Chỉ rõ 2 tuyến nhân vật trong truyện Thạch Sanh

Văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Phân tích tác phẩm Thạch Sanh

  • Dàn ý chi tiết Phân tích nhân vật Thạch Sanh
  • Phân tích nhân vật Thạch Sanh

Dàn ý chi tiết Phân tích nhân vật Thạch Sanh

1/ Mở bài

Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là nhân vật để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc bởi những đức tính tốt đẹp.

2/ Thân bài

-Xuất thân đặc biệt, là sự kết hợp của những điều bình thường và yếu tố phi thường.

-Là người chất phác, hiền lành, chăm chỉ, sẵn sàng xả thân vì người khác, không toan tính, vụ lợi.

-Là con người tài năng, quả cảm.

-Có tấm lòng nhân hậu, khoan dung.

-Yêu chuộng hòa bình.

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập; kết hợp yếu tố bình thường và phi thường; sử dụng các chi tiết thần kì.

3/ Kết bài

Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là một con người toàn mỹ cả về tài năng lẫn nhân cách. Thông qua nhân vật Thạch Sanh tác giả muốn gửi gắm niềm tin, ước mơ về chân lý cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

Phân tích nhân vật Thạch Sanh

Truyện cổ tích “Thạch Sanh” xoay quanh những biến cố, những thử thách trong cuộc đời mà Thạch Sanh phải đối mặt và vượt qua để tìm đến hạnh phúc. Nhân vật Thạch Sanh đã để lại những ấn tượng khó quên với người đọc bởi những đức tính tốt đẹp. Hình tượng chàng dũng sĩ Thạch Sanh đã thể hiện một cách thật trọn vẹn những quan niệm của nhân dân ta về việc cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác, ở hiền thì gặp lành.

Trước tiên, sự ra đời của Thạch Sanh rất kì lạ. Người mẹ mang thai vài năm nhưng mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó không bao lâu thì mẹ qua đời. Chàng sống một mình trong túp lều cũ dưới gốc đa, công việc hàng ngày là đốn củi kiếm sống. Sự ra đời của Thạch Sanh là sự kết hợp của những điều hết sức giản dị, bình thường với yếu tố kì lạ. Điều bình thường đó là chàng được sinh ra trong một gia đình với cha mẹ là những người là những người nông dân giống như bao người khác, hiền lành, chăm chỉ và tốt bụng.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng là đại diện cho tầng lớp thấp bé, nghèo khổ trong xã hội. Chàng sống lủi thủi một mình, hàng ngày đi đốn củi kiếm sống – một công việc hết sức bình dị. Tất cả đã tạo nên một hình ảnh gần gũi với đời sống nhân dân. Nhưng đằng sau vẻ bình dị ấy là một xuất thân hết sức đặc biệt: vốn là một Thái tử xuống đầu thai trở thành người phàm. Mẹ chàng mang thai nhiều năm mới sinh ra chàng. Điều này như dự báo trước những việc phi thường mà Thạch Sanh sẽ làm được trong tương lai, đồng thời khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn thu hút người đọc hơn.

Thạch Sanh là một con người thật thà, chất phác, cần cù lao động và tinh thần dũng cảm. Để có được hạnh phúc, chàng đã phải trải qua bao gian truân, thử thách. Là một người mô côi cha mẹ từ nhỏ, thiếu thốn tình thân nên khi Lý Thông ngỏ lời kết tình huynh đệ, chàng chẳng mảy may suy nghĩ mà đồng ý luôn. Trên thực tế Lý Thông không có ý tốt gì, chỉ muốn lợi dụng chàng để thực hiện ý đồ của hắn, hắn là kẻ mưu mô, xảo quyệt. Hắn nhờ chàng đi canh miếu thờ nhưng thực chất là đẩy chàng đến cái chết. Vốn hiền lành lại tin người nên Thạch Sanh đồng ý giúp Lý Thông. Trong đêm ấy, Thạch Sanh không những không bị giết mà chàng còn đánh bại chằn tinh. Lý Thông lại lừa chàng về túp lều cũ để lĩnh thưởng. Không chỉ vậy, khi Thạch Sanh cứu công chúa, Lý Thông lại hãm hại khiến chàng bị chôn vùi dưới hang sâu. Tại đây, chàng được con trai của vua Thủy Tề tặng một cây đàn thần. Chằn tinh và đại bàng bị Thạch Sanh tiêu diệt, hồn của chúng quay về báo thù khiến chàng bị giam trong ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần chàng đã tự giải cứu được cho chính mình, lật tẩy bộ mặt gian xảo, độc ác của mẹ con nhà Lý Thông và giúp công chúa lấy lại được tiếng nói. Những thử thách đến với chàng ngày một nhiều hơn và khó khăn hơn nhưng cũng đồng nghĩa với chiến công của chàng ngày một vĩ đại hơn. Tất cả những việc làm, những hành động ấy của Thạch Sanh đều cho thấy chàng là một con người hiền lành, chất phác, sẵn sàng xả thân vì người khác, không mưu toan, vụ lợi.

Không chỉ vậy, Thạch Sanh còn cho thấy mình là một con người hết sức tài năng và quả cảm. Trước những kẻ thù hung dữ như chằn tinh hay đại bàng, chàng chẳng hề nao núng, bình tĩnh dùng trí óc của mình để đánh bại chúng, giải cứu cho những người bị hại. Chàng cũng là người có tấm lòng nhân hậu, khoan dung. Dù biết mẹ con Lý Thông đã hãm hại mình rất nhiều lần, nhưng chàng vẫn tha thứ nhưng cuối cùng chúng cũng bị trời trừng phạt. Thạch Sanh chính là hiện thân của vẻ đẹp toàn mỹ, luôn đấu tranh chống lại cái ác để đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Kết thúc truyện, Thạch Sanh nên duyên với công chúa, mẹ con Lí Thông bị trừng phạt thể hiện ước mơ về công lí của nhân dân.

Nhân vật Thạch Sanh còn là biểu tượng của tấm lòng nhân hậu cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình của mọi người dân đất Việt. Điều này thể hiện rõ nét khi Thạch Sanh thu phục các nước chư hầu. Với tiếng đàn kì diệu được tạo nên bằng tài năng và cả tấm lòng, chàng đã khiến cho quân giặc “ bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì tới việc đánh nhau nữa”. Sau đó, chàng lại dùng niêu cơm thần để thiết đãi những kẻ thua trận. Chi tiết này vừa cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha của Thạch Sanh, vừa thể hiện ước mong về cuộc sống đầy đủ no ấm của nhân dân ta.Ở Thạch Sanh hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: hiền lành, thật thà, dũng cảm, kiên cường, tấm lòng nhân hậu và yêu chuộng hòa bình.

Nhân vật Thạch Sanh được xây dựng qua một cốt truyện hấp dẫn với hai tuyến nhân vật đối lập mà Thạch Sanh là đại diện cho cái thiện. Sự kết hợp giữa yếu tố bình thường và phi thường tạo cho nhân vật một sức hút lớn vừa giản dị nhưng cũng đầy bất ngờ. Cùng với đó là sự giúp sức của các chi tiết thần kì làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Kết thúc là cái kết có hậu, khi mà Thạch Sanh kết duyên với công chúa, qua đó thể hiện một chân lý muôn đời ở hiền gặp lành, thiện luôn luôn thắng ác.

Thạch Sanh là một con người toàn mỹ cả về nhân cách lẫn tài năng. Thông qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, các tác giả dân gian muốn gửi gắm niềm tin về đạo lí, công bằng trong xã hội, về chân lý bất di bất dịch ở hiền gặp lành, qua đó cũng thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Thạch Sanh
  • Soạn Văn 6: Thạch Sanh
  • Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh - Lí Thông

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Thạch Sanh Ngữ văn lớp 6 Cánh diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Thạch Sanh.

Chỉ rõ 2 tuyến nhân vật trong truyện Thạch Sanh

I. Cổ tích

1. Khái niệm: 

-  Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lễ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp

2. Một số yếu tố của cổ tích:

- Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ. 

- Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác). 

- Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo. 

- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. 

- Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ ngọc Phan, Ngữ văn 6, tập I, 2017

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

 Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.

6. Bố cục: 

- Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu

7. Giá trị nội dung: 

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

8. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)

- Xây dựng hai nhân vật đối lập 

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Là thái tử con của Ngọc Hoàng

- Mẹ mang thai nhiều năm

- Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời

- Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi

→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

   + Tự minh oan cho mình

   + Thật thà kể lại mọi chuyện

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

3. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

- Thạch Sanh lên ngôi vua.