Chính sách nào của Nhật Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 đầu năm 1945

Chính sách nào của Nhật – Pháp dưới đây không đẩy nông dân Việt Nam vào nạn đói lớn năm 1945?


A.

Chính sách “Thu thóc tạ”. 

B.

C.

D.

Yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật. 

Công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo và GS Furuta Moto (người Nhật) đã chỉ rõ: chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên. Nạn đói năm Ất Dậu, 1944-1945.

70 năm đã trôi qua nhưng nạn đói năm 1945 vẫn còn là một nỗi đau lớn của dân tộc. GS. Văn Tạo- một trong 2 tác giả của cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam” cho rằng, số người chết có thể đã lên đến hơn 2 triệu người…

Nỗi kinh hoàng của một sự kiện lịch sử đau thương
Nạn đói năm 1945 đã từng được ví là “sự hủy diệt khủng khiếp” trong lịch sử vốn đã quá nhiều đau thương, mất mát của dân tộc Việt Nam. 70 năm đã trôi qua, nhưng những nỗi đau để lại từ “sự hủy diệt khủng khiếp” ấy dường như vẫn còn đó, khôn nguôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng so sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của cuộc chiến tranh Pháp- Đức, Người viết “Nạn đói kém nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…” (Trích Hồ Chủ Tịch hô hào chống nạn đói năm 1945). Trong 6 tháng, số người chết vì đói ở Việt Nam lớn hơn cả số người chết vì chiến tranh ở Pháp trong 6 năm.

Chính sách nào của Nhật Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 đầu năm 1945

Nạn đói năm 1945 đã diễn ra vô cùng khốc liệt (Ảnh của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh)

Cho đến nay, nhiều tài liệu đã khẳng định, số người chết trong nạn đói kinh hoàng năm 1945 nhiều hơn con số 2 triệu, nhưng rất khó để có được số thống kê cụ thể. Nạn đói năm 1945 diễn ra từ cuối năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 với “địa bàn” chính từ tỉnh Quảng Trị trở ra Bắc Bộ với “đỉnh điểm” là tỉnh Thái Bình. Theo con số ghi chép từ cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” của GS. Văn Tạo và GS. Furuta Moto, ở xã Tây Lương (thuộc Tiền Hải- Thái Bình) nơi nạn đói diễn ra kinh khủng nhất, 66,66 % số dân của xã chết đói, trong đó rất nhiều gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ chết cả họ.

Chính sách nào của Nhật Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 đầu năm 1945

Thái Bình- nơi diễn ra nạn đói thảm khốc nhất

Từ tháng 1/1945 đến tháng 5/1945, xác người chết nằm ngổn ngang từ Quảng Trị đến khắp các tỉnh miền Bắc. Ở đâu người ta cũng nhìn thấy xác người chết đói. Trong 70 năm qua, những hố chôn người tập thể vẫn là nỗi đau đớn, ám ảnh khôn nguôi của biết bao thế hệ. Trong ký ức của nhiều người vẫn còn giữ lại hình ảnh những chiếc xe bò chở xác người trên những phố Hà Nội buổi sáng sớm, hình ảnh người nằm chết la liệt ở khắp các con đường, hình ảnh những người kiệt sức, còng queo xếp hàng dài nối nhau đi xin ăn… Nói về tính tàn khốc của nạn đói, cuốn “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” viết, “Nạn đói vô cùng khủng khiếp. Nó kéo dài cái chết khiến nạn nhân bị các cơn đói dày vò, đau khổ, tủi nhục. Nhìn thấy người thân chết mà không cứu được, biết đến lượt mình rồi sẽ chết mà không thoát được. Muốn tìm cái sống đã phải dứt bỏ nhà cửa, quê hương, mồ mả tổ tiên ra đi, mong sao được cứu sống, nhưng rồi lại chết gục ở đầu đường xó chợ…”. Cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” còn miêu tả hình ảnh những trẻ em nhay vú mẹ đã chết, người đi lĩnh chẩn bế đứa con trên tay nhưng con đã chết… Cuốn sách viết, “Nạn đói đã chôn vùi nhân phẩm con người. Nạn đói diễn ra vô cùng thảm khốc. Hàng nghìn hộ chết cả nhà, nhiều dòng họ chết cả họ, hàng chục xóm làng chết cả xóm, cả làng”.

Tội ác chiến tranh

Chính sách nào của Nhật Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 đầu năm 1945

Xác người ở khắp nơi... (Ảnh: Võ An Ninh)

Trong tác phẩm “Chuyện cũ Hà Nội” của nhà văn Tô Hoài, ông từng viết, “Nói bao nhiêu về cảnh đói 1944-1945 cũng vẫn chưa thấm. Chữ nghĩa tôi run rẩy, thổi bay được. Khủng khiếp quá”. … “Sau đảo chính mùng chín tháng Ba, lính Nhật đi đẩy người đói không xuể. Người ngồi, người chết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày suốt đêm kéo xác chết lầm lũi qua”- Tô Hoài viết. Cảnh đói cơ cực, đau thương của nạn đói năm 1945 cũng từng được miêu tả trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. … “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…” (Trích “Vợ nhặt”). Nguyên nhân của nạn đói kinh hoàng năm 1945 ở Việt Nam được cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” phân tích rất rõ. Theo đó, Nhật thu gom lúa gạo, Pháp dự trữ lương thực phục vụ cho chiến tranh, trong khi thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ. Không dừng lại ở đó, Nhật còn bắt nhân dân ta phá lúa, hoa màu để trồng cây đay. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.

Cuốn “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” của GS. Nguyễn Văn Tạo và GS. Furuta Moto công bố năm 1995, đến nay đã 20 năm trôi qua, cuốn sách được xem là tư liệu quý giá về sự kiện lịch sử Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam.

“Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” là công trình khoa học công phu với nhiều tư liệu quý. Để tiến hành nghiên cứu, biên soạn công trình này, các tác giả đã phải dày công sưu tập, khai thác tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau: tư liệu thành văn, tư liệu điều tra và khảo sát thực địa trên 23 điểm thuộc 21 tỉnh, thành từ Quảng Trị trở ra.

(Bài viết có sử dụng thông tin, tài liệu từ cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” của GS. Văn Tạo và GS. Furuta Moto)

Hơn 70 năm đã qua, dù đất nước phải trải qua bao nhiêu thăng trầm để có ngày thống nhất, độc lập, xây dựng cuộc sống mới thì sự kiện hơn hai triệu đồng bào chết đói năm 1945 (chiếm khoảng một phần mười dân số cả nước khi ấy, nếu chỉ tính ở miền bắc thì số người chết chiếm khoảng một phần sáu dân số) vẫn còn hằn in trong tâm thức hàng triệu người. Qua chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly của Truyền hình Việt Nam, chúng ta vẫn chứng kiến những người thân đi tìm nhau sau hơn nửa thế kỷ thất lạc vì phải chia lìa do nạn đói. Và đến nay, từ các cứ liệu lịch sử cụ thể, xác thực,… việc xác định đâu là thủ phạm đã gây ra nạn đói năm 1945 là điều không cần tranh cãi.

Tuy nhiên gần đây, với thủ đoạn đổi trắng thay đen, một số kẻ bịa đặt, đưa lên in-tơ-nét luận điệu vu cáo nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mấy kẻ này lu loa “Việt Minh là thủ phạm gây ra nạn đói năm 1945, Việt Minh lấy gạo để cung cấp cho quân đội Trung Hoa dân quốc”, thậm chí Trần Gia Phụng - hiện sống tại Canada (Ca-na-đa) và được một số kẻ tung hô là “sử gia, giáo sư”, trơ tráo bịa đặt: “Việt Minh xúi dân chúng chống đối việc trưng mua lúa gạo, xúi dân đánh phá các kho lúa... Trong cơn đói, có người đành phải lên mật khu gia nhập Việt Minh để được chia phần gạo cướp được cho qua nạn đói,...".

Do đó, dù nhất quán với chủ trương hòa hiếu, rộng mở, khép lại quá khứ hướng tới tương lai, không biến nỗi đau thương của quá khứ thành mối thù trong hiện tại để ảnh hưởng tới tình hữu nghị giữa các dân tộc, ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác, phát triển giữa các quốc gia,… thì việc làm sáng tỏ lịch sử để vạch trần luận điệu của mấy kẻ này vẫn trở nên cần thiết, để không có điều gì của lịch sử bị lãng quên, để luôn trân trọng những thành quả của đất nước trong hiện tại.

Thảm trạng kinh hoàng và đau đớn

Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo và đất nước đã đổi thay rất nhiều. Song người Việt Nam vẫn không quên thảm trạng đau đớn mà cha ông đã phải chịu đựng trong những tháng ngày từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Hơn hai triệu đồng bào bị chết đói vì sự cai trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phát-xít. Nạn đói diễn ra ở 32 tỉnh miền bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra, trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói đã không buông tha ai, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là người nghèo, người lao động, làm thuê… Sau này, khi nạn đói lan rộng, có những gia đình, dù còn nhiều tài sản trong nhà nhưng bán không ai mua, rồi cũng bị chết đói.

Số liệu thống kê cũng cho biết “Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam 50.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số hai triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực” (Văn Tạo - Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 - nguyên nhân và hậu quả, in trong cuốn sách Nỗi đau lịch sử: Nạn đói 1945, báo Tuổi trẻ và NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh năm 2007, tr.61).

Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3-1945, từ lúc phải ăn rau dại, củ chuối, vỏ cây, bán dần tài sản trong gia đình để mua lương thực cầm hơi đến lúc không còn gì để bán và không thể mua, rất nhiều người đã ngồi chờ chết. Dân chúng bỏ làng lũ lượt kéo nhau đi mà không biết đi đâu, kiếm được gì, xin được gì ăn nấy. Vì đông người xin quá nên cũng không có nhiều người có để cho và thế là cứ lả dần đi và chết. Trong các bức ảnh của nghệ sĩ Võ An Ninh, có những hình ảnh khi người con xin được chén cháo cố đút cho bố nhưng miệng ông đã cứng đờ. Nhiều gia đình chết cả nhà, gia đình tứ tán đi các nơi kiếm ăn và sau này cũng chết gần hết, có dòng họ chỉ còn một vài người sống sót.

Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 cho biết, phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) mỗi ngày chết 400 người; huyện Kim Sơn (Ninh Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết; trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ chết không còn người nào. Khi người đói kéo về các thành phố lớn, lúc đầu chết còn được bó chiếu đem chôn, sau vì nhiều người chết quá nhà chức trách đành phải chất xác lên xe bò, hất chung xuống hố. Nhân chứng kể lại rằng, có người còn thoi thóp nhưng vẫn bị vứt lên xe đưa đi chôn, vì “trước sau gì cũng chết”.

Tài liệu của Viện Sử học cũng cho biết, nhiều nhân chứng sống sót kể lại gặp rất nhiều cảnh thương tâm khi người mẹ đã chết đói nhưng con nhỏ vẫn cố sờ tìm núm vú đã teo đét và cứng đờ, lạnh ngắt của người mẹ để ngậm. Có đứa trẻ còn thoi thóp đã bị vứt lên xe bò chở xác cùng với người mẹ đã chết để đem hắt ra bãi tha ma… Trong bức thư viết vào tháng 4-1945, về thảm trạng nạn đói ông đã chứng kiến, tác giả Vespi (Véc-pi) từng mô tả: “Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc, giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng hãy còn che thân người đó” (Furuta Motoo - chủ biên, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - những chứng tích lịch sử, NXB Khoa học xã hội, H.2005, tr.18).

So sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp - Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chết một triệu người, nước Đức chết chừng 3 triệu. Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người” (Văn Tạo - Furuta Motoo, Sđd, tr.699).

Ai là thủ phạm?

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp không những không bảo hộ được nhân dân Việt Nam như họ vẫn rêu rao, mà từng bước đầu hàng, dần dần cấu kết với phát-xít Nhật để đàn áp nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị thực dân Pháp đàn áp, vừa bị phát-xít Nhật hành hạ. Đặc biệt, từ khi đến Đông Dương, phát-xít Nhật đã thi hành hàng loạt chính sách để đánh vào nền kinh tế: Buộc Pháp phải ký kết nhiều hiệp ước yêu cầu cung cấp lương thực, giao nộp lúa, gạo cho Nhật hằng năm, cấm vận chuyển lương thực từ nam ra bắc, kết hợp với chính sách bắt dân nhổ lúa trồng đay lấy nguyên liệu phục vụ chiến tranh,… đã đẩy nhân dân Việt Nam đến nạn đói thảm khốc năm 1945.

Việc vận chuyển thóc gạo từ miền nam ra bị Nhật cấm vận, cùng với việc vơ vét thóc gạo ở miền bắc đã làm cho giá thóc gạo tăng cao quá sức chịu đựng của người dân, nhiều người không đủ sức mua và phải chịu chết đói. Trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án và nhắc lại sự kiện bi thảm này “Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói” (Hồ Chí Minh, toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H.1995, tr.01).

Công trình nghiên cứu nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo và GS Furuta Motoo chỉ rõ: Chính sách vơ vét thóc gạo của phát-xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên. Nhiều công trình nghiên cứu khác nữa đã chứng minh chính thực dân Pháp và phát-xít Nhật là thủ phạm chính gây ra thảm cảnh cho dân tộc Việt Nam khi ấy. Bác sĩ Ngô Văn Quỹ trong một tham luận của mình về nạn đói, cho biết: “Cuối năm 1944, quân số của Nhật ở Bắc Kỳ đã lên tới gần 100.000 người. Bắc Kỳ lúc đó đã thiếu gạo, vì ba trận bão tàn phá các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Ninh, làm cho vụ mùa bị thất thâu, lại bị cái họa phải nhổ lúa để trồng cây công nghiệp cho Nhật, nay lại phải nuôi thêm 100.000 miệng ăn của quân đội Nhật. Theo tờ trình của Thống sứ Bắc Kỳ Chauvet, thì vào năm 1944 ở Bắc Kỳ, diện tích trồng cây công nghiệp đã lên tới 45.000 ha” (Nỗi đau lịch sử: Nạn đói 1945, Sđd, tr.45).

(Còn nữa)

HỒNG PHÚC