Sap Functional Consultant là gì

ERP là hệ thống tích hợp nhiều module chức năng để vận hành cho một doanh nghiệp, phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán – tài chính, nhân sự,… Vậy trong quá trình triển khai dự án ERP, liệu có cần đến người BA hay không? Vai trò của họ là gì?

Sơ lược về ERP

ERP - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp [Enterprise resource planning] đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Đúng như cái tên ERP, đây là hệ thống tích hợp nhiều module chức năng để vận hành 1 doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ giúp các nhà quản trị quản lý, lên kế hoạch với các nguồn lực sẵn có ở doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán – tài chính, nhân sự,…

ERP là gì?

ERP ra đời nhằm tối ưu hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất hiệu quả sử dụng nguồn lực của mình. Tuy rằng giá trị mà ERP mang lại đã được khẳng định, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho việc ứng dụng giải pháp này vào vận hành công ty. Vậy nguyên nhân là gì?

Những thách thức trong quá trình triển khai dự án ERP

Để triển khai thành công một dự án ERP, doanh nghiệp phải đối mặt với khá nhiều thách thức và khó khăn đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố công nghệ, tài chính, và đặc biệt yếu tố con người trong hệ thống chính là vấn đề mà doanh nghiệp không nên xem nhẹ.

Trong yếu tố con người sẽ bao gồm khả năng chấp nhận sử dụng của người dùng [có thể là nhân viên công ty hoặc/và khách hàng, quá trình đào tạo nhân sự mới, hay năng lực đáp ứng của con người với hệ thống mới,…

Quay lại với câu hỏi “Trong quá trình triển khai dự án ERP, liệu có cần đến người BA hay không?”. Câu trả lời sẽ là có! Tuy nhiên điều này sẽ còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và bộ máy chức năng của doanh nghiệp ấy.

Thông thường bạn sẽ thấy tên gọi là ERP Consultant, hay Functional Consultant ERP. Trên thế giới họ sẽ gọi là ERP BA trên các mẩu tin tuyển dụng. Dù tên gọi là gì thì công việc của họ đều liên quan đến các stakeholders, yêu cầu và quy trình nghiệp vụ.

Các bạn cũng có thể tham khảo quy trình triển khai dự án ERP ở hình sau [Nguồn: Gimasys]

Quy trình triển khai dự án ERP

Bạn cũng thể đọc bài viết ngắn ở đây để biết một số công việc chính giữa BA và Functional Consultant. Không có quá nhiều điểm khác nhau vì suy cho cùng công việc của người BA là cần hiểu rõ cả business và technical của giải pháp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan.

Trách nhiệm thực sự của ERP Consultant là gì?

ERP Consultant có các trách nhiệm là:

  1. Phân tích và hiểu phần mềm hiện có tại doanh nghiệp? Hiện tại đã có module gì? Nó hoạt động ra sao, như thế nào so với quy trình thực tế của doanh nghiệp?
  2. Hỗ trợ đội kỹ thuật về quản lý thay đổi yêu cầu.
  3. Viết thông số kỹ thuật thiết kế – đặc tả yêu cầu và ước tính cho các chức năng dựa trên các yêu cầu.
  4. Tham gia vào quá trình ra quyết định để tối ưu hóa và cải tiến quản lý công nghệ.

Bạn cũng có thể đọc thêm bài viết sau trên Blog của BAC để hiểu hơn về vai trò của người BA trong các dự án ERP: tại đây

Trách nhiệm & Kỹ năng của ERP Consultant

Các kỹ năng ERP Consultant cần có

  • Tìm hiểu về các công cụ phát triển ERP thực hành phổ biến hiện nay: SAP S/4HANA, Oracle ERP, Odoom Intuit, Microsoft Dynamics,… trên thế giới, hoặc các nhà cung cấp như Magenest, Diginet, Citek, Bravo,… để phân tích và tìm ra đơn vị cung cấp ERP phù hợp với doanh nghiệp bạn đang làm việc.
  • Kỹ năng kỹ thuật và coding: PL/SQL, Oracle Forms, ABAP, v.v.
  • Kỹ năng Phân tích quy trình kinh doanh, Big Data, và Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Hiểu biết và có kiến thức về các domain như Kếc toán - Tài chính, Nhân sự, Chuỗi cung ứng, Quản trị mối quan hệ khách hàng sẽ là một điểm cộng để các bạn thích ứng với sự đa dạng module chức năng được tích hợp trong hệ thống ERP
  • Kỹ năng giao tiếp với các bên có liên quan để lấy được yêu cầu và hiểu được nhu cầu thực sự của họ.

Hãy tham khảo JD của vị trí ERP BA ở đây. Dựa vào nội dung mô tả công việc và yêu cầu kỹ năng trong JD sẽ giúp bạn xác định được những điều bản thân mình đã hoặc chưa có. Từ đó có thể bổ sung hoàn hảo trước ứng tuyển cho bất kỳ đơn vị nào.

Các thông tin trên làm rõ được rằng: Đối với những bạn có background học về các ngành liên quan như: Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, Computer Science,… Nếu có đam mê và hứng thú cả về hướng kinh doanh,... → Vị trí ERP BA chính là cơ hội để bạn cọ xát bản thân, nâng cao kinh nghiệm cả về công nghệ và kinh doanh.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo và apply những vị trí như: ERP Consultant, ERP Implement, Business Analyst tại các đơn vị đang tuyển dụng trên các kênh tìm việc làm uy tín dành cho các nhóm ngành CNTT [ itviec, glassdoor, …]

Có thể nói hệ thống ERP còn là một hệ thống tích hợp các phần mềm ứng dụng đa phân hệ, cung cấp các giải pháp cho các nhà quản lý doanh nghiệp với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, từ đó nâng cao khả năng quản lý điều hành. Hệ thống ERP thường sẽ được triển khai bởi các BA triển khai và BA Product. Bạn có thể tham khảo chi tiết ở bài viết “Kỹ năng cần thiết cho BA tại công ty Product”

Bổ sung các kỹ năng cần thiết của người BA tại BAC

Làm thế nào để cải thiện kiến thức, hoạch định chiến lược, tư vấn triển khai ERP?

Dựa vào những nội dung mô tả công việc trên JD của vị trí ERP BA, bạn có thể bổ sung hoàn hảo những gì bản thân thiếu sót trước ứng tuyển cho bất kỳ đơn vị nào. Hãy tham khảo khóa học “Hoạch định chiến lược, tư vấn triển khai ERP” tại BAC để hiểu biết chi tiết hơn và nắm bắt các quy trình chuẩn mực cụ thể. Từ đó xây dựng được một đề án quản trị ERP thực tế tại doanh nghiệp của mình!

Khoá học phù hợp với những ai có mục tiêu nghề nghiệp trở thành nhà tư vấn ERP trong tương lai, chuyên viên vận hành hệ thống ERP của doanh nghiệp hoặc các bên liên quan triển khai dự án ERP [Enterprise Resource Planning]... Đồng thời khoá học cũng phù hợp với các đối tượng giám đốc điều hành [CEO], trưởng phòng IT [IT Manager], giám đốc phụ trách dự án ERP, giám đốc tài chính/ Kế toán trưởng….

Sau khóa học này bạn sẽ nắm rõ các kiến thức cốt lõi về những lợi ích đối với doanh nghiệp khi sử dụng ERP vào quy trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời có kiến thức tổng quát về hệ thống ERP: SAP, ORACLE [SS4U], MS Dynamics, OpenERP [Odoo].

Bạn sẽ biết cách làm thế nào để lập kế hoạch một dự án đầu tư ERP cho doanh nghiệp. Từ xem xét chiến lược kinh doanh cho đến việc phân tích các yêu cầu của doanh nghiệp cho đến xây dựng ra yêu cầu đáp ứng [RFP]. Biết cách tổ chức hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu ERP. Nắm các nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức quản trị thay đổi trong khi triển khai dự án ERP. Hiểu biết chi tiết và nắm bắt các quy trình chuẩn mực cụ thể để xây dựng được một đề án quản trị ERP thực tế tại doanh nghiệp của mình.

09 sai lầm phổ biến khi triển khai hệ thống ERP

Đặc biệt chương trình học được thiết kế dựa trên các quá trình tư vấn triển khai dự án ERP của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ERP tại Việt Nam hiện tại. Khóa học cung cấp những lý thuyết thực tiễn, được đào tạo thực hành dựa trên dự án mẫu, các bài tập có tính thực tế cao được các chuyên gia đúc kết… Bạn có thể đăng ký khoá học tại đây!

Hy vọng bài viết tổng hợp này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của người BA trong các dự án triển khai ERP. Để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức mới dành cho BA và các vấn đề liên quan đến công nghệ, hãy theo dõi và đón đọc nhiều bài viết chất lượng khác trên blog của BAC nhé!.

Nguồn tham khảo:
//www.freelancermap.com/blog/what-does-erp-consultant-do/

Video liên quan

Chủ Đề