Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn xuất hóa đơn năm 2024

Năm 2020 được coi là năm chuyển tiếp quan trọng khi mà nhiều quy định về hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử đang cùng có hiệu lực. Nhiều kế toán thuộc doanh nghiệp bán lẻ băn khoăn: năm 2020, bán hàng dưới 200.000 có cần xuất hóa đơn không? MISA sẽ làm rõ vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây:

1. Trước 1/11/2020: Bán hàng dưới 200.000 không cần xuất hóa đơn điện tử trừ khi người mua yêu cầu

Thời điểm trước 1/11/2020, các đơn vị vẫn được sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử, do đó quy định về xuất hóa đơn cũng có sự khác nhau:

* Đối với hóa đơn giấy: (Bao gồm hóa đơn tự in, hóa đơn đặt tin, hóa đơn đặt mua của CQT)

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần bán thì bên bán không phải lập hóa đơn mà chỉ cần lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu người mua có yêu cầu thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và giao cho người mua.

Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. Như vậy, khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người bán phải lập hóa đơn ngay cả khi người mua không lấy.

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn xuất hóa đơn năm 2024

* Đối với hóa đơn điện tử:

TGiai đoạn chuyển tiếp sang hóa đơn điện tử từ 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn vẫn có hiệu lực thi hành. Do đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử trong thời gian này vẫn sẽ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 31/2011/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Theo đó, trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần (kể cả trường hợp người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) và trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng mà người mua yêu cầu lấy hóa đơn thì phải lập hóa đơn.

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn xuất hóa đơn năm 2024

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

\>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử \>> Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không? Ghi lùi ngày của hóa đơn bị phạt như thế nào? \>> Chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử có bắt buộc?

2. Sau 1/11/2020: Phải lập hóa đơn điện tử không phân biệt giá trị từng lần bán

Kể từ ngày 1/11/2020, 100% doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc các quy định cũ về hóa đơn sẽ chính thức hết hiệu lực và thay thế bằng quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC.

  • Tại khoản 1, Điều 4 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.

  • Khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng quy định:

“Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh khi bán hàng, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không phụ thuộc vào việc người mua có lấy hóa đơn hay không.

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn xuất hóa đơn năm 2024

Từ những căn cứ quy định trên, có thể kết luận về việc lập hóa đơn theo giá trị đơn hàng trong năm 2020 như sau:

Bán hàng dưới 200.000 ngàn cũng phải lập Hóa đơn điện tử

Đây là nội dung đáng chú ý tại NĐ 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn xuất hóa đơn năm 2024

Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Như vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ dưới 200.000 đồng vẫn phải xuất hóa đơn điện tử.

Đây là quy định mới so với Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018. Đồng thời, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP. Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này.