Lời nói của cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Để học tốt Ngữ văn lớp 11, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố, với nội dung VnDoc.com đã tổng hợp một cách chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố

1.

Gợi ý trả lời

+ Một duyên hai nợ: ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

+ Năm nắng mười mưa: vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mufa.

Nếu so sánh hai thành ngữ trên với các cụm từ thông thường (một mình phải nuôi cả chồng và con; làm lụng vất vả dưới nắng mưa) thì thấy các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm.

– Các thành ngữ trên phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh một người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình. Cách biểu hiện rất ngắn gọn nhưng nội dung thể hiện được đầy đủ, lại sinh động, cụ thể. Điều đó là nhờ dùng thành ngữ.

2.

Gợi ý trả lời

– Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

– Thành ngữ cá chậu chim lồng biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

– Thành ngữ đội trời đạp đất biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.

Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.

3.

Gợi ý trả lời

– Giường kia: gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên.

– Đàn kia: gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.

Cả hai điển cố trên đây đều được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn. Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc. Điển cố chính là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự. Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu, điển hình mà chỉ cần gợi nhắc đến là đã chứa đựng điều định nói. Cho nên, điển cố có tính ngắn gọn, hàm súc, thâm thuý. Tuy nhiên, muốn sử dụng và lĩnh hội được điển cố thì cần có vốn sống và vốn văn hoá phong phú.

4.

Gợi ý trả lời

Xem thêm:  Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

– Ba thu: Kinh Thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói khi Kim Trọng dã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác lâu như ba năm.

– Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái là sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, thúc. Dẫn điển cố này. Thuý Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với bản thân mình, mà mình thì sống biền biệt nơi đất khách quê người, chưa hề báo đáp được cha mẹ.

– Liễu Chương Đài: gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi”. Dẫn điển cố này, Thuý Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi.

– Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt). Dẫn điển cố này, Từ Hải muốn nói với Thuý Kiều rằng chàng biết Thuý Kiều ở chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi, nhưng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai. Câu nói thể hiện lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều.

5.

Gợi ý trả lời

a) – Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nạt, doạ dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ: bắt ηαι ηgιίοι ηιόι.

– Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn kịch thề nguyền Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia.

b) Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa, không đi sâu, di sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng giống như người cưỡi ngựa (đi nhanh), thì không thể ngắm kĩ để phát hiện vẻ đẹp của bông hoa. Có thể thay bằng: qua loa.

Nhìn chung, nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng, mà sự diễn đạt lại có thể phải dài dòng.

6.

Gợi ý trả lời

+ Nói với nó như nước đổ đầu bịt, chẳng ăn thua gì.

+ Đó là bọn người lòng lang dạ thú, hãm hại người vô tội đến chết đi sống lại.

+ Nhà thì nghèo, nhưng lại quen thói con nhà lính, tính nhà quan.

+ Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi ấy chứ!

Các câu còn lại các em tự làm.

7.

Gợi ý trả lời

+ Ở thời buổi bấy giờ thiếu gì những gã Sở Khanh chuyên lừa gạt những phụ nữ thật thà, ngay thẳng.

+ Lũ trẻ đang tấn công vào những lĩnh vực mới với sức trai Phù Đổng.

+ Chỗ ấy chính là cái gót chân A-sin của đối phương đấy.

+ Dạo này nó chẳng khác gì chúa Chổm.

+ Phải có bản lĩnh trong công việc, tránh tình trạng đẽo cày giữa đường.

————————-

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thực hành về thành ngữ, điển cố, để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Thực hành về thành ngữ, điển cố mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Theo Baivanhay.com

Câu 4: Trình bày ngắn gọn khoảng 3 đến 4 dòng nêu suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài.

phân tích, tổng hợp

Những câu ca dao nói về con cò là đề tài được tìm kiếm khá nhiều trong thời gian gần đây. Trong bài viết dưới đây, META sẽ chia sẻ đến bạn một số câu ca dao tục ngữ về con cò cực hay, cực thấm mà chúng tôi tổng hợp được. Hãy tham khảo nhé!

Những câu ca dao tục ngữ về con cò, ca dao mượn hình ảnh con cò

Dưới đây là một số bài ca dao con cò, những câu ca dao có hình ảnh con cò mà chúng tôi sưu tầm được, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn.

1. Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm, lộn cổ xuống aoÔng ơi ông vớt tôi naoTối có lòng nào ông hãy xáo măngCó xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

3. Cái cò bay bổng bay lơLại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

4. Cái cò cái vạc cái nôngBa con cùng béo, vặt lông con nàoVặt lông con vạc cho tao

Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

5. Cái cò lặn lội bờ aoPhất phơ đôi dải yếm đào gió bayEm về giục mẹ cùng thầyCắm sào đợi nước biết ngày nào trong?Cổ yếm em thõng thòng thòngTay em đeo vòng như bắp chuối nonEm khoe em đẹp em giòn

Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

>> Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm anh chị em trong gia đình

6. Cái cò cái vạc cái nôngSao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,Không, không! Tôi đứng trên bờMẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôiChẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò lặn lội bờ aoHỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?Chú tôi hay tửu hay tăm,Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưaNgày thì ước những ngày mưa!

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

8. Cái cò lặn lội bờ sôngCổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gùBãi xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

9. Cái cò mà mổ cái tôm
Cái tôm quắp lại mà ôm cái cò.

10. Cái cò trắng bạch như vôiCô kia có lấy chú tôi thì về.Chú tôi chẳng mắng chẳng chê,

Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canh!

11. Con cò trắng tợ như vôi
Tình tôi với bậu xứng đôi quá chừng!

12. Cái cò đi đón cơn mưaTối tăm mù mịt ai đưa cò vềCò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh.

13. Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.

14. Con cò trắng toát như bôngMuốn nghe hát đúm mà không chịu vàoNghĩ gì, cò đậu cành caoNghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa eXuống đây cho ta nhắn nhe

Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

>> Xem thêm:

Ca dao con cò về người phụ nữ, ca dao con cò về người mẹ

1. Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonNàng về nuôi cái cùng con

Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

2. Cái cò là cái cò conMẹ đi xúc tép để con ở nhàMẹ đến chỗ cánh đồng xa

Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn.

3. Cái cò là cái cò vàngMẹ đi đắp đàng, con ở với aiCon ở với bà, bà không có vúCon ở với chú, chú là đàn ông

Thôi con chết quách cho xong.

4. Em ơi em ngủ cho yênMẹ em đi cấy đồng chiêm suốt ngàyCon cò làm tổ trên cây

Con chim lẻ bạn nó bay đầu làng.

5. Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

>> Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ thành ngữ nói về lòng tự trọng

6. Con cò trắng bệch như vôiĐừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoaVí dù muốn đẹp đôi taĐừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùaĐừng vê thuốc, đừng bỏ bùaĐừng như chú tiểu ở chùa Thiều QuangĐừng thắm nhạt, đừng đa đoanNên duyên thì phượng với loan một lờiGiăng kia vằng vặc giữa giời

Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho.

7. Cái cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền!

8. Cái cò lặn lội bờ sôngGánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ nonChàng đi xa vợ xa conChàng đi đến tận nước non Cao BằngChân đi nhưng dạ dùng dằngNửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non cùng người.

>> Xem thêm: Ca dao tục ngữ nói về vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ

Những bài thơ về con cò hay, ý nghĩa

1. Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yênCho cò trắng đến làm quenCò đứng ở quanh nôiRồi cò vào trong tổCon ngủ yên thì cò cũng ngủCánh của cò, hai đứa đắp chung đôiMai khôn lớn, con theo cò đi họcCánh trắng cò bay theo gót đôi chânLớn lên, lớn lên, lớn lên...Con làm gì?Con làm thi sĩCánh cò trắng lại bay hoài không nghỉTrước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

2. Một đàn cò trắng bay quanhCho loan nhớ phượng cho mình nhớ taMình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như Cuội nhớ Trăng.

>> Xem thêm: Ca dao về chiếc khăn, những bài ca dao có hình ảnh chiếc khăn

3. Cái cò, cái vạc, cái nôngCùng ăn một đồng, nói chuyện giăng caMuối kia đổ ruột con gà

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

4. Trông bến nam bãi che mặt nướcCỏ biếc um dâu mướt màu xanhNhà thôn mấy xóm chông chênh

Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.

5. Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồngLặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

6. Mong em về trước cơn mưaMây giăng kín núi đò chưa cập cầuThương em nhiều nỗi nông sâuTruân chuyên con nước biết đâu anh dòBa mươi năm một chuyến đòChưa xong chuyến, lại thân cò sang sôngTrăm năm một chuyến bềnh bồng

Chua chanh chát muối vẫn nồng trầu cau.

7. Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.

8. Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùnĐất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

9. Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về.

Trên đây là một số câu ca dao tục ngữ về con cò mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm thiết bị số như điện thoại, loa nghe nhạc…, bạn hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo thêm: