Bột sắn dây có tác dụng như thế nào năm 2024

Bột sắn dây được chế biến từ cây sắn dây và dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Bột sắn dây là loại thực phẩm vừa được dùng để pha thành thức uống, vừa được nấu chín để ăn như món chè, soup. Vậy uống bột sắn dây có tác dụng gì?

Tác dụng của bột sắn dây

Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí; thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu....

Tinh bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể: Hạ nhiệt, chữa sốt nóng, viêm họng, mẩn ngứa, kích thích tiêu hóa.

Bột sắn dây có tác dụng như thế nào năm 2024

Uống bột sắn dây có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Uống bột sắn dây có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng phổ biến của sắn dây khi uống được đăng tải trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:

Chữa sốt, nhức đầu do cảm nắng: Pha bột sắn dây với nước sôi, thêm chút đường hoặc đậu ván đã giã nát uống trong ngày.

Chữa ngộ độc thực phẩm: Pha bột sắn dây hoặc dùng củ sắn dây tươi với ngó sen tươi đã giã nát, vắt lấy nước uống.

Chữa ngộ độc rượu: Chữa ngộ độc rượu dùng hoa của cây sắn dây cùng với các vị thuốc nam khác như hoàng liên, hoạt thạch, cam thảo, tất cả được tán thành bột và trộn với nước để thành viên. Hoặc cũng có thể nấu thành nước mát uống.

Báo Lao động cũng dẫn nguồn Healthline cho biết, sử dụng bột sắn dây hàng ngày sẽ không lo bị béo phì mà ngược lại còn giúp điều chỉnh huyết áp để từ đó, máu sẽ được lưu thông tốt cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch.

Chưa hết, sử dụng bột sắn dây cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế protein xấu là PTP1B – một loại protein gây nên các bệnh về tiểu đường hay làm suy yếu hoạt động của tim.

Bên cạnh đó, trong bột sắn dây cũng có chứa Isoorientin. Đây là hợp chất có khả năng chống oxy hóa cũng như cải thiện khả năng phục hồi. Những lợi ích trên cũng sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại những bệnh viêm nhiễm, đồng thời khiến các vết thương bị viêm mau chóng lành hơn.

Với cặp đôi chống viêm cùng chống oxy hóa trong bột sắn dây, chúng cũng mang lại kết quả giúp bảo vệ não bộ, tránh nguy cơ suy giảm nhận thức cũng như tình trạng não hoạt động kém hiệu quả. Đặc biệt khi sử dụng bột sắn dây cũng giúp hỗ trợ trong quá trình phục hồi chấn thương sọ não hay giảm nguy cơ đột quỵ.

Bên trong bột sắn dây cũng chứa phytoestrogen - hợp chất thực vật tác dụng khá tương đồng với estrogen nhằm tăng khả năng điều hòa nội tiết tố, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở thời kỳ mãn kinh đối với phụ nữ.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Uống bột sắn dây có tác dụng gì? rồi phải không.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bột sắn dây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất, được chiết xuất từ củ cây sắn dây (Radix Puerariae). Đây là một món quà tuyệt vời mà Mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.

Trong bột sắn dây chứa khoảng 60% là tinh bột protein, 40% còn lại là một số hoạt chất thuộc nhóm isoflavonoid: puerarin, puerosid A, puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene, trong đó:

Puerarin: Chỉ tồn tại duy nhất trong bột sắn dây, có tác dụng chữa đau đầu, ù tai,...

Isoflavonoid: Tăng sắc tố da, trị nám, chống oxy hóa...

Daidzein: Hợp chất kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, rôm sảy..., có khả năng kháng các tế bào ung thư,...

Theo y học hiện đại, tinh bột sắn dây thường dùng để pha trực tiếp với nước hoặc kết hợp với một vài vị thuốc đông y giúp cho cơ thể: Hạ nhiệt; cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim;

Làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu; Hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim; Ức chế ngưng tập tiểu cầu; Giải độc, bảo hộ tế bào gan; Chống oxy hóa, lão hóa và ung thư; Dự phòng tích cực tình trạng nhiễm vi rút đường hô hấp; Nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu oxy; Tăng cường khả năng ghi nhớ.

Không chỉ vậy, tinh bột sắn dây hiện nay còn được rất nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho da trắng trẻo và mịn màng.

Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí, thường được dùng để chữa sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng đau…

Một số cách dùng cụ thể:

- Đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Dùng bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

- Chữa cảm, nôn, đau đầu ở trẻ nhỏ do bị cảm, gió: Nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát, cho trẻ ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những vùng bị ngứa.

- Vùng ngực và bụng cảm thấy nóng cồn cào, khát nước: Lấy 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn từ 3 - 5 ngày.

- Chữa kiết lỵ do nhiệt: Để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và chia ăn 2 - 3 lần trongngày.

- Chữa viêm họng: Bột sắn dây giúp cơ thể kháng viêm và ức chế một số vi khuẩn có hại. Vì thế, nếu bị viêm họng, bạn có thể lấy 10-15g bột pha nước nóng để uống. Sau vài ngày, triệu chứng viêm họng sẽ chấm dứt hoàn toàn.

- Chữa ngộ độc rượu: Hòa tan bột sắn dây với một chút đường, có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.

- Chống ngứa do mồ hôi: Trộn đều bột sắn dây 5g, hoạt thạch 20g, thiên hoa phấn 5g, sau đó rắc lên những nơi ẩm ngứa.

- Cảm nắng, nhức đầu, sốt nóng: Lấy khoảng 12g bột sắn dây hòa vào nước cùng với một chút đường để uống.

Dùng không đúng dễ nguy hiểm

Bác sĩ Toàn nhấn mạnh để uống bột sắn dây hiệu quả tốt nhất, trước tiên phải biết chọn mua tinh bột sắn dây ta (loại giống của Việt Nam, hay gọi là sắn dây ta, tuy trồng tốn diện tích và năng suất thấp) hơn là mua bột sắn dây giống Ấn Độ và Trung Quốc.

Cách phân biệt bằng mắt thường: Nếu là tinh bột sắn dây ta lọc kỹ màu trắng tinh như ngà, cho miếng nhỏ vào lưỡi ngậm thì tan hết, có cảm giác mát lạnh (phản ứng thu nhiệt). Các mảnh vỡ của tinh bột sắc cạnh, mùi thơm đặc trưng của tinh bột sắn. Khi pha với nước lạnh, uống hết mà trong cốc không còn lại vẩn, bụi...

Còn sắn dây giống khác hoặc tinh bột pha trộn với các loại bột khác thì các mảnh vỡ cạnh không còn sắc cạnh mà tròn giống viên sỏi cuội. Sắn dây rất tốt cho cơ thể, nhưng theo bác sĩ Toàn, khi dùng bột sắn dây cần chú ý:

Dù cơ thể bạn có khỏe mạnh như thế nào, hay thích uống thì cũng không nên lạm dụng. Tốt nhất là 1 cốc pha 2-3 thìa ăn phở bột sắn dây. Một tuần dùng khoảng 3-4 lần.

Theo như Đông y, hàn tính của sắn dây khá mạnh, do vậy trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.

Phụ nữ khi mang thai nếu có cảm giác mệt mỏi, cơ thể cảm thấy lạnh thì không nên sử dụng, vì tính hàn sẽ khiến tình trạng cơ thể trở nên khó chịu hơn.

Nếu cảm thấy nóng trong người, táo bón, mụn nhọt, rôm sảy thì nước sắn dây có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, nhanh hơn cả các hóa chất nhân tạo, giúp giải quyết tận gốc của bệnh.

Không nên sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai, vì có thể gây nên tình trạng sẩy thai.

Không dùng trong trường hợp bị hàn thấp mức độ nặng. Khi cơ thể đang lạnh thì không nên uống nước sắn dây. Những người mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm gan mạn tính, viêm tụy mạn tính… thuộc thể hư hàn thì cũng cần thận trọng khi dùng.

Người bị huyết áp thấp, cơ thể suy nhược không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng do đây là thời điểm lượng hormone trong máu khá thấp.

Không uống sắn dây khi đói hoặc vào ban đêm vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống bột sắn dây là sau bữa trưa hoặc tối khoảng 30 - 60 phút.

Bột sắn dây uống khi nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để uống sắn dây chính là sau khi ăn trưa hoặc sau khi ăn tối khoảng 30 đến 60 phút. Uống sắn dây vào thời điểm này là rất phù hợp, giúp cơ thể nhận được tối đa lợi ích của loại thực phẩm này.

Những người nào không nên uống bột sắn dây?

Những người không nên uống bột sắn dây.

Người có cơ địa mệt mỏi, hay lạnh tay chân..

Người được chẩn đoán âm hư hỏa vượng, thương thực hạ hư..

Người đang sốt có cảm giác lạnh..

Ở phụ nữ có thai cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa..

Phụ nữ uống bột sắn dây có tác dụng gì?

Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe con người.

Bổ sung sắt..

Chống Oxy hóa..

Chắc khỏe xương..

Tốt cho phụ nữ có thai..

Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và giúp tăng cân..

Giúp cải thiện vòng 1..

Hỗ trợ hạ nhiệt..

Cải thiện quá trình trao đổi chất..

Bột sắn dây pha với chanh có tác dụng gì?

Thêm nước cốt chanh vào bột sắn dây để uống sẽ giúp bạn tăng thêm hiệu quả giảm cân, vì chanh là loại quả chứa nhiều dưỡng chất có khả năng đốt cháy chất béo. Bạn nên uống ly nước bột sắn dây này vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 20 phút để đạt được hiệu quả giảm cân, cải thiện làn da tối ưu.