Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Unikey là bộ gõ tiếng Việt nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, do thường nhầm lẫn giữa các khái niệm của phần mềm này mà nhiều người đã không thể gõ được tiếng Việt trên máy tính, dù đã cài đặt đầy đủ các công cụ cần thiết (cài đặt font chữ, cài đặt UniKey).

Như đã biết, để có thể đánh được chữ tiếng Việt có dấu trên máy tính, thì một trong những điều kiện cần thiết là phải lựa chọn được bảng mã và kiểu gõ phù hợp với nhau. Tuy nhiên, thực sự không nhiều người hiểu rõ về những khái niệm này, từ đó dẫn tới những lỗi khá... ngớ ngẩn, khiến quá trình sử dụng máy tính cũng như UniKey bị gián đoạn.

Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt rõ ràng các khái niệm quan trọng này để hiểu hơn và sử dụng UniKey gõ tiếng Việt trong PhotoShop, chuyển mã văn bản hay thực hiện gõ tắt...

Bộ gõ là gì?

Bộ gõ, bộ gõ tiếng Việt hay phần mềm gõ tiếng Việt, chính là các công cụ mà chúng ta cài đặt cho máy tính như: Vietkey, GoTiengViet hay FVIK...

Bảng mã là gì?

Bảng mã (Encoding Table) là một tập hợp các ký tự đã được sắp xếp từ trước theo một thứ tự nhất định nào đó. Số thứ tự của ký tự trong bảng mã được gọi là mã số của ký tự đó. Một bộ chữ có thể được diễn tả bằng một bảng có hai cột: cột mã số và cột hình của ký tự. Chính vì vậy mà trong các phần mềm gõ tiếng Việt, các bảng mã còn được gọi là "bộ chữ" (Charset).

Đó là lý do tại sao từ cùng một tập hợp các chữ Việt giống nhau, nhưng ta lại có nhiều Bảng mã khác nhau như UNICODE, VISCII, VNI, VPS, TCVN...

Các phông chữ (font) được sử dụng nhiều nhất của Unicode trên hệ điều hành Windows là: Arial, Tahoma, Verdana, Times New Roman, Courier New...

Kiểu gõ là gì?

Kiểu gõ là cách chúng ta sử dụng các phím trên bàn phím máy tính (không có chữ Việt hay dấu tiếng Việt) để tượng trưng cho các dấu và tạo thành một từ, câu có tiếng Việt đầy đủ.

Hiện có 4 kiểu gõ dấu chữ Việt thông dụng là: VIQR, VNI, Telex và Microsoft, mỗi kiểu lại có những đặc điểm riêng của mình (Bài viết "So sánh các kiểu gõ tiếng Việt Telex, VNI và VIQR trên UniKey").

Mỗi Quốc gia có một quy chuẩn khác nhau cho vấn đề về chính tả hay trình bày của mình, như với Việt Nam, các bạn có thể chưa biết hoặc không để ý, nhưng:

  • Các dấu: chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phẩy (;) gạch ngang (-), cần gõ liền với chữ đằng trước rồi ấn phím cách (space), sau đó mới viết tiếp các câu, từ phía sau.
  • Các dấu: đóng mở ngoặc (', ", ', ") cũng cần gõ cách với chữ đằng trước và liền với chữ đằng sau.

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Font chữ là gì?

Như trong phần "Bảng mã" ở trên vừa đề cập, một bảng mã có thể được diễn tả bằng một bảng có hai cột: cột mã số và cột hình của ký tự. Và khi các ký tự trong một bảng mã được hiển thị thành chữ theo một kiểu, phong cách nào đó thì một tập hợp các hình chữ như vậy, chính là phông (font) chữ.

Thí dụ: phông chữ kiểu Times, phông chữ kiểu Arial, Comic San MS... Vì thứ tự các chữ khi hiển thị trong một phông phải giống hệt thứ tự các chữ trong Bảng mã, nên có không ít người đã và vẫn luôn hiểu nhầm về phông chữ và Bảng mã (bộ chữ). Có thể xem ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn:

  • Nếu chọn bảng mã TCVN3 (ABC) thì sử dụng phông ".Vn" hoặc ".VN"
  • Nếu dùng bảng mã VNI thì chọn phông chữ VNI như: VNI Helvetica, VNI Helve, VNI Times, VNI Centur...

Nghĩa là, phông chữ nào thì bảng mã ấy. Trừ Unicode, vì đây là bảng mã mà máy tính nào cũng có thể đọc được. Nếu cần thiết, các bạn cũng có thể tìm kiếm và tải thêm các bộ font chữ khác TẠI ĐÂY.

Ngoài việc viết tiếng Việt trên máy tính, UniKey còn giúp người dùng thực hiện được khá nhiều các công việc khác, như chat tiếng Việt trong Zalo, Viber, Skype, nói chuyện trong game, hoặc sử dụng để nhập văn bản tiếng Việt trong các công cụ văn phòng...

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Cập nhật: 29/06/2020

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Font chữ là gì? Font chữ hay Phông chữ là một khái niệm quen thuộc. Thế nhưng thế nào thì được gọi là một font chữ, ý nghĩa, cách cài đặt và ứng dụng của chúng như thế nào. Trong bài viết này Tự Học Đồ Hoạ sẽ cùng các bạn đi trả lời những câu hỏi đó.

Tổng quan về Font chữ là gì?

Trong quá trình làm việc, tương tác với chữ viết bao gồm cả đọc và soạn thảo văn bản. Chúng ta đều đang tiếp xúc với các loại font chữ khác nhau (trừ chữ viết tay). Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về font chữ và cách người ta tạo ra chúng như thế nào. Đồng thời những định nghĩa như cài đặt font chữ, lỗi font bộ gõ, kiểu gõ… thực sự rất mơ hồ. Vậy thực sự Font chữ là gì?  Font chữ có những đặc điểm nào? Làm sao để cài đặt và sử dụng các font chữ cùng Tự Học Đồ Hoạ tìm hiểu nhé.

Font chữ là gì?

Font chữ hay Phông chữ là khái niệm để chỉ một tập hợp đầy đủ các ký tự (character) và thuộc tính (properties). Mà khi sử dụng người ta có thể tạo ra một văn bản đầy đủ, thống nhất về hình dạng, kích cỡ. Font chữ bao gồm hệ thống các chữ cái, bộ số, ký tự đặc biệt, dấu câu. Đồng thời Font chữ phải có các đặt trưng riêng và thống nhất không bị thay đổi (lỗi font) về kiểu dáng, kích cỡ. Hiện nay chúng ta có thể sử dụng hàng triệu font chữ cho các ngôn ngữ khác nhau.

Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đều có những đặc trưng riêng về cấu cạo và cách thể hiện. Vì vậy mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ sử dụng font chữ khác nhau. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy, khi soạn thảo văn bản chúng ta cần có font chữ dành riêng. Nhưng không phải cứ có font chữ Việt Hoá là bạn có thể gõ được tiếng Việt. Bạn cần có phần mềm hỗ trợ soạn thảo tiếng Việt, nó bao gồm bộ gõ và kiểu gõ. Ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng phần mềm Unikey để hỗ trợ soạn thảo tiếng Việt

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Nguồn gốc của Font chữ

Chúng ta vừa tìm hiểu về font chữ là gì? Vậy Font chữ có nguồn gốc từ đâu? Đây là một từ bắt nguồn từ tiếng Pháp “fonte”. Khi ngành công nghiệp in ấn phát triển tại Pháp người ta sử dụng các khuôn đúc sẵn từng ký tự của văn bản. Khi sử dụng để in, người ta sắp xếp các ký tự này thành các khối văn bản cụ thể. Lúc này những font chữ thường có kích thước và hình dáng thống nhất. Khi du nhập vào Việt Nam cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, chúng ta sử dụng nhiều hơn khái niệm về Font. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân Từ Font đã được Việt hoá thành Phông.

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, con người đã tạo ra vô số các Font chữ khác nhau cho ngôn ngữ của mình. Những font chữ tiếng anh có sẵn được chỉnh sửa thêm thắt dấu và ký tự; giúp soạn thảo tiếng việt được gọi là Font chữ Việt Hoá. Những font chữ được nghiên cứu riêng cho tiếng Việt chọn là Font tiếng Việt. Tuy nhiên người ta hay gọi chung các Font chữ giúp soạn thảo tiếng việt là Font tiếng việt, hay font việt hoá.

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Lỗi Font chữ là gì?

Lỗi font chữ hay còn gọi là lỗi font là hiện tượng khi soạn thảo văn bản ký tự bị thay đổi hình dạng, kích thước so với mẫu chuẩn. Việc thay đổi này không thể chỉnh sửa được, làm mất đi tính thống nhất về hình dáng của văn bản. Lỗi font chữ thường sảy ra trong hai trường hợp: Không sử dụng font chữ hỗ trợ ngôn ngữ đó; và không sử dụng kiểu gõ hỗ trợ ngôn ngữ đó. Vậy các trường hợp lỗi font chữ là gì

Lỗi font chữ do không sử dụng bảng mã phù hợp

Lỗi font chữ do không sử dụng kiểu gõ phù hợp là lỗi tương đối phổ biến với người dùng phổ thông. Khi bạn sử dụng các font chữ mặc định của máy tính (không chọn font chữ) mà chữ vẫn lỗi font. Lúc này nguyên nhân thường sảy đến do kiểu gõ. Ví dụ khi bạn sử dụng kiểu gõ vni cho font giao diện Unicde dựng sẵn. Một trường hợp nữa có thể sảy ra là doa bạn chưa cài đặt công cụ hỗ trợ soạn thảo ngôn ngữ đó. Bạn cần chắc chắn rằng bạn đã cài đặt ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn bản. Ở Việt Nam người ta sử dụng phần mềm Unikey để hỗ trợ soạn thảo tiếng Việt.

Lỗi font chữ do sử dụng font không hỗ trợ

Trường hợp này thường sảy đến với những người làm những công việc chuyên sâu. Một số công việc phải kể đến như soạn thảo văn bản trong word, thiết kế… Với những người dùng mới, họ thường chọn những font chữ “đẹp” để trang điểm cho văn bản của mình. Thế nhưng họ lại chọn những font chữ không hỗ trợ soạn thảo tiếng việt. Dẫn đến việc khi bạn viết có dấu trong tiếng Việt lập tức chữ bị lỗi font

Tầm quan trọng của Font chữ là gì?

Font chữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn. Không chỉ là phương tiện thể hiện ngôn ngữ. Font chữ trong thiết kế giúp tạo ra ấn tượng về những gì người thiết kế muốn truyền tải. Mỗi một font chữ khác nhau chúng thể hiện một phong cách và ý nghĩa riêng. Trong nhiều trường hợp Font chữ được xem là hình ảnh biểu trưng. Việc hiểu và ứng dụng Font chữ một cách linh hoạt giúp tạo ra hiệu quả truyền tải tốt hơn.

Mỗi một lĩnh vực khác nhau chúng ta có các font chữ dành riêng. Ví dụ với các tài liệu, sách báo người ta thường sử dụng các font chữ có chân. Đối với các slide trình chiếu; các bản thiết kế (không dành cho giáo dục) người ta thường dùng font chữ không chân. Người thiết kế chuyên nghiệp cần biết sử dụng font chữ một cách linh hoạt; kết hợp nhiều font và màu sắc với nhau.

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Các thuộc tính của Font chữ là gì?

Font chữ có các đặc trưng và thuộc tính riêng. Hình dáng, kích thước, các phân bổ ký tự tạo nên sự khác biệt của các font chữ với nhau. Vậy các thuộc tính của Font chữ là gì?

Định dạng Font chữ.

Định dạng font chữ là một số lựa chọn chung cho các font chữ. Một số định dạng font chữ phổ biết bao gồm: Kiểu in đậm (bold), chữ thường (regular); in nghiêng(italic). Ngoài ra người ta còn vô số các định dạng font chữ khác như Bol italic (vừa đậm vừa nghiêng)… Các định dạng ít dùng hợn như gạch chân, gạch ngang… Mỗi trường hợp các nhau chúng ta sẽ có ứng dụng riêng. Tuy nhiên không phải font chữ nào cũng hỗ trợ những định dạng này. Có những font chữ hỗ trợ tới 12 định dạng, có loại font chữ chỉ hỗ trợ 1 định dạng duy nhất

Kiểu Font chữ là gì?

Hiện tại chúng ta có hàng triệu font chữ khác nhau, Mỗi font chữ lại có một kiểu dáng khác nhau. Thết nhưng kiểu font chữ thường được chia làm 3 nhóm chính bao gồm kiểu chữ có chân; kiểu chữ không chân và Free style.

Font chữ không chân là gì?

Là các loại Font chữ mà ở đó điểm kết thúc và bắt đầu của các ký tự không có các nét gạch. Có 2 loại font không chân bao gồm nét thẳng và nét tròn. Có nghĩa là phần bắt đầu và kết thúc của các nét có được bo tròn các đầu nét hay không. Những font chữ không chân thường được sử dụng cho các nội dung ngắn (slide, rờ rơi, tờ gấp..). Font chữ không chân cũng được sử dụng nhiều cho các thiết bị hiển thị như trang web, video…

Font chữ có chân là gì?

Đối ngược với font chữ không chân. Font chữ có chân là font chữ mà bắt đầu hoặc kết thúc của các nét có thêm đường gạch. Đường gạch này có nhiều hình dáng và độ dày, nhưng thường thì chúng vuông góc với nét. Font chữ có chân thường dùng cho các văn bản hành chính, sách vở, giáo dục. Nó tạo cảm giác chắc chắn và an toàn trong các trường hợp kích thước văn bản nhỏ.

Font chữ Free style là gì?

Font chữ Free style, hay thường được gọi là font chữ nghệ thuật. Các loại font chữ này có cấu tạo phức tạp, uốn lượn. Đôi khi font chữ Việt hoá được thêm thắt các hoạ tiết. Chúng có kiểu dáng đặc biệt nhằm tạo dấu ấn và thể hiện phong cách cá nhân. Chúng ta thường thấy font chữ nghệ thuật trong các bản thiết kế như: Thiệp cưới, các ấn phẩm truyền thông, banner quảng cáo…

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ

Các thông số khác của font chữ là gì?

Ngoài kiểu font, định dang font chúng ta còn rất nhiều các thông số khác để quản lý và điều khiển font chữ. Một số khái niệm mà bạn cần biết về font chữ như: Độ lớn (size), giãn dòng (leading), khoảng cách giữa các ký tự; khoảng cách giữa các đoạn, độ dày.. Gần như với tất cả các loại font chữ chúng ta đều có thể thiết lập các thông số tuỳ chỉnh này. Mỗi mộ trường hợp khác nhau chúng ta sẽ có lựa chọn điều chỉnh riêng. Tuy nhiên nếu ban không phải là 1 người hiểu về ứng dụng font font chữ; tốt nhất là bạn nên để chế độ mặc định của chúng. Như vậy sẽ an toàn hơn cho hiệu quả công việc của bạn.

Cách sử dụng và cài đặt font chữ.

Làm thế nào để cài đặt và sử dụng font chữ một cách hợp lý. Một trong những yếu tố cơ bản nhất là bạn nên tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về các loại font chữ. Xác định chính xác chúng có hỗ trợ soạn thảo tiếng Việt hay không. Về nguyên tắc phối hợp và sử dụng font chữ, màu sắc, kích cỡ chúng ta cần có một bài chia sẻ riêng. Trước mắt chúng ta cần tải và sử dụng được font chữ trước đã.

Cách cài đặt font chữ Việt Hoá

Bước 1 tải font chữ Việt Hoá: Để có thể cài đặt được font chữ, bạn cần tải các bộ font chữ việt hoá về máy tính. Bạn có thể chọn tải gần 1000 font chữ việt hoá ở đây, hoặc tìm kiếm các font chữ Việt hoá trên google.

Bước 2 giải nén: Sau đó bạn giải nén file font chữ mà ban tải về thành các thư mục. Bằng cách sử dụng phần mềm winrar. Bạn click chuột phải vào file tải về -> Chọn actract to.…. để giải nén.

Bước 3 Cài đặt font chữ: Bạn vào thư mục vừa giải nén. Sau đó ấn tổ hợp phím ctrl + A để chọn tất cả. -> Sau đó ban click chuột phải chọn install để cài đặt.

Cách sử dụng font chữ Việt Hoá.

Bước 1. Bạn cần xác định kiểu gõ phù hợp với font chữ. Ví dụ bạn dùng kiểu gõ VNI thì bạn phải chọn font chữ VNI. Nếu uncode dựng sẵn thì dùng font Utm chẳng hạn.

Bước 2. Sau khi chọn kiểu gõ bạn cần chọn font chữ Việt Hoá đã được cài đặt từ trước đó.

Bước 3. Tiến hành soạn thảo văn bản.

Kết luận về Font chữ Là gì?

Như vậy Tự học Đồ Hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về các khái niệm như Font chữ là gì? Nguồn gốc của font chữ, cấu tạo cũng như ứng dụng của font chữ trong thực tết làm việc. Bạn cần lưu ý rằng mỗi loại font chữ chỉ hỗ trợ một ngôn ngữ nhất định. Nếu bạn sử dụng các font chữ không hỗ trợ ngôn ngữ của mình sẽ sảy ra hiện tượng lỗi font. mong rằng với những gì Tự học Đồ hoạ vừa chia sẻ  cho các bạn sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiên thức bổ kích. Nếu có bất kì nhận định nào khác đừng ngại ngần để lại bình luận bên dưới nhé.

Sự khác biệt giữa phông chữ và kiểu chữ