Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

  • SHB cung cấp dịch vụ tư vấn Bộ chứng từ xuất khẩu trước khi xuất trình
  • Chiết khấu Bộ chứng từ xuất khẩu với phương thức thanh toán đa dạng:
    • Thư tín dụng: L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C UPAS (thư tín dụng trả ngay có thể trả chậm); L/C chuyển nhượng.
    • Nhờ thu: Nhờ thu trả ngay D/P, nhờ thu trả chậm D/A
    • CAD: Giao chứng từ nhận tiền ngay
  • Tỷ lệ chiết khấu Bộ chứng từ xuất khẩu tối đa lên tới 98%
  • Thời gian chiết khấu Bộ chứng từ xuất khẩu tối đa lên tới 6 tháng.
  • Hồ sơ, thủ tục :nhanh gọn, chỉ trong 02 giờ làm việc kể từ khi SHB nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp.

Khi làm việc trong mảng xuất nhập khẩu liên quan đến vấn đề thanh toán chúng ta không thể không nhắc đến LC. Hiểu đơn giản, LC là một phương thức thanh toán còn được gọi là thanh toán bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư (Letter of Credit). Thư tín dụng (L/C) muốn phát hành phải do một tổ chức có uy tín, có khả năng đảm bảo thanh toán, bảo lãnh những khoản mua bán có giá trị nhằm tạo ra sự an tâm cho người mua và người bán.

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

Vốn dĩ, người mua và người bán đều mong muốn giành thế an toàn cho mình, do đó câu hỏi “tiền trả trước hay hàng giao trước?” luôn luôn được đặt ra trong bất kỳ giao dịch nào. Thư tín dụng do đơn vị trung gian (ngân hàng) phát hành để giải quyết câu hỏi trên.

Như vậy, LC do một tổ chức tài chính hoặc trung gian tài chính phát hành. Tổ chức đáp ứng được những yêu cầu cụ thể trên thường là những ngân hàng, có năng lực tài chính, uy tín để người mua và người bán đều tin tưởng.

Tất nhiên, khi người mua và người bán dùng phương thức thanh toán LC thì phải tốn phí trung gian cho ngân hàng. Do đó, nghiệp vụ này cũng là một mảng kinh doanh tại các ngân hàng và được phụ trách bởi phòng thanh toán quốc tế.

LC là gì? Thư tín dụng chứng từ

LC là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụ thể, nếu người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng.

Bên bán cũng có một ngân hàng đại diện cho mình và bên bán sẽ chuyển bộ chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình tại quốc gia xuất khẩu.

Như vậy người mua, người bán và ngân hàng là những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán bằng LC. LC được viết tắt bởi từ Letter of Credit. Ngoài ra để nhấn mạnh đến thanh toán mà ngân hàng sẽ giữ bộ chứng từ người ta còn có tên gọi khác là Documentary Letter of Credit để nhấn mạnh đến chứng từ và phương thức thanh toán.

Quy trình thanh toán bằng L/C

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Tuy nhiên, để dễ hiểu mình đưa ra quy trình đơn giản và chung nhất.

Các bên tham gia trong quy trình này gồm có 4 bên:

  • Importer (buyer): Người nhập khẩu hay còn gọi là người mua hàng.Trong LC gọi là Người yêu cầu mở LC (the applicant)
  • Exporter (Seller): Người xuất khẩu hay còn gọi là người bán hàng. Trong LC gọi là Người thụ hưởng (the beneficiary)
  • Ngân hàng phát hành LC (Issuing bank): Đây là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu
  • Ngân hàng Thông báo LC (Advising bank): Ngân hàng bên bán Advising bank

Quy trình này gồm có 9 bước như sau:

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

*(0)* Người bán và người mua ký kết hợp đồng ngoại thương (Commercial Contract). Trong hợp đồng người xuất khẩu và người nhập khẩu phải chấp nhận phương thức thanh toán LC. Ngoài ra hợp đồng cũng quy định rõ các yêu cầu trong LC. Thâm chí, dấu chấm và dấu phẩy cũng phải quy định rõ ràng và thống nhất. Tuy nhiên chúng ta cũng cần hiểu là, không nhất thiết LC phải giống hợp đồng ngoại thương về mọi quy định. Đây 2 loại giấy tờ riêng biệt và không ràng buộc nhau.

*(1)* Người mua (người nhập khẩu) dựa vào hợp đồng ký kết với người bán, làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình – Ngân hàng phát hành (THE ISSUING BANK). Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở L/C.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu-nếu có (đối với giao dịch lần đầu).
  • Hợp đồng ngoại thương.
  • Giấy phép nhập khẩu.
  • Cam kết thanh toán (trường hợp mở L/C trả chậm).
  • Trường hợp người mua ký quỹ L/C dưới 100% trị giá L/C phải có bản giải trình do phòng tín dụng của chi nhánh lập được giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Thông thường các đơn yêu cầu mở L/C theo mẫu của ngân hàng. Và không phải doanh nghiệp nào cũng được mở LC. Mà phụ thuộc vào giá trị hợp đồng, chính sách mỗi ngân hàng, uy tín của doanh nghiệp yêu cầu mở LC. Thông thường trong bước này doanh nghiệp yêu cầu mở LC phải ký quỹ.

*(2)* Ngân hàng phát hành (Issuing bank) sẽ xem xét, nếu chấp thuận sẽ gởi LC cho ngân hàng thông báo (Advising bank) để gởi cho người thụ hưởng là người xuất khẩu (the beneficiary). Và chú ý là ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành. Như vậy, ngân hàng thông báo mới có khả năng để kiểm tra tính chân thật của LC.

*(3)* Ngân hàng thông báo sẽ đánh giá LC và chuyển L/C bản gốc đến người bán, người bán kiểm tra khả năng đáp ứng L/C và có thể đề nghị chỉnh sửa (nếu cần).

*(4)* Người thụ hưởng (người xuất khẩu) tiến hành kiểm tra LC, nếu mọi thứ đã đúng thì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu.

*(5)* Sau khi giao hàng, người xuất khẩu phải chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để chuyển cho ngân hàng thông báo (Advising bank) và kèm theo bộ chứng từ là thông báo đòi tiền. Trong bước này xuất hiện chứng từ và thanh toán do đó phương thức này được gọi là “Thư tín dụng chứng từ” (Letter of Credit). Giao chứng từ và yêu cầu thanh toán.

*(6)* Sau khi nhận bộ chứng từ. Ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ chưa? Trong thanh toán tín dụng chứng từ thì bộ chứng từ phải tuân thủ UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits). Những bài sau mình sẽ viết về UCP và ISBP.

*(7)* Sau khi nhận được bộ chứng từ khi bước (6) kết thúc, ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Sau quá trình kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra đến ngân hàng thông báo.

*(8)* Sau quá trình này bộ chứng từ đã trong tay của ngân hàng phát hành. Bộ chứng từ này nếu sai thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu tu chỉnh. Nếu hợp lệ thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) và thanh toán.

*(9)* Khi ngân hàng thông báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng mở LC sẽ tiến hành phát hành thanh toán đến người nhập khẩu.

Như vậy chúng ta đã khái quát được quy trình thanh toán LC. Tuy nhiên đây là trường hợp đơn giản nhất chỉ có 4 bên tham gia vào quy trình. Ngoài ra còn có các đơn vị khác tham gia vào quy trình.

Mỗi L/C đều phải quy định có giá trị thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ theo 4 cách. Nếu không có quy định thì mặc định L/C được coi là có giá trị tại Ngân hàng phát hành. Bài viết này Kiến thức xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho các bạn quy trình xuất trình chứng từ theo UCP 600.

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

>>>>>>>> Xem thêm: Quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được hoàn

Quy tắc xuất trình cho từng trường hợp cụ thể như sau:

1.Xuất trình chứng từ L/C ứng với Ngân hàng phát hành, không xác nhận

Xuất trình chứng từ L/C có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành được gọi là L/C không huỷ ngang có giá trị trực tiếp. Đối với loại L/C này, chứng từ phải được xuất trình trực tiếp để được thanh toán tại Ngân hàng phát hành.

Ngân hàng phát hành chỉ có nghĩa vụ đối với người thụ hưởng về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ, ngoài ra không có bất cứ nghĩa vụ nào khác với bất kỳ ai khác, nghĩa là, L/C không có cam kết hay nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành với bất kỳ ai với người thụ hưởng. Như vậy, việc một ngân hàng đã ứng trước hay chiết khấu bộ chứng từ chỉ được xem là hành động đơn phương giữa ngân hàng này với người thụ hưởng.

Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán bộ chứng từ hợp lệ và đúng hạn theo sự chỉ dẫn của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Như vậy tuỳ vào mối quan hệ và thực trạng, bộ chứng từ, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có thể trả tiền hay ứng trước cho bộ chứng từ xuất trình theo L/C loại này, tuy nhiên việc chiết khấu này không làm thay đổi trách nhiệm của Ngân hàng phát hành trong việc trả tiền nếu bộ chứng từ hợp lê và được xuất trình đúng hạn; ngược lại, việc ngân hàng phục vụ người thụ hưởng có được hoàn trả hay không cũng phụ thuộc vào chứng từ có xuất trình phù hợp với Ngân hàng phát hành. hàm vlookup trong excel

Thực tế, nếu L/C không có điều khoản chiết khấu và không có ngân hàng nào được chỉ định, thì L/C này chỉ có giá trị thanh toán tại NHPH. 

»»»»» Review Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt

2.L/C ứng với Ngân hàng xác nhận

Nếu là L/C xác nhân, thì người thụ hưởng có hai phương án xuất trình là:

– Xuất trình chứng từ trực tiếp đến Ngân hàng xác nhận để được thanh toán. Ngân hàng xác nhận không được phép từ chối mỗi khi nhận được chứng từ xuất trình hợp lệ theo L/C.

– Xuất trình cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán. Nếu Ngân hàng phát hành không thanh toán thì người hưởng có quyền xuất trình lại chứng từ cho Ngân hàng xác nhận để được thanh toán.

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

Chú thích: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất

(1) Xuất trình trực tiếp. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

(2) Tái xuất trình nếu Ngân hàng phát hành không trả tiền

3.L/C ứng với Ngân hàng được chỉ định hoặc với bất kì ngân hàng

Nếu L/C quy định xuất trình chứng từ cho Ngân hàng được chỉ định đích danh thì xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định đích danh, nếu L/C được chiết khấu tự do thì xuất trình chứng từ cho bất cứ ngân hàng nào.

Trong cả hai trường hợp, đều có thể xuất trình chứng từ trực tiếp cho Ngân hàng xác nhận hay Ngân hàng phát hành.

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

Nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào

Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành là thanh toán miễn truy đòi, còn Ngân hàng xác nhận là thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi và chuyển giao chứng từ cho Ngân hàng phát hành. Thực ra đây chỉ là cách thể hiên trách nhiệm của hai ngân hàng theo đúng vai trò của chung trong giao dịch L/C.

Nhận thấy rằng, đối với L/C có giá trị chiết khấu, thì trách nhiệm của Ngân hàng phát hành là trả tiền cho người được hưởng miễn truy đòi; còn Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm là thanh toán hoặc chiết khấu miễn tuy đòi đối với hối phiếu/ chứng từ phù hợp với L/C. 

Hành động của Ngân hàng phát hành trong việc trả tiền cho người được hưởng, hoặc hoàn trả cho NHCK là nghĩa vụ chính, vô điều kiện và miễn truy đòi cho dù thực trạng tài chính của người mở như thế nào.

Đối với Ngân hàng xác nhận

Mặc dù phải cùng chịu trách nhiệm thanh toán L/C, nhưng Ngân hàng xác nhận không có quan hệ trực tiếp với người mở, nên về mặt nghiệp vụ, Ngân hàng xác nhận sẽ đóng vai trò là một ngân hàng trung gián chuyển chứng từ để đòi tiền Ngân hàng phát hành và hoặc chiết khấu chứng từ và thu tiền từ Ngân hàng phát hành. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Về nghĩa vụ

Hành động thanh toán hoặc chiết khấu của Ngân hàng xác nhận là vô điều kiện và miễn truy đòi cho ngừi hưởng số tiền đã chiết khấu, bất kể trách nhiện hoàn trả của Ngân hàng phát hành như thế nào. Như vậy, việc chiết khấu của Ngân hàng xác nhận chỉ là nghĩa vụ, nhưng tương đương với việc thanh toán của Ngân hàng phát hành.

Do đó, hành động chiết khấu của Ngân hàng xác nhận là khác với hành động chiết khấu của Ngân hàng được chỉ định khác; trong đó, Ngân hàng được chỉ định (không phải NHXN) chiết khấu luôn kèm theo quyền truy đòi, trừ khi nó ghi thêm từ “không truy đòi”, còn Ngân hàng xác nhận thì luôn luôn không được quyền truy đòi.

Về nguyên lý

Một L/C có thể được xác nhận bởi một ngân hàng nhưng lại được thông báo bởi một ngân hàng khác, thường là Ngân hàng thông báo. nên học kế toán ở đâu

Một ngân hàng trước khi xác nhận L/C, họ phải hiểu rõ mọi điều kiện, tình huống giống như Ngân hàng phát hành đối với dịch vụ mà họ sẽ thực hiện, từ việc xem xét yêu cầu xác nhận, nghiên cứu khách hàng, đảm bảo thanh toán… đến kiểm tra các điều khoản của L/C. Họ luôn giành quyền kiểm tả chứng từ xuất trình và thực hiện vai trò của NHCK. Tất cả những hành động như vậy là để đảm bảo vai trò của Ngân hàng xác nhận trong những giao dịch mà trách nhhiệm và nghĩa vụ pháp lý của nó ràng buộc bởi việc thanh toán L/C mà nó đã xác nhận.

Trên đây là các quy tắc xuất trình chứng từ theo UCP 600.

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu từ những bài viết liên quan trong trang. Nếu bạn cần tư vấn những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ logistics xuất nhập khẩu, việc Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất,…Bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Chúc bạn thành công!

FacebookTwitterGoogle+Pin It