Ngày 14 tháng 6 là ngày gì năm 2024

TT.108 - Mỗi cá nhân hiến máu được tôn vinh là một câu chuyện cảm động về tình người, về sự cho đi mà không hề nghĩ đến việc được nhận lại. Có những bệnh nhân từ khi ra đời đã sống nhờ vào máu của người khác. Cũng có rất nhiều bệnh nhân bị tai nạn, thảm họa được cứu sống trong gang tấc nhờ nguồn máu hiến của người khác. Nói vậy để thấy rằng, đằng sau sự sống của nhiều bệnh nhân là sự hy sinh thầm lặng của người hiến máu tình nguyện.

Nhằm ghi nhận, cảm ơn và khuyến khích những người đã hiến máu tiếp tục hiến máu nhắc lại, năm 2004, Tổ chức y tế thế giới, Hiệp hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Hiệp hội truyền máu quốc tế và Hiệp hội người hiến máu thế giới đã thống nhất lấy ngày 14/6 là Ngày thế giới dành cho người hiến máu (World Blood Donor Day). Ngày 14/6 là ngày sinh của Giáo sư Karl Lendsteiner - người Áo được chọn để tưởng nhớ người đã phát minh ra nhóm máu ABO năm 1900 (đạt giải Nobel y học), mang lại bước tiến quan trọng cho lịch sử truyền máu thế giới.

Mục đích của Ngày thế giới dành cho người hiến máu không phải để vận động được nhiều người hiến máu vào dịp này mà là để kêu gọi các quốc gia, kêu gọi cộng đồng hãy ghi nhận và tổ chức các sự kiện nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người đã hiến máu, họ là những người bình thường, nhưng đối với người bệnh, họ là những NGƯỜI ANH HÙNG, họ đã hiến tặng cho người bệnh, cho cuộc sống hai món quà vô giá - đó là MÁU và THỜI GIAN dành để đi hiến máu.

Bên cạnh đó, người hiến máu còn là những người thầy thuốc luôn dành tặng người bệnh món quà sức khỏe và sự sống. Ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để kịp thời cứu chữa bệnh nhân trong tình trạng nguy cấp, nguy hiểm tính mạng, nhiều y bác sỹ Bệnh viện TWQĐ 108 đã không ngần ngại hiến máu và tiểu cầu của chính mình. Hành động này đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn 'thập tử nhất sinh', góp phần xây dựng hình ảnh người y bác sỹ đúng theo phương châm “lương y như từ mẫu” và hướng tới điều cao cả nhất là sự hài lòng của bệnh nhân.

Chính nhờ những món quà, những nghĩa cử này mà hằng năm trên thế giới có hàng trăm triệu lượt người được cứu sống nhờ có máu để truyền.

Ngày Bảo Nhật (Đại Cát) - Ngày Quý Mão - Âm Thủy sinh Âm Mộc: Là ngày Thiên Can sinh Địa Chi nên rất tốt (đại cát), thiên khí và địa chi sinh nhập, con người dễ đoàn kết, công việc ít gặp trở ngại.

Ngày 14 tháng 6 là ngày gì năm 2024

Xem lịch âm hôm nay ngày 14/6/2023.

Việc nên và không nên làm ngày 14/6/2023

Việc nên làm: Xuất hành đi xa, tế lễ, chữa bệnh, kiện tụng, tranh chấp.

Việc không nên làm: Xây dựng, động thổ, đổ trần, lợp mái nhà, sửa chữa nhà, chuyển về nhà mới, cưới hỏi, cầu tài lộc, khai trương, mở cửa hàng, cửa hiệu, an táng, mai táng.

Tuổi hợp và xung khắc với ngày 14/6/2023

Tuổi hợp với ngày: Mùi, Hợi.

Tuổi khắc với ngày: Tân Dậu, Đinh Dậu, Đinh Mão.

Giờ xuất hành - Lý thuần phong: Xem giờ tốt xuất hành hôm nay âm lịch ngày 14/6/2023

  • Giờ hoàng đạo: Nhâm Tý (23h-1h), Giáp Dần (3h-5h), Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Tân Dậu (17h-19h).
  • Giờ hắc đạo: Quý Sửu (1h-3h), Bính Thìn (7h-9h), Đinh Tỵ (9h-11h), Canh Thân (15h-17h), Nhâm Tuất (19h-21h), Quý Hợi (21h-23h).

Từ 11h-13h (Ngọ) và từ 23h-01h (Tý): Cầu tài lộc thường không có lợi, hay bị trái ý, xuất hành hay gặp nạn.

Từ 13h-15h (Mùi) và từ 01-03h (Sửu): Mọi công việc đều tốt lành, cầu tài lộc nên đi hướng Tây Nam. Nhà cửa được yên lành, người xuất hành đều khỏe mạnh và bình yên.

Từ 15h-17h (Thân) và từ 03h-05h (Dần): Tin vui sắp tới, cầu tài lộc hãy đi hướng Nam. Đi công việc, gặp gỡ đối tác được nhiều may mắn. Chăn nuôi và canh tác đều sẽ thuận lợi, người đi có tin về.

Từ 17h-19h (Dậu) và từ 05h-07h (Mão): Mưu sự khó thành, cầu lộc tài mờ mịt, kiện tụng nên hãy hoãn lại. Người đi chưa có tin về, mất của, mất đồ nếu đi theo hướng Nam thì tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ, tranh luận, miệng tiếng tầm thường. Làm công việc gì cũng nên cẩn trọng và phải chắc chắn.

Từ 19h-21h (Tuất) và từ 07h-09h (Thìn): Hay tranh luận, cãi cọ, gây chuyện đói kém cần phải đề phòng. Nên giữ miệng đề phòng ẩu đả, cãi nhau.

Từ 21h-23h (Hợi) và từ 09h-11h (Tỵ): Là giờ rất tốt lành, đi công việc thường gặp được nhiều may mắn. Khai trương, buôn bán, kinh doanh, sẽ có lời. Phụ nữ có tin vui mừng, người đi sắp về nhà. Mọi công việc đều hòa hợp, có bệnh cầu ắt khỏi, người nhà đều khỏe mạnh.

* Hội nghị ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương ở ngoài nước và đại biểu trong nước đã họp tại Ma Cao (Trung Quốc), ngày 14-6-1934. Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện chương trình hành động nǎm 1932 và vạch ra nhiệm vụ trước mắt của tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng nhằm chuẩn bị cho đại hội Đảng lần thứ nhất.

* Ngày 14-6-1961, Hồ Chủ tịch đã về thǎm hợp tác xã Kiều Mai (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) Bác Hồ còn về thǎm nông dân ở đây vào ngày 25-11-1961 khi bà con đang gặt lúa mùa. Bác trồng cây đa và chúc tết nhân dân xã Phú Diễn ngày 31-1-1965.

Nông dân ngoại thành Hà Nội được đón Bác nhiều lần trong các dịp chống hạn, đắp đê, phòng chống lũ lụt, thử máy cấy lúa, trồng cây...

Nhiều nông dân có thành tích về chống hạn, xây dựng công trình thuỷ lợi đã được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người.

* Vũ Ngọc Phan, nguyên quán ở tỉnh Hà Bắc (cũ) sinh ngày 8-9-1902 và qua đời vào ngày 14-6-1987 tại Hà Nội.

Ông viết vǎn, soạn sách, dịch thuật từ những nǎm còn trẻ, nổi tiếng là một cây bút tiểu luận, phê bình vǎn học. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia công tác vǎn hoá, vǎn nghệ.

Các tác phẩm của nhà nghiên cứu vǎn học Vũ Ngọc Phan gồm có: "Nhà vǎn hiện đại", "Dân ca Việt Nam", "Trên đường nghệ thuật", "Tục ngữ ca dao", "Hồi ký" và một số truyện ký.

* Culông (Coulomb) là nhà vật lý Pháp, người đã đưa ra định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Ông sinh ngày 14-6-1736 và mất vào nǎm 1806.

Culông sớm tham gia quân đội và là kỹ sư công binh. Khi ra khỏi quân đội, ông giành thời gian để nghiên cứu hoa học, ông phát minh ra cân xoắn, một dụng cụ rất nhạy dùng đo lực tác dụng giữa các điện tích trên cơ sở nghiên cứu tính đàn hồi xoắn của các dây và tóc. Ông đưa ra công thức về cường độ điện trường ở gần một mạng điện. Và đặc biệt ông đã đưa ra một định luật cơ bản về lực tác dụng giữa các điện tích. Định luật này được mang tên ông, gọi là định luật Culông.

Ngoài các công trình về điện và từ, Culông còn có những nghiên cứu về sự ma sát trong các máy, về cối xay gió, về tính đàn hồi của kim loại và sợi.

* Lanstainơ sinh ngày 14-6-1868 tại Viên - thủ đô nước Áo, trong một gia đình gốc do Thái. Nǎm 23 tuổi ông tốt nghiệp khoa y trường Đại học Tổng hợp, trở thành thầy thuốc kiêm nhà nghiên cứu. Về sau, ông làm giáo sư tại Học viện Rốcphelơ.