nguội, xúc xích, pate.

Tương tự cá sống, ăn thịt chưa được nấu chín làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma , E. coli , Listeria và Salmonella.

Những vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi có thể dẫn đến thai chết lưu, bệnh về thần kinh, khuyết tật, mù lòa và động kinh.

Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm [NCID] đã có kết luận về vấn đề này.

Thịt nguội, xúc xích và pate đôi khi chúng ta sẽ vô tình ăn phải khi ăn bánh mì.

Từ tháng thứ 5 trở đi thật sự là mình đã ăn rất nhiều bánh mì [trung bình 5 ổ/tuần]. Nhưng mình biết nguồn gốc của bánh mì mình ăn là sạch và các loại thịt là an toàn.

Bà bầu những tháng sau cũng có thể ăn nhưng phải đảm bảo chúng sạch và an toàn.

Tương tự với sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng thì phụ nữ có thai cũng không được uống.

16. Trứng sống [không được ăn]

Mới có thai không ăn trứng sống, nhiều bạn thích ăn trứng hồng đào lưu ý nhé.

Cụ thể một số thực phẩm có trứng sống như:

  • Trứng ốp la chưa chín
  • Trứng luộc hồng đào
  • Trứng chần hoặc chiên nhẹ
  • Các loại sốt có trứng
  • Salad
  • Kem tự làm và bánh kem [nếu bạn từng làm bánh thì chắn chắc biết trứng ở đây chưa được nấu chín]

Hãy luôn đảm bảo trứng bạn ăn được nấu chín hoàn toàn.

Vì đã có nhiều trường hợp nhiễm trùng gây ra chuột rút trong tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

Tuy nhiên,

Trứng là một loại siêu thực phẩm, nhất là đối với mẹ bầu. Nên không thể loại bỏ trứng ra khỏi chế độ ăn được.

Nó vừa có mặt trong mọi chế độ ăn healthy và trong cả bộ đôi câu hỏi “mới có bầu nên ăn gì và không nên ăn gì

Nên hãy luôn ăn trứng chín.

17. Thịt nội tạng [ăn hạn chế]

Lòng gà sao miếng, lẩu tim heo, bò.

Chắc hẳn đây là món khoái khẩu của nhiều người. Và thịt nội tạng cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.

Tuy nhiên,

Chúng có rất nhiều vitamin A [được tạo sẵn] – có nguồn gốc từ động vật, được khuyến cáo không dùng trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai ăn nhiều có thể bị ngộ độc vitamin A, cùng với nồng độ đồng cao bất thường dẫn đến di tật bẩm sinh và nhiễm độc gan.

Do đó, bà bầu nên kiêng ăn thịt nội tạng và chỉ nên ăn nhiều nhất 1 tuần/ lần.

FAQ: Mới có thai không nên ăn gì?

Bầu ăn được thịt nai nhé! Nhưng bạn nên nhớ là ăn thịt đã được nấu chín. Không ăn thịt sống nhất là thịt nai nướng chưa chín.

Ăn được. Nhưng luôn nhớ quy tắc phải ăn thịt chín, các loại lẩu bầu nên ăn tốt hơn hết hãy tự nấu ở nhà để đảm bảo nguyên liệu đầu vào an toàn.

Chắn chắn là được rồi. Bánh canh cá lóc, bánh canh gà toàn là những món ăn sáng phổ biến mà, không ăn thì còn lại được mấy món để ăn đâu.

Ăn được chứ. Bạn có thể ăn thịt nướng trong thời gian mang thai miễn là thịt đã được chế biến cẩn thận, chín kỹ.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn mà lại hay ăn nhất

Những món dưới dây thường gây ra tình trạng tăng cân quá nhiều, tiểu đường thai kì.

Hãy đọc kỹ nó và đừng bao giờ đụng đến nhé!

18. Đồ đóng hộp [không được ăn]

Trên thị trường 99% đồ đóng hộp có chứa chất bảo quản.

Nghe tới có chất bảo quản thì bà bầu nào cũng biết phải tự tránh xa mà không cần nói chi tiết thêm nữa.

Ví dụ:

Bánh bao trong siêu thị là có chất bảo quản. Hồi mình hay ăn không để ý đến khi bầu đi mua xem kỹ hơn mới biết bánh bao có chất bảo quản.

19. Thực phẩm chế biến sẵn [Hạn chế]

Nếu là Mẹ Bé Đan trong trường hợp này.

Hỏi: Mới có thai không nên ăn gì?

Thưa: 100% không ăn các thực phẩm chế biến sẵn nhé mọi người!

Cơ bản đây là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe con người. Không chỉ riêng mẹ bầu đâu nha.

Cụ thể

  • Đồ uống có đường, các loại nước ngọt
  • Bánh pizza hay các loại thức ăn nhanh khác, chúng chủ yếu làm từ ngũ cốc tinh chế.
  • Nước ép trái cây. Hơi vô lý nhưng trong 1 ly nước ép có quá nhiều đường.
  • Ngũ cốc chế biến sẵn
  • Đồ chiên, nướng như là khoai tây chiên chẳn hạn.
  • Bánh quy, bánh ngọt
  • Kem và kẹo

Nguyên nhân không được ăn những loại này là chúng chứa nhiều đường chất béo bổ xung. Hoàn toàn không tốt cho mẹ và bé.

Thói quen ăn vặt từ khi chưa mang thai vẫn kéo dài đến bây giờ thì bạn cần bỏ đi những món kể trên.

Nếu không muốn bị tăng cân quá nhiều nặng hơn là bị tiểu đường thai kỳ.

Thay vào đó hãy chọn những món ăn vặt tốt cho bà bầu.

20. Rượu [kiêng không uống]

Cái vụ rượu bia này dễ bị lắm nè. Mình có mấy đứa bạn , thả miết không dính bầu, buồn quá rủ mình đi nhậu, đâu 1-2 hôm sau nhắn mình.

2 vạch rồi.

Nên mọi người đang trong giai đoạn thả nên hạn chế vụ bia rượu này nhé! Đọc tới đây là bạn cũng biết gần hết mới dính bầu không nên ăn gì rồi đó.

Đọc tiếp luôn nhé!

Bà bầu không nên uống rượu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non và thai chết lưu cao nhất.

Nếu không thì thai nhi bị dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh đều này.

Và thực tế mình thấy rất rất nhiều rồi. Hoàn toàn không nên nhé!

Tuy nhiên sau 3 tháng đầu mẹ có thể uống một ít bia. Mà bây giờ bia giả tràn lang tốt nhất đừng uống.

Mình nhịn 9 tháng 10 ngày vẫn được đấy thôi.

21. Đồ uống chứa Caffeine [Hạn chế]

Dạo này thấy dấy lên phong trào uống trà hoa thảo mộc này kia. Đừng thấy người ta quảng cáo hay ho mà mua về uống.

Trong trà có chứa caffeine.

Và,

Thảo mộc tức là thảo dược tức là có dược tố. Mà đã là dược tố thì 50/50 nhé! Người ta chỉ quảng cáo cái tốt còn cái tác dụng phụ có khi họ cũng không biết.

Ví dụ:

Trà hoa nhài – đây cũng được xem là một loại trà hoa thảo mộc, tuy nhiên bầu khồng được uống.

Nếu bạn đang uống loại này nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Lượng caffeine cao trong thai kỳ đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ bé nhẹ cân.

Mấy bạn ăn nhiều mà con không tăng cân thì lưu ý chỗ này.

Caffeine được hấp thụ rất nhanh, dễ dàng đi vào nhau thai và thai nhi.

Bởi vì trẻ sơ sinh và nhau thai không có enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine, do đó mà caffeine sẽ bị tích tụ lại.

Lâu lâu thèm quá thì uống 1 ly café, trà sữa vẫn được nhé! Nó không vượt quá giới hạn cho phép 200mg mỗi ngày.

Kết Luận

Phụ nữ 3 tháng đầu mới có thai không nên ăn gì, cần chú ý những gì mình đã liệt kê ở trên. Đó là tất cả những gì bạn cần kiêng bớt, hạn chế bớt. Nếu được thì không nên ăn luôn.

Người ta nói mang thai cần có chế độ ăn lành mạnh hơn, phổ biến hơn, mà thấy cái gì cũng bảo nên kiêng thì biết ăn cái gì bây giờ.

Đừng lo lắng, có vô số thứ vô cùng bổ dưỡng mà bà bầu có thể thêm vào thực đơn hằng ngày. Mẹ Bé Đan liệt kê dần ra ngay ở đây:

Cuối cùng, chúc bạn và em bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Bạn còn biết mới có thai không nên ăn gì nữa không?

Hãy giúp mình để lại bình luận nhé!

Video liên quan

Chủ Đề