Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Chủ động PCCC được xem là giải pháp hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy ngày càng hiện đại và được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, người dùng hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu về hệ thống này. Vậy, hệ thống phòng cháy, chữa cháy là gì? Hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động và thụ động là gì? Hãy cùng tìm hiểu.

Hệ thống Phòng cháy Chữa cháy là gì?

Hiện nay không có một định nghĩa cụ thể nào về hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu về hệ thống này thông qua chức năng mà nó thực hiện. Hệ thống PCCC là tổng hợp các biện pháp kĩ thuật bao gồm từ chuông báo động, báo khói, đến bình chữa cháy và cửa thoát hiểm nhằm loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ; tạo điều kiện cho thuận lợi cho công tác cứu người và tài sản.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm 2 loại là: chủ động và thụ động.

Hệ thống PCCC chủ động là gì?

Hệ thống PCCC chủ động là các biện pháp kĩ thuật sử dụng khi đám cháy bùng phát, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát đám cháy một cách chủ động. Hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài và dễ thấy trong hầu hết các tòa nhà.

Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Các hệ thống PCCC ở các tòa nhà được thể hiện ra bên ngoài, dễ thấy và dễ tiếp cận.

Hệ thống PCCC thụ động là gì?

Hệ thống PCCC bị động là các biện pháp kĩ thuật biện pháp đến từ kết cấu giảm thiểu nguy cơ thiệt hại do hỏa hoạn.

Sử dụng yếu tố chống cháy (tường, sàn) để chia nhỏ công trình ra thành từng ngăn riêng biệt, bịt kín và xử lý các lỗ rò, lỗ kỹ thuật. Chống cháy cho các cấu kiện chịu lực (ví dụ: cột, vách ngăn và dầm) để kéo dài thời gian vàng sơ tán mọi người. Seo tổng thể đồng hành cùng các doanh nghiệp

Chống cháy thụ động/chủ động: cần tìm ra giải pháp tối ưu nhất

Giải pháp cho chống cháy chủ động:

+ Lắp đặt hệ thống báo cháy:

– Theo zone (phù hợp cho các không gian nhỏ)

– Theo địa chỉ (phù hợp cho các không gian rộng lớn).

Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Cảm biến báo cháy giúp mọi người biết được nơi xảy ra nguy cơ cháy nổ và nhanh chóng sơ tán

+ Lắp đặt hệ thống chữa cháy: gồm 3 loại

– Sử dụng nước: Các loại phổ biến thường hệ thống chữa cháy Sprinkler (vòi phun tia nước); hệ thống chữa cháy Drencher (xả tràn ngập),…

– Sử dụng khí: Hệ thống chữa cháy chất khí như khí FM-200, CO2 và Nitrogen,…

– Sử dụng bọt foam (là hỗn hợp của hai chất: dung dịch Sun-phát nhôm Al2(SO4)3 và dung dịch Natri hydrocacbonat NaHCO3): dập tắt đám cháy và đồng thời là tấm màng ngăn không để cháy lan.

Giải pháp cho chống cháy thụ động:

+ Chống cháy cho cấu kiện:

Khi công trình được thiết kế và áp dụng các hệ thống chống cháy bị động sẽ duy trì được cấu trúc của toà nhà ngay cả khi tiếp xúc với lửa. Sử dụng các vật liệu chống cháy (tấm chống cháy KH Shield, tấm cách nhiệt KH Shield, bông khoáng, tấm thạch cao,…) hoặc xây dựng cấu trúc từ các sản phẩm được bảo vệ các bộ phận kết cấu thiết yếu (như kết cấu thép và hệ thống khớp nối) khỏi tác động của lửa.

+ Sử dụng biện pháp ngăn chia:

Để hạn chế sự lây lan của đám cháy trong một tòa nhà cần phân chia tòa nhà thành các ngăn được ngăn cách với nhau bằng các bức tường, vách ngăn có sử dụng tấm cách nhiệt, chống cháy của KH Shield hoặc ngăn các tầng của công trình bằng hệ thống chịu lửa nhằm ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, giảm nguy cơ đám cháy phát triển lớn và rộng hơn.

+ Giải pháp cửa ngăn cháy:

Cửa cũng là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của công trình. Các giải pháp cửa ngăn cháy, cách nhiệt đều là mối quan tâm hàng đầu hiện nay cho nhiều dự án. Giải pháp cửa ngăn cháy ứng dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt KH Shield được đem đi thử nghiệm đều đạt chuẩn kiểm định PCCC theo quy chuẩn mới nhất QCVN 06:2021/BXD và cũng là giải pháp được nhiều nhà đầu tư và tư vấn thiết kế quan tâm khi xuất hiện ở nhiều công trình lớn.

Trên thực tế, để công tác phòng cháy chữa cháy được chuẩn bị và thực hiện một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, hãy cân nhắc đến việc kết hợp cả hai phương pháp chủ động và thụ động. Đảm bảo tốt nhất sự an toàn và giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ, thiệt hại về người và của là hạnh phúc của mỗi người.

Trong khi các quy định trong quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn chống cháy vẫn còn là nỗi băn khoăn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đau đầu khi phải lựa chọn một sản phẩm đạt chuẩn. Chuyên gia giải pháp chống cháy hàng đầu KH Shield sẽ là nơi bạn an tâm khi đặt niềm tin vào, liên hệ ngay hotline 0909 668 666 hoặc email để được tư vấn.

KH Shield
Tự hào là chuyên gia giải pháp chống cháy hàng đầu Việt Nam

Phòng cháy chữa cháy là việc làm quan trọng và cần thiết giúp bạn tránh khỏi các nguy cơ bị hỏa hoạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phòng chống cháy nổ đúng cách. Hiểu được điều này, Thiết bị chuyên dụng sẽ gửi đến bạn những cách phòng cháy chữa cháy cơ bản nhất. Mời bạn đọc tham khảo ngay nhé!

Phòng cháy chữa cháy là gì?

Phòng cháy chữa cháy thường được viết tắt là PCCC. Đây là tổng hợp các biện pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ cháy, nổ, hỏa hoạn có thể xảy ra. Đồng thời, việc phòng chống hỏa hoạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cứu nạn, cứu hộ, cứu người và tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả, làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Cảnh sát PCCC đang xử lý đám cháy

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia hai vế: phòng cháy và chữa cháy. Việc phòng cháy giúp phòng chống, ngăn ngừa và hạn chế, không để nảy sinh hiểm họa cháy nổ. Còn chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

Xem thêm: Motor quạt bị nóng – Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản nhất

Các biện pháp phòng chống cháy nổ

Phòng cháy là công tác được chú trọng hàng đầu nhằm hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, hỏa hoạn. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống cháy nổ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

  • Tạo môi trường không cháy và khó cháy. Thực hiện bằng cách thay thế những vật dụng, vật liệu dễ cháy bằng các sản phẩm có chức năng tương tự nhưng khó cháy.
  • Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh,… Ví dụ: Đi ra ngoài thì rút hết các phích cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm. Sử dụng bếp gas đúng cách, không tự ý sang chiết gas trái phép;…
  • Cách ly chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt với các thiết bị có khả năng sinh nhiệt, gây cháy. Ví dụ: Bố trí hệ thống điện, bếp đun, nơi thờ cúng đảm bảo an toàn. Khi hàn, cắt, gia công,..thì che chắn, cách ly hoặc di chuyển các chất dễ gây cháy ra khỏi khu vực,…
  • Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy, chất dễ cháy. Không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép các chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền về PCCC cấp giấy phép.
  • Ngăn chặn đường phát triển của lửa. Ví dụ như: xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống. Lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
  • Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động. Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy tối thiểu. Mỗi gia đình cũng cần phải có ít nhất một bình cứu hỏa. Tại các khu chung cư, khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp cần có hệ thống thiết bị báo cháy, bơm chữa cháy,… Nhằm hạn chế nguy cơ tiềm ẩn, kịp thời xử lý nếu có hỏa hoạn xảy ra.
  • Không đưa vào sử dụng các công trình xây dựng khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Khi có sự cố cháy xảy ra thì nhanh chóng gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114.

Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Bình cứu hỏa là thiết bị phòng cháy chữa cháy phổ biến

3 Phương pháp chữa cháy cơ bản

Khi không may xuất hiện đám cháy, hãy xử lý ngay bằng 3 phương pháp chữa cháy cơ bản sau: 

  • Ngăn chặn sự tiếp xúc của ngọn lửa với oxi bên ngoài môi trường bằng các thiết bị chữa cháy. Sử dụng chất chữa cháy phủ lên bề mặt cháy. Di chuyển các vật dễ cháy ra khỏi vùng cháy để tránh cháy lan.
  • Dùng chăn, đệm nhúng nước, cát, bao tải để phủ lên bề mặt cháy. Hành động này giúp ngăn chặn tạm thời đám cháy lan nhanh.
  • Dùng nước để chữa cháy. Nếu đám cháy xảy ra do chập điện thì cần ngắt được nguồn điện khỏi đám cháy. Khi đám cháy còn mạch điện hở thì việc dùng nước chữa cháy có thể gây nguy hiểm tới người xử lý đám cháy.

Đây là những biện pháp chữa cháy cơ bản khi xuất hiện đám cháy nhỏ, đơn giản dễ khắc phục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn cần gọi điện báo cháy cho đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy thông qua số 114.

Xem thêm: 9 nguyên nhân cháy nhà phổ biến nhất

Cho ví dụ về các vật liệu chữa cháy mới hiện này

Tiêu lệnh chữa cháy

Quy trình giải quyết sự cố cháy xảy ra

Khi xuất hiện đám cháy, cần khẩn trương tiến hành các công việc sau: 

  1. Báo động cháy ( Bằng hệ thống tự động, kẻng hoặc tri hô cho mọi người xung quanh)
  2. Cắt điện khu vực cháy.
  3. Tổ chức cứu người bị nạn. Tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
  4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
  5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất. Hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
  6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản. Đồng thời giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
  7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
  8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
  9. Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy.

Bài viết trên đã cung cấp phương pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng trong PCCC, từ đó đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.