Ngày 18 4 là ngày gì năm 2024

Ngày 18 tháng 4 năm 2024 là ngày kỷ niệm 77 năm thành lập Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát hình sự. Bộ phận này trực thuộc lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ và thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, trinh sát cùng một số hoạt động đúng theo quy định Pháp Luật đề ra.

Qua đó ngăn chặn các hành vi phạm tội làm mất an ninh trật tự và những tệ nạn xã hội khác. Cũng chính lực lượng Cảnh sát hình sự đã góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng, quyền lợi hợp pháp của công dân. Giữ gìn một môi trường trật tự, an toàn.

.jpg) 18/4 là ngày gì - Ý nghĩa của ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát hình sự

Dù trong hoàn cảnh khó khăn và thách thức như thế nào thì những người cảnh sát hình sự đều kiên cường, dũng cảm, mưu trí, không ngần ngại hy sinh bản thân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.

1.2. Ngày Người khuyết tật Việt Nam

Ngày 30/7/1998 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10 về người khuyết tật. Vậy 18/4 là ngày gì? Tại điều 31 của Pháp lệnh đã quy định lấy ngày 18/4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc những người tàn tật.

Cho tới sau này, khi Luật người khuyết tật Việt Nam số 51/2010/QH12 được ban hành, tại điều 11 chính thức ghi nhận ngày 18/4 hàng năm sẽ là Ngày người khuyết tật Việt Nam.

Tới ngày này các tổ chức, tập thể hay cá nhân có liên quan tới người khuyết tật đều có các hoạt động hướng tới người tàn tật. Giúp họ thoát ra khỏi mặc cảm, đồng thời tạo ra sân chơi lành mạnh để có thể chia sẻ và học tập.

Ngày 18 4 là ngày gì năm 2024
Ý nghĩa của ngày Người khuyết tật Việt Nam

Nhiều hoạt động trong ngày này thường là giao lưu văn nghệ, tổ chức thi đấu thể thao, tọa đàm, hội nghị, hội thảo hoặc tư vấn và tuyển dụng việc làm, tư vấn kỹ năng sống, hướng dẫn khám chữa bệnh miễn phí,...

Xem thêm: Ngày 28 Tháng 6 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Ngày 28 Tháng 6​

2. Những sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 18/4 trên thế giới

Dành cho những ai đang tìm hiểu về 18/4 là ngày gì thì vào khoảng thời gian này cũng là ngày diễn ra một số lịch sử quan trọng sau:

  • Ngày 18 tháng 4 năm 1506: Viên đá đầu tiên của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được đặt. Hiện đây là một trong các nhà thờ lớn nhất ở Vatican.
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1906: Hơn 3000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất 7,6 độ Richter cùng hỏa hoạn tại San Francisco của Hoa Kỳ.
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1942: Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra. Hoa Kỳ tiến hành phát động chiến tranh, công kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản. Đây là cũng cuộc tấn công đầu tiên vào đất nước Nhật Bản.
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1951: Các nước Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước Benelux là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan chính thức ký hiệp định Paris về vấn đề thành lập cộng đồng Than Thép Châu Âu.
  • Ngày 18 tháng 4 năm 1978: Quân Khmer đỏ vượt biên giới và bắt đầu tiến hành cuộc thảm sát Ba Chúc tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ngày 18 4 là ngày gì năm 2024
Các sự kiện lớn trong lịch sử diễn ra vào ngày 18 tháng 4

Xem thêm: 26/10 Là Ngày Gì? 9 Cột Mốc Quan Trọng Có Thể Bạn Không Biết

Bí ẩn các ngày có trong tháng 4

1/4 là ngày gì

2/4 là ngày gì

3/4 là ngày gì

4/4 là ngày gì

5/4 là ngày gì

6/4 là ngày gì

7/4 là ngày gì

8/4 là ngày gì

9/4 là ngày gì

10/4 là ngày gì

11/4 là ngày gì

12/4 là ngày gì

13/4 là ngày gì

14/4 là ngày gì

15/4 là ngày gì

16/4 là ngày gì

17/4 là ngày gì

18/4 là ngày gì

19/4 là ngày gì

20/4 là ngày gì

21/4 là ngày gì

22/4 là ngày gì

23/4 là ngày gì

24/4 là ngày gì

25/4 là ngày gì

26/4 là ngày gì

27/4 là ngày gì

28/4 là ngày gì

29/4 là ngày gì

30/4 là ngày gì

3. Ngày 18/4 là cung gì?

Người sinh ngày 18/4 thuộc cung Bạch Dương (21/3 - 19/4). Trong vòng hoàng đạo đây là cung đầu tiên. Bạch Dương có biểu tượng là con cừu đực với đặc trưng bộ lông vàng. Người sinh 18/4 thuộc nguyên tố lửa và cũng là một trong bốn cung thống lĩnh. Cung hoàng đạo này có sao chiếu mệnh là Hỏa Tinh và Diêm Vương Tinh. Đồng thời chịu sự ảnh hưởng lớn từ mặt trời.

Bạch Dương được biết đến với sự hy sinh và lòng thủy chung son sắc. Tuy nhiên, người thuộc cung Bạch Dương lại có tính cách khá nóng nảy, có xu hướng bạo lực.

* Ngày 18-4-1977, Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản điều lệ gồm 27 điều quy định về nguyên tắc chung, hình thức đầu tư, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nước ngoài, thủ tục xin đầu tư vào Việt Nam, giải thể và thanh lý các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, việc xử lý các vụ tranh chấp giữa các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư của nước ngoài và các điều khoản thi hành Điều lệ.

* Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán chính thức, phái đoàn chính phủ Việt Nam và Pháp đã họp hội nghị trù bị ở Đà Lạt ngày 18-4-1946.

Phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do đồng chí Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Trong hội nghị, phái đoàn ta đã tích cực đấu tranh vạch trần âm mưu của thực dân Pháp định xoá bỏ hiệp định sơ bộ 6-3 để lập lại chế độ thuộc địa ở Việt Nam. Phái đoàn ta kiên quyết giữ vững lập trường "Hoà bình trong tự do bình đẳng phù hợp với hiệp định sơ bộ 6-3 chứ không phải hoà bình trong nô lệ". Sau gần một tháng đấu tranh, hội nghị bế tắc vì thái độ ngoan cố của phái đoàn Pháp.

* Ngày 18-4-1970, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra tuyên bố nghiêm khắc cảnh báo tập đoàn phản động Lonnon Xirich Matắc đã gây ra những tội ác dã man đối với Việt kiều ở Cǎmpuchia. Bản tuyên bố viết "Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà cực lực lên án và tố cáo trước dư luận thế giới âm mưu độc ác và những tội ác cực kỳ man rợ của tập đoàn Lonno Xirich Matắc đối với kiều dân Việt Nam ở Cǎmpuchia".

* Từ thành phố Đà Lạt, trung đoàn 812 của ta nhanh chóng cơ động xuống Bình Thuận. Trung đoàn này cùng tiểu đoàn 200C và lực lượng địa phương tiêu diệt chi khu quân sự Thiện Giáo (Ma Lâm) là một vị trí quan trọng trên tuyến phòng thủ Tây Bắc thị xã Phan Rang. Du kích và nhân dân nổi dậy diệt địch, phá tan hệ thống đồn bốt của chúng. Quân địch ở tiểu khu Bình Thuận điên cuồng chống trả. Chúng cho pháo binh, máy bay liên tục mém bom đánh phá dọc theo tuyến vành đai đông - bắc Phan Thiết, tập trung 5 tiểu đoàn bảo an liên tục phản kích. Quân đoàn 2 của ta tiến đến Xara, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương tiến công thị xã Phan Thiết. Từ các hướng, các mũi, quân ta tiến công vào các mục tiêu then chốt, các cơ quan chỉ huy đầu não của địch. Ngày 18-4-1975, thị xã Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận được giải phóng.

Thế giới

* Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, liên quân 14 nước đế quốc tiến hành can thiệp hòng bóp chết cách mạng non trẻ. Hạm đội của nhiều nước đế quốc đã tiến vào và bao vây nước Nga. Ngày 18-4-1919, thuỷ thủ và binh lính Pháp trên chiến hạm Phơrǎngxơ tuyên bố chống lệnh chiến đấu của bọn chỉ huy, đưa ra khẩu hiệu "Không chiến tranh với nước Nga". Đồng chí Tôn Đức Thắng, lúc đó là thợ máy trên chiến hạm được cử làm người kéo cờ đỏ biểu thị thái độ phản đối sự can thiệp vào nước Nga Xô Viết. Cuộc binh biến đã lan rộng ra toàn hạm đội Pháp và buộc bọn chỉ huy phải cho tàu về cǎn cứ.

* Ngày 18-4-1955, Hội nghị Á Phi đã khai mạc tại Bǎngđung Indônêsia, 29 đoàn đại biểu chính phủ các nước Á Phi là thành viên chính thức tới dự hội nghị. Thành phần đại biểu gồm nhiều vị đứng đầu chính phủ các nước Á Phi. Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham dự hội nghị do đồng chí Phạm Vǎn Đồng dẫn đầu. Chương trình nghị sự của hội nghị Á Phi gồm 5 mục:

- Hợp tác kinh tế. - Hợp tác vǎn hoá. - Quyền con người và quyền tự quyết. - Vấn đề các dân tộc phụ thuộc. - Đẩy mạnh phong trào hoà bình và hợp tác quốc tế.

Hội nghị tuyên bố: Chủ nghĩa thực dân với mọi hình thức biểu hiện của nó, là một tai hoạ, cần chấm dứt mau chóng. Việc áp bức và bóc lột là một sự phủ nhận những quyền cơ bản của con người, trái với hiến chương Liên hiệp quốc ngǎn cản sự nghiệp hoà bình thế giới và sự hợp tác quốc tế. Hội nghị lên án những chính sách và hành động phân biệt chủng tộc ở nhiều vùng rộng lớn châu Phi và nhiều nơi trên thế giới xâm phạm quyền con người, phủ nhận phẩm giá con người.