Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

Bạn chú ý khi sữa lấy từ tủ lạnh ra sẽ có 1 lớp chất béo trắng đóng phía trên, hãy lắc nhẹ để chúng hòa tan vào sữa sau khi đã làm ấm sữa.

Show

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Bạn có biết rằng tủ lạnh cũng có thể bảo quản cả sữa mẹ mà không bị mất chất dinh dưỡng vốn có. Vấn đề là bạn phải thực hiện đúng các quy trình từ cất giữ - rã đông cho đến hâm nóng. Cùng tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ nhé! Bạn có thể sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông 2 ngăn để thực hiện bảo quản sữa mẹ.

1. Thời gian bảo quản

- Phòng trên 26 độ C: 4-6 tiếng - Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6-8 tiếng - Ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ khoảng từ 1 - 8 độ C): 24 tiếng - Ngăn đá tủ lạnh mini (nhiệt độ khoảng từ âm 5 - âm 10 độ C): 2 tuần - Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa, tủ lạnh side by side (nhiệt độ khoảng từ âm 10 - âm 18 độ C): 4 tháng - Tủ đông lạnh chuyên dụng (nhiệt độ khoảng âm dưới 18 độ C): 6 tháng 2. Dụng cụ

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

- Bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần. - Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt nhưng chất lượng tốt hơn. - Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch. Lưu ý: Trước khi hút sữa, phải rửa tay sạch, đầu ti sạch, dụng cụ bảo quản sữa để sạch, ráo. 3. Bảo quản trong ngăn đông

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

Nếu trong ngày bạn hút dư lượng sữa cần thiết thì bạn có thể bỏ vào bình hoặc túi trữ, ghi ngày tháng năm và bắt đầu bảo quản. Lưu ý:

  • Bạn nên bảo quản sữa ở ngăn mát trước khi chuyển lên ngăn đông và ngược lại trước khi sử dụng sữa bạn cần chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên từ 1/2 - 1 ngày sau đó mới mang ra ngoài.## Bạn cần dùng túi đựng thức ăn để bọc ngoài các túi sữa để đảm bảo vệ sinh, không để bị nhiễm khuẩn chéo vào sữa từ các thực phẩm khác.

    4. Cách rã đông và làm ấm sữa

    Khi gần đến giờ cho trẻ bú, bạn lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm sữa trong nước ấm 40oC vài phút đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp. Bạn chú ý khi sữa lấy từ tủ lạnh ra sẽ có 1 lớp chất béo trắng đóng phía trên, hãy lắc nhẹ để chúng hòa tan vào sữa sau khi đã làm ấm sữa. Nên sử dụng như hướng dẫn theo nhiệt độ phòng ở phần 1. Chú ý:

    • Nếu bé bú không hết lượng sữa đã được làm ấm thì bỏ đi, không nên trữ lại vào tủ.## Tuyệt đối không pha sữa mới vắt và sữa đông thừa với nhau.

      Không rã đông bằng cách lắc bình vì nhiệt độ sẽ bị thay đổi đột ngột sữa sẽ bị mất tính năng tự nhiên của kháng thể hoặc bỏ vào nước sôi vì dinh dưỡng sẽ bị mất. Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người chăm sóc trẻ nên tìm hiểu và tuân thủ việc bảo quản sữa mẹ khoa học và đúng cách để duy trì chất lượng của sữa mẹ sau khi vắt ra và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

    Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?

    Dụng cụ trữ sữa là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mẹ bỉm chỉ nên đựng sữa vào những dụng cụ trữ sữa dưới đây:

    Bình trữ sữa

    Để bảo quản sữa mẹ, các mẹ có mẹ có thể sử dụng trữ sữa bằng nhựa hoặc bình thủy tinh. Trước khi sử dụng, mẹ nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo. Mẹ cũng có thể sử dụng máy tiệt trùng để bình sữa được đảm bảo hơn. Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống, không trữ sữa trong bình mẻ, nứt.

    Lưu ý: Ghi ngày và vắt sữa để theo dõi thời gian bảo quản. Bạn có thể bảo quản sữa ở phòng nhiệt độ trong vòng 4 giờ, trong ngăn tủ lạnh ở khoảng 0-4°C trong vòng 3-5 ngày hoặc ngăn tủ đá ở nhiệt độ -18°C trở lên trong vòng 6 tháng .

    Túi trữ sữa

    Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

    Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng

    Các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ bằng cách sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng với dung tích khoảng 60 – 120ml. Khi đổ sữa vào túi tránh đổ quá đầy, nên để lại không gian vì sữa là chất lỏng nên sẽ giãn nở khi đông lại.

    Hiện nay có nhiều loại túi bảo quản sữa mẹ với các mức giá khác nhau, mẹ nên lựa chọn túi trữ sữa của những thương hiệu uy tín để sữa được bảo quản một cách tốt nhất. Cũng giống như sử dụng bình sữa, sữa mẹ ở trong túi trữ sữa cũng cần được làm lạnh hoặc cấp đông để bảo quản.

    Thời gian bảo quản sữa mẹ

    Có nhiều trường hợp do trẻ không thể bú trực tiếp nên mẹ thường áp dụng phương án vắt sữa để kích sữa hoặc trữ sữa cho trẻ dùng dần. Nhiều mẹ băn khoăn không biết vấn đề bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng như thế nào và sữa mẹ vắt ra để ngoài được mấy tiếng?

    Vậy sữa mẹ để được mấy tiếng? WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:

    • Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng (từ 25 – 35 độ C) có thể giữ được chất lượng tốt nhất trong khoảng thời gian 4 giờ. Tuy nhiên, hãy cố gắng sử dụng sữa trong thời gian ngắn hơn để đảm bảo tốt nhất về chất lượng và an toàn.
    • Tủ lạnh (0-4°C): Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh từ 3 – 5 ngày. Nên đặt sữa ở vùng làm mát của tủ lạnh và tránh đặt gần cửa hoặc phần ấm. Ở ngăn đá tủ lạnh thì việc bảo quản sữa mẹ có thể kéo dài được 3 tháng.
    • Tủ đông (-18°C trở lên): Đây là phương pháp thích hợp nhất để bảo quản sữa mẹ lâu dài. Ở nhiệt độ này, bạn có thể đảm bảo giữ được chất lượng sữa khoảng 6 tháng.

    Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giữ sữa mẹ được lâu, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.

    Lưu ý: Sữa mẹ có nhiều đường đạm nên rất dễ lên men, nhanh biến chất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng sữa khi thấy sữa bị biến đổi về màu sắc và có mùi bất thường để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa, tiêu chảy.

    Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

    Sau khi vắt sữa, mẹ cần lưu ý thời gian bảo quản và cho trẻ sử dụng kịp thời

    Trữ đông sữa mẹ đúng cách

    Trữ đông là cách bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài tốt nhất. Mẹ nên lưu ý bảo quản ở nhiệt độ -18 độ để hạn chế vi khuẩn làm biến chất sữa.

    Đảm bảo sạch sẽ

    Trước khi trữ đông sữa mẹ, mẹ cần đảm bảo rửa tay/ sát khuẩn tay trước khi vắt sữa. Mẹ bỉm có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy. Nếu mẹ vắt sữa bằng máy, cần đảm bảo độ sạch sẽ của bộ dụng cụ bơm, ống dẫn, các nút bấm và công tắc máy.

    Sau khi vắt sữa, mẹ cần cho ngay sữa mẹ vào túi đựng sữa chuyên dụng. Mẹ cần đảm bảo những túi đựng này có dung tích từ 80 – 120ml, đã được làm sạch và hoàn toàn vệ sinh. Nhanh chóng dán nhãn ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của trẻ (nếu trẻ đi trường mầm non) bên ngoài túi trữ sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, rút ngắn thời gian rã đông sữa.

    Đông lạnh

    Cho sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh khi có thể, nếu chưa thể để vào tủ lạnh được thì hãy để sữa ở phòng có nhiệt độ dưới 26 độ C trong tối đa 6 giờ. Sữa mẹ cần để ở nơi thoáng mát, không có bức xạ của ánh nắng mặt trời.

    Mẹ cũng có thể gia tăng hiệu quả bảo quản sữa mẹ bằng cách làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và trữ đông sữa mẹ ngay sau đó. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ sẽ giữ dược chất lượng tốt nhất khi bảo quản ở mức nhiệt thấp hơn -18 độ C. Lúc này, sữa sẽ sử dụng được tối đa 6 tháng..

    Với trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện. Lưu ý không tái trữ đông sữa mẹ khi sữa đã được rã đông.

    Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

    Sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C sẽ sử dụng được trong vòng 6 tháng

    Giải đáp thắc mắc về sữa mẹ trữ đông

    Sữa mẹ trữ đông có tốt không?

    Có rất nhiều bà mẹ đang cho con bú lựa chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ để góp phần kích thích tiết sữa nhiều hơn và thuận tiện cho trẻ bú khi mẹ không ở gần trẻ.

    Sữa mẹ trữ đông dù được vắt từ bầu vú của mẹ nhưng không tốt bằng sữa bú trực tiếp vì khi trữ đông sẽ làm mất đi men lipase để tiêu hóa chất béo, giảm đáng kể số lượng các thành phần khác có khả năng chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thành phần sữa mẹ cũng sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ nên trẻ dùng sữa trữ đông vài tháng có thể không còn phù hợp với nhu cầu độ tuổi.

    Tuy nhiên việc trữ đông cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ trong thời gian dài. Trữ đông sữa có thể đảm bảo bé nhận được dinh dưỡng tốt khi bạn không thể cho bé bú ngay lập tức hoặc khi bạn cần duy trì cung cấp sữa mẹ khi bạn không có mặt.

    Sữa trữ đông có bị đổi màu không?

    Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông có thể làm sữa mẹ bị đổi màu do một vài yếu tố.

    • Lớp dầu tách lớp: Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ đông, dầu có thể tách khỏi phần nước và nổi lên thành một lớp ở phía trên. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không ảnh hưởng đến chết lượng sữa.Trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ hãy nhẹ nhàng lắc sữa để trộn lại các thành phần.
    • Thay đổi màu sắc: Sữa trữ đông sẽ có màu hơi khác so với sữa tươi mới vắt, thông thường có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Đây là sự biến đổi tự nhiên của sữa, không ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

    Bảo quản sữa mẹ trong tủ trữ đông có thể làm sữa mẹ bị đổi màu. Tuy nhiên, nếu màu sữa thay đổi một cách đáng ngờ hoặc đi kèm với mùi lạ, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Có thể cho thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa mẹ đã trữ đông không?

    Hoàn toàn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã trữ đông hoặc sữa mẹ để ngăn mát. Nhưng trước khi thêm vào sữa cũ, cần làm lạnh sữa mới vắt trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh bằng đá ít nhất một tiếng đồng hồ.

    Tuyệt đối không được cho sữa mới vắt còn ấm vào sữa đông lạnh vì sẽ làm sữa trữ đông tan ra. Nếu mẹ đã ghi nhãn về thời gian và ngày vắt sữa mẹ trước đó, hãy ghi rõ thời gian và ngày vắt sữa mới mà mẹ đang bổ sung.

    Sữa trữ đông có mùi do đâu?

    Quá trình enzyme lipase ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo đôi khi làm biến đổi mùi hương của sữa mẹ, khiến sữa trữ đông có mùi khác lạ.

    Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

    Chia sữa thành từng túi nhỏ ghi rõ ngày vắt sữa

    Ngoài ra, sữa mẹ bảo quản trong tủ đông có thể có mùi do:

    • Nhiệt độ bảo quản không đủ lạnh: Nếu sữa mẹ không được bảo quản ở nhiệt độ đủ lạnh (dưới -18°C), vi khuẩn và vi sinh vật có thể phát triển trong sữa mẹ và gây ra mùi. Điều này thường xảy ra khi sữa mẹ trữ đông quá lâu hoặc không được làm lạnh đúng cách.
    • Nhiễm khuẩn: Nếu các dụng cụ sử dụng để vắt sữa mẹ không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được khử trùng đúng cách, vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây mùi trong sữa mẹ. Bảo vệ sinh cẩn thận khi vắt sữa và sử dụng công cụ vệ sinh là điều quan trọng để tránh tình trạng này.
    • Thực phẩm khác: Mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh hoặc tủ lạnh có thể tác động lên sữa mẹ trữ đông và gây mùi khác.

    Khi phát hiện sữa mẹ có mùi bất thường kèm màu sắc chuyển lạ mà không biết rõ nguyên nhân, bạn nên cho bé dừng sử dụng sữa mẹ bảo quản để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho con.

    Cách rã đông sữa mẹ khoa học

    Bên cạnh việc bảo quản sữa mẹ thì nhiều mẹ vẫn thắc mắc cách để rã đông sữa khoa học. Thực tế, sữa mẹ không thể đun sôi hay giã đông bằng cách sử dụng lò vi sóng.

    Rã đông sữa mẹ đối với sữa mẹ để ngăn mát

    • Trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ hãy lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho tới khi đạt nhiệt độ phù hợp để trẻ ăn.
    • Không được sử dụng nước quá nóng và không dùng lò vi sóng để hâm sữa vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.
    • Không nên cấp đông lại sữa mẹ đã lấy ra khỏi tủ lạnh nên mẹ chỉ lấy đúng lượng sữa đủ dùng cho trẻ ở mỗi cữ bú.

    Rã đông sữa mẹ đối với sữa trữ đông

    • Mẹ nên cho sữa trữ đông xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày để rã đông sữa mẹ nhưng vẫn giữ nhiệt độ lạnh. Hoặc mẹ sử dụng một chậu nước đá lạnh để rã đông sữa đã được trữ đông.
    • Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, chảy mềm hoàn toàn thì mẹ nhẹ nhàng lắc sữa để hòa trộn phần lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa lại với nhau. Sau đó mới tiếp tục thay nước ấm nóng khoảng 40 độ C để ngâm sữa cho đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.

    Sau khi rã đông sữa mẹ bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, nếu thấy có hiện tượng kết tủa đám mây trắng đục thì sữa đã hỏng không dùng được. Còn nếu xuất hiện một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình thì sữa vẫn sử dụng được, lớp váng mỏng này là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, mẹ chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hòa tan đều trong sữa trước khi cho trẻ ăn.

    Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh bao nhiêu độ năm 2024

    Cho sữa mẹ trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước 1 ngày để làm tan sữa từ từ

    Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

    • Không làm tan sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ phòng

    Vi khuẩn có thể xâm nhập nếu làm tan sữa mẹ ở nhiệt động phòng, chỉ nên rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.

    • Không rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hoặc sử dụng lò vi sóng

    Nhiệt độ cao, sóng microwave, sóng điện từ sẽ phá hủy vitamin và kháng thể thiết yếu, làm sữa mẹ mất một phần chất đạm và các dinh dưỡng quý khác.

    • Không lắc mạnh bình sữa rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột

    Sữa mẹ sẽ mất đi tính năng của kháng thể, protein bảo vệ cơ thể bé, mất đi một phần dinh dưỡng trong sữa nếu bị lắc mạnh hoặc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

    Chỉ để sữa mẹ sau khi rã đông tối đa 4 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ ở trong tủ lạnh. Nếu trẻ không sử dụng hết sữa rã đông trong 24h, mẹ có thể vứt bỏ sữa thừa.

    Sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh được bao lâu?

    Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.

    Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu?

    Sữa mẹ uống thừa để được bao lâu? Sữa mẹ mà trẻ uống thừa chỉ được để tối đa thêm 2 tiếng kể từ thời điểm trẻ bú. Nếu sau khoảng thời gian này, trẻ vẫn chưa bú hết mẹ nên bỏ lượng sữa này đi. Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ bú tiếp hoặc tái bảo quản vì sữa này đã bị nhiễm khuẩn.

    Sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ để được bao lâu?

    Nếu bé chưa sử dụng, mẹ để sữa hâm liên tục trong máy hâm sữa ở 40 độ C thời gian để trong máy hâm sữa không vượt quá 2 tiếng. Trường hợp hâm sữa xong mẹ để ra nhiệt độ thường mẹ lưu ý cho bé sử dụng trong vòng 1 tiếng.

    Sữa mẹ sau khi hâm nóng để ngoài được bao lâu?

    Sữa mẹ hâm đi hâm lại có sao không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu để nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong vòng 4 giờ. Nhưng với sữa mẹ đã trữ đông và hâm nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Với lượng sữa đã hâm nóng bé bú còn thừa, mẹ không nên giữ lại bảo quản tiếp.