Nguyên nhân chim bị xệ cánh

  1. Nguyên nhân chim bị xệ cánh

    donxinhoclai Thành viên Mới

    Tham gia ngày:11/10/12Bài viết:22Được thích:0Điểm thành tích:0

    e có nuôi 1 chú CM từ non lên.cho ăn cám ướt+ sâu quy,mới biết mổ, mà không hiểu sao 2 ngày nay tợ nhiên bị xệ cánh, k còn nhanh nhẹn, k bay khỏe như trước nữa.E mún hỏi là e nó bị làm sao, cách chữa thế nào, hix.E mới nuôi nên chưa có kinh nghiệm.Mong các bác giúp đỡ


  2. Nguyên nhân chim bị xệ cánh

    steppegreen Thành viên Mới

    Tham gia ngày:2/5/13Bài viết:6Được thích:0Điểm thành tích:0

    Ðề: chào mào bị xệ cánh.Các cao thủ giup với

    hình như e nó bị bệnh đường ruột bác ạ.e đọc được ở đây k biết đúng k
    Đau bụng: bệnh đường ruột.
    - Nguyên nhân: đa dạng:
    + Do ngộ độc nặng: ăn phải thức ăn có độc như cào cào dính thuốc sâu, trái cây có thuốc sâu, chất chống ẩm trong cám …: vô phương cứu chữa … hic.
    + Do ngộ độc nhẹ: ăn phải cám mốc, trái cây ươn, ăn sâu chết, … do nước uống “lên men” (có nhiều đồng chí nuôi chim mà nhìn vào lọ nước cứ như tô cháo huyết …)
    + Do chim không chịu cám: đổi cám đột ngột, ruột chim chưa kịp thích nghi với thành phần của cám mới.
    + Do vi khuẩn.
    - Triệu chứng: chim xù lông, cử động chậm chạp, run chân, cánh xệ xuống, lưng nhọn lên, đi ỉa phân lỏng và có nhầy xanh. Bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì chim đi lỏng dai dẳng kinh niên rất khó trị.
    - Điều trị: khi xác định là chim bị đường ruột, việc đầu tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu. Nếu xác định được không phải do vi khuẩn thì trước hết phải điều trị triệu chứng để hạn chế sự mất nước cho chim cái đã – bằng cách cho uống nước trà, cho ăn chuối tây (chuối cúng) vừa chín tới, cho uống nước lá ổi non, lá cỏ xước, lá cây cộng sản (một trong các loại trên, giã nát hòa lấy nước, lọc lại cho chim uống) … điều chỉnh chế độ vệ sinh, ăn uống – chim sẽ mau hồi phục lại.
    Nếu chim bị đường ruột do vi khuẩn thì bạn phải cho chim uống nước oresol như chữa cho người vậy – để hạn chế mất nước. Chim bị vi khuẩn đường ruột thì cần phải uống thuốc kháng sinh, cách tốt nhất có thể là ra hiệu thuốc thú y mua thuốc của gà con về cho chim uống.


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé
  • Nguyên nhân chim bị xệ cánh

    Cho đến nay không chỉ có hàng trăm trẻ ở Hà Tĩnh bị mắc bệnh “chim xệ cánh” mà rải rác các nơi khác như Phú Thọ, Đồng Tháp, An Giang các bác sĩ cũng gặp loại bệnh này. Trong khi các nhà khoa học đang tích cực truy tìm nguyên nhân thì vấn đề trước mắt là chẩn đoán và điều trị loại bệnh nói trên.

    Theo số liệu của Bệnh viện Nhi trung ương, ngoài 447 cháu bị mắc bệnh "chim xệ cánh" (y học tạm gọi là xệ vai hoặc nghiêng vai) được phát hiện ở Hà Tĩnh thì trong năm 2005, bệnh viện này cũng tiếp nhận điều trị cho 170 trẻ bị xơ hóa cơ delta đến từ Phú Thọ, Sơn La, Hà Tĩnh. Trong khi đó, theo Tiến sĩ - bác sĩ (TS-BS) Lê Đức Tố -Trưởng ban Y tế Hội cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hồ Chí Minh, vào năm 1989 ông và các đồng nghiệp cũng đã điều trị cho một cháu gái 13 tuổi tại Bệnh viện Hải quân TP.HCM, năm 2000 lại gặp thêm 2 bệnh nhân nhỏ tuổi quê ở Đồng Tháp và An Giang. Gần đây nhất, vào ngày

    Nguyên nhân chim bị xệ cánh

    9/1/2006, TS - BS Lê Đức Tố cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân L., 18 tuổi, quê Quảng Nam, hiện đang làm việc tại tỉnh Bình Dương. Đáng lưu ý, bệnh nhân L. cho biết cả mẹ và 3 người cậu ruột của mình cũng đều mắc bệnh này.

    Các bác sĩ cho biết, "chim xệ cánh" là một bệnh lý ở vùng vai, thể hiện ở chỗ xương bả vai bị kéo nghiêng ra ngoài làm cho vai xệ xuống. Có trẻ bị một bên, cũng có cháu bị xệ cả hai vai. Trường hợp mắc bệnh điển hình nhất thường có các biểu hiện như sau: vận động khớp vai hạn chế, khó khép cánh tay vào thành ngực; khi khép cánh tay vào nách, xương bả vai nhô ra phía sau; cơ delta kém phát triển và khi đưa hai cánh tay ở tư thế vuông góc với thân thì hai khuỷu tay không thể chạm vào nhau như người bình thường.

    Theo TS-BS Lê Đức Tố, việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh "chim xệ cánh" rất đơn giản nếu được tiến hành sớm. Đối với các bậc phụ huynh, khi phát hiện con em mình có sự vận động bất thường ở khớp vai, bờ vai bị xệ xuống, phía sau lưng thấy xương bả vai nhô cao lên thì nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám. Với các bác sĩ tuyến dưới, cần lưu ý đến các triệu chứng đã được tập huấn để sớm phát hiện và điều trị cho trẻ. Trường hợp cần mổ thì nên mổ sớm, còn chưa đến mức phải mổ thì cho tập phục hồi chức năng để giúp vùng vai cân bằng trở lại. Trong việc phẫu thuật, chỉ cần rạch da dài khoảng 3- 4 cm, qua da tìm xuống một rãnh, ở đây có một dải gân xơ cứng chắc nổi lên như một sợi dây thừng nhỏ nằm giữa hai bó cơ delta lành lặn. Cắt và làm trượt dải này thì sự kéo lệch xương bả vai sẽ mất đi nhanh chóng. Sau thời gian tập phục hồi chức năng, vai sẽ phục hồi như cũ. Với trẻ trên 10 tuổi có thể cho thuốc tiền mê rồi gây tê tại chỗ để mổ, trẻ nhỏ hơn mới cần gây mê. Phẫu thuật "chim xệ cánh" là một trung phẫu nếu không muốn nói là tiểu phẫu, chỉ cần huấn luyện một thời gian ngắn là các bác sĩ tuyến huyện đã có thể chẩn đoán và điều trị được bệnh này. Việc cắt dải gân xơ vừa nói ở trên không làm yếu đi cơ delta như nhiều người nghĩ" - TS-BS Lê Đức Tố khẳng định.

    \n

    Từ ngày 27 - 29/12/2005, một đoàn phẫu thuật chỉnh hình của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM đã đến Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An mổ đợt đầu cho 35 cháu nhỏ bị mắc bệnh "chim xệ cánh", đến nay các trường hợp được mổ này đã lành bệnh. Trên cơ sở đó, theo tính toán của Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An, chi phí cho một ca mổ chỉ khoảng 1 triệu đồng, bao gồm cả tiền mổ và chi phí cho 3- 4 tuần tập phục hồi chức năng.

    Về nguyên nhân gây bệnh, cho đến thời điểm này có rất nhiều quan điểm không giống nhau. Có ý kiến cho rằng xơ hóa cơ delta là hậu quả của việc tiêm ngừa vắc-xin, ý kiến khác lại cho rằng do yếu tố môi trường hoặc do độc tố, nhưng cũng có ý kiến cho là do vi trùng hoặc siêu vi trùng gây ra vì sự xuất hiện bệnh "chim xệ cánh" đã như một vụ dịch, thậm chí vấn đề di truyền như trường hợp gia đình bệnh nhân L. cũng được đề cập đến... Vấn đề này rất cần sự quan tâm của Bộ Y tế và các nhà khoa học, nhằm sớm đưa ra kết luận chính thức để có hướng phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho cộng đồng và người bệnh.

    Bùi Chiến