Kiểm soát chất lượng dịch vụ là gì

26/04/2022

Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Vừa qua đọc báo mảng tài chính, ngân hàng tôi thấy một vài bài viết đề cập đến việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán là gì? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đoàn Minh Thông [thong***@gmail.com]

  • Ngày 23/10/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Thông tư này quy định việc tổ chức và thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ đảm bảo khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật kiểm toán độc lập [sau đây gọi tắt là dịch vụ kiểm toán] của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    Theo đó, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 157/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:

    Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán là việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán và giám sát hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề trên cơ sở các quy định và thủ tục do cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động.

    Liên quan đến khái niệm này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau:

    - Kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán là việc thực hiện các thủ tục để đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và đánh giá chất lượng của các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.

    - Giám sát hoạt động kiểm toán là quy trình quản lý, xem xét và đánh giá thường xuyên việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 157/2014/TT-BTC.
    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Hoạt động kinh doanh khách sạn không thể thiếu công tác quản trị chất lượng dịch vụ. Hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu về Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ và những điều cần biết liên quan đến thuật ngữ này.

Ảnh nguồn Internet

► Khái Niệm Quản Trị Chất Lượng Dịch Vụ

Quản trị chất lượng dịch vụ là công tác quản lý, kiểm soát quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng…

► Những điều cần biết về Quản trị chất lượng dịch vụ trong Khách sạn – Nhà hàng

- Quy trình Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn – nhà hàng

  • Xác định mong đợi của khách hàng

Muốn đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, các khách sạn – nhà hàng cần phải tìm hiểu mong đợi của các đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường khách tiềm năng để xác định chính xác các tiêu chuẩn dịch vụ sẽ cung cấp. Bộ phận Marketing cần phải tiến hành công tác nghiên cứu thật kỹ càng, chi tiết để xác định những mong đợi chính xác nhất.

Ảnh nguồn Internet

  • Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

Sau khi đã xác định được những mong đợi của khách hàng, các khách sạn - nhà hàng cần phải thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cho đơn vị mình. Tiêu chuẩn được thiết lập phải ít nhất bằng hoặc cao hơn mong đợi của khách hàng mục tiêu. Một trong những bước thiết lập quan trọng là hoàn thiện quy trình thực hiện công việc của từng vị trí – từng nhiệm vụ cụ thể để việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng được chuẩn hóa, nhất quán.

  • Đảm bảo cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn được đề ra

Để đảm bảo quá trình cung ứng dịch vụ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, các đơn vị cung cấp dịch vụ cần quản lý tốt các yếu tố - điều kiện phục vụ khách hàng: hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật…; chất lượng đội ngũ nhân sự; kiểm soát quá trình cung ứng và giải quyết các phàn nàn của khách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý đồ thất lạc nhân viên khách sạn cần biết

Ảnh nguồn Internet

Lời cam kết của khách sạn được thể hiện thông qua những thông tin quảng cáo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội như tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ 5 sao, khách hàng sẽ được phục vụ chu đáo - tận tâm… Những thông tin này sẽ tạo ra sự mong đợi cho khách hàng. Nếu dịch vụ cung ứng thực tế không như lời cam kết sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, đánh giá của khách hàng. Do đó, các khách sạn – nhà hàng cần kiểm soát các thông tin quảng cáo, truyền thông ra bên ngoài - đảm bảo đúng sự thật. Ngoài ra cũng cần đào tạo – huấn luyện nhân viên phục vụ khách hàng theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết.

  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Sau khi đã cung ứng dịch vụ đến khách hàng, các khách sạn – nhà hàng cần phải thu nhập các thông tin phản hồi thông qua các phiếu khảo sát hay bình luận khách hàng để lại trên các kênh thông tin để đánh giá mức độ hài lòng của họ. Khi khách để lại những phản hồi tốt, chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng khiến họ hài lòng. Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo quan trọng để kiểm chứng chất lượng dịch vụ của các khách sạn – nhà hàng.

Ảnh nguồn Internet

- Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn – nhà hàng

  • Triển khai công tác nghiên cứu Marketing kỹ càng: công tác nghiên cứu Marketing cần được lên kế hoạch chi tiết và thực hiện nghiêm túc để thông tin thu thập được đảm bảo tính khách quan – làm cơ sở cho việc đưa ra những sản phẩm – dịch vụ mới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn – nhà hàng.
  • Tăng cường việc tương tác trực tiếp giữa quản lý và nhân viên: nhân viên khách sạn – nhà hàng [lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn…] là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các ý kiến – đánh giá từ khách; do đó mà các nhà quản lý cần tăng cường việc tương tác qua kênh thông tin này bằng việc duy trì thường xuyên các cuộc họp giao ban hàng tuần – tháng để nắm thông tin kịp thời để có điều chỉnh phù hợp.
  • Xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ: các khách sạn – nhà hàng cần phải xây dựng bộ tiêu chuẩn dịch vụ với những mô tả rõ ràng, cụ thể về các phần việc cần thực hiện; các tiêu chuẩn cần được đưa vào sổ tay nhân viên để nhân viên dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự: luôn đảm bảo số lượng nhân viên tối thiểu cần có; chú trọng công tác đào tạo – huấn luyện; thường xuyên kiểm tra chuyên môn nhân viên; đề ra các quy định thưởng – phạt rõ ràng; có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn.
  • Kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ: chất lượng hệ thống cơ sở vật chất – trang thiết bị; thái độ phục vụ của nhân viên; chất lượng món ăn – thức uống; vấn đề an ninh, vệ sinh…

Ảnh nguồn Internet

  • Kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào: để đảm bảo chất lượng dịch vụ, các khách sạn – nhà hàng cần kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào [thức ăn, đồ uống, khăn, chăn, ga, gối, đệm, dụng cụ, trang thiết bị…] từ việc lựa chọn nhà cung ứng, quản lý khâu thu mua và giao cho các bộ phận chịu trách nhiệm.
  • Thành lập Ban chuyên trách quản lý chất lượng dịch vụ: để hoạt động Quản trị chất lượng dịch vụ trong khách sạn - nhà hàng được hiệu quả nhất, các đơn vị kinh doanh dịch vụ cần có Ban chuyên trách quản lý công tác này. Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc cùng các Trưởng bộ phận và giám sát viên. Ban này sẽ phối hợp với bộ phận Marketing để triển khai các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, nhà hàng.

Xem thêm: Giá Trị Vòng Đời Khách Hàng Là Gì? Và 2 Điều Nhân Viên Marketing Khách Sạn – Nhà Hàng Cần Biết

Ms.Smile

Video liên quan

Chủ Đề