Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên tiếng anh là gì năm 2024

Tài nguyên thiên nhiên (tiếng Anh: Natural resources) là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất...

Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: newagemetals

Tài nguyên thiên nhiên (Natural resources)

Định nghĩa

Tài nguyên thiên nhiên trong tiếng Anh là Natural resources. Tài nguyên thiên nhiên là tất cả các nguồn lực của tự nhiên, bao gồm đất đai, không khí, nước, các loại năng lượng và những khoáng sản trong lòng đất…

Con người có thể khai thác và sử dụng những ích lợi do tài nguyên thiên nhiên ban tặng để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của mình.

Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu của từng vùng.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.

Tóm lại

Đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quí hiếm nên đòi hỏi con người trong quá trình khai thác, sử dụng luôn có ý thức bảo tồn, tiết kiệm và hiệu quả.

Phân loại tài nguyên thiên nhiên

* Căn cứ vào công dụng, tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

- Nguồn năng lượng

- Khoáng sản

- Nguồn tài nguyên rừng

- Đất đai

- Nguồn nước

- Biển và thủy sản

- Khí hậu...

* Căn cứ vào khả năng tái sinh, tài nguyên thiên nhiên bao gồm:

- Tài nguyên hữu hạn

+ Nhóm tài nguyên không thể tái tạo được: là những tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính chất hóa, lý như các loại khoáng sản, kim loại, than đá, dầu mỏ…

+ Nhóm tài nguyên có thể tái tạo: bao gồm rừng, thổ nhưỡng; các loại động thực vật trên cạn và dưới nước…

- Tài nguyên vô hạn: là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không cần đến sự tác động của con người.

Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế

- Tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất.

+ Tài nguyên thiên nhiên hẳn là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, khai thác và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích lũy vốn và phát triển ổn định.

+ Đối với hầu hết tất cả các quốc gia, việc tích lũy vốn đòi hỏi phải được thực hiện lâu dài. Trên thực tế có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Dịch sang tiếng Việt gọi tắt là 3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế.

  • Reduce (Tiết giảm): Giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… Đây là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.
  • Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm.
  • Recycle (Tái chế): thu hồi lại từ rác thải, vật liệu thải các thành phần có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản. Có thể chia thành hai dạng: tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.

II. Ý nghĩa về kinh tế của 3T:

  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
  • Giảm chi phí đổ thải, tiết kiệm diện tích chôn lấp;
  • Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích.
  • Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.

III. Ý nghĩa về xã hội:

  • Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường;
  • Hoạt động tái chế chất thải tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo;
  • Giảm các chi phí cho xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khoẻ đối với các bệnh tật do ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ra.

IV. Ý nghĩa về môi trường:

  • Khi thực hiện 3R, rác từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được lưu trữ lại đúng qui cách, làm giảm khối lượng chất thải thải phát sinh và phải chôn lấp. Kết quả là vừa tiết kiệm đất vừa giảm ô nhiễm môi trường.
  • Giảm thiểu mùi hôi và một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu tại các cơ sở tái chế do rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy.
  1. Các vật dụng có khả năng tái sử dụng:

- Các túi đựng và các dây xoắn. Các túi đựng có thể tái sử dụng trong các cửa hàng hoặc làm các bao chứa quanh nhà. Các túi giấy sẽ làm các giấy gói tiện dụng và các dây xoắn có thể được sử dụng để bảo vệ các vật dụng rời lại với nhau, chẳng hạn như các dây máy tính.

- Các phong bì. bạn có thể tái sử dụng các phong bì. Chẳng hạn, các phong bì cũ có thể được sử dụng làm giấy nháp để viết các ghi chú.

- Các chai và hũ. Bằng cách rửa sạch các chai thủy tinh và các hũ nhỏ, bạn có thể sử dụng chúng làm các vật đựng nhỏ để dự trữ các đồ dư hoặc đồ lặt vặt.

- Báo chí, bìa cứng và giấy bóng. Làm vật liệu đóng gói tiện lợi khi chuyển nhà hoặc để chứa đồ.

- Quần áo cũ. Có thể làm thành các vật dụng may mặc khác chẳng hạn như các áo bọc nện hay khăn lót ấm trà

- Giấy vụn. Có thể được dùng để ghi chú hay làm các bản phác thảo. Đừng quên tái chế khi bạn không còn cần đến nó.

- Vỏ xe. Các vỏ xe cũ có thể được đưa đến các trạm nhiên liệu tại khu vực của bạn nơi chúng có thể đựoc tái chế. Hoặc bạn có thể làm xích đu bằng cách cột một sợi dây thừng chắc quanh vỏ xe và treo chúng lên cây.

- Gỗ đã sử dụng. Có thể dùng trong ngành mỹ nghệ gỗ để tạo ra các vật dụng như là cái giá đựng gia vị

VI. Các mẹo hữu dụng:

- Thiết bị điện cũ. Hiến tặng các thiết bị điện cũ cho các trường học hay các trung tâm cộng đồng để những người khác có thể tái sử dụng chúng.

- Hiến tặng các quần áo và sách cũ. Những người khác có thể tái sử dụng các quần áo và sách bạn không còn cần đến khi bạn hiến tặng chúng cho các cửa hàng từ thiện

- Bán đi những thứ không còn dùng nữa. Hãy bán đi những thứ không còn dùng tới và bỏ đi một vài thứ không cần. Những người khác có thể có cách sử dụng chúng, thêm vào đó, việc làm này có thể mang đến cho bạn cơ hội kiếm thêm một ít tiền mặt.

- Các pin có thể nạp lại. Các pin nạp lại được có thể được tái sử dụng nhiều lần trước khi chúng bị vứt bỏ, chống lại các lọai pin thông thường mà tạo ra các chất thải không cần thiết

- Làm thùng đựng chất thải. Bạn có thể tái sử dụng nhiều vật thải, như các vỏ trứng và các túi trà cũ bằng cách sử dụng thùng đựng chất thải

- Chu trình cỏ. Sau khi gặt bãi cỏ, thay vì vứt cỏ đã được cắt đi, hãy để chúng trong vườn. Các chất dinh dưỡng từ chúng đi vào lại trong đất và có tác dụng như phân bón.

VII. Các cách đơn giản thực hành 3T:

- Mang theo túi vải của riêng bạn khi tới mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa (tốt nhất là cửa hàng nào cũng mang). Từ chối sử dụng túi ni lông (trừ khi đựng thực phẩm tươi sống vì lý do vệ sinh)

- Mang bên người những chai nước mini có thể sử dụng nhiều lần, hoặc những bình đựng bằng gốm. Nếu quá đắt, hãy sử dụng các lọ thủy tinh kín.

- Hạn chế mua các loại thực phẩm tiện lợi đựng trong bao bì bằng nhựa. Hãy tự làm, chế biến thức ăn ở nhà. Vừa đảm đang vừa phong cách vừa sống xanh.

- Làm sạch bằng Thuốc muối (NAHCO3) hoặc giấm thay vì các chất tẩy rửa đựng trong các chai nhựa.

- Mang theo hộp để đựng thức ăn thừa khi đi nhà hàng.

- Mua số lượng lớn cà phê, hoặc cà phê được đựng và bảo quản trong các túi giấy hoặc các hộp giấy, hộp các-tông, hộp thiếc để pha uống thay vì mua cà phê pha sẵn đựng trong các chai nhựa để giảm thiểu chất thải nhựa.

- Phân loại rác để tận dụng những loại rác có thể tái chế (như giấy, nhựa…)

- Sử dụng giẻ lau bằng vải, hạn chế dùng giấy để lau chùi, làm sạch.

- Sử dụng những chiếc khăn mùi xoa bằng vải thay cho sử dụng rất nhiều khăn giấy.

- Sử dụng pin có thể sạc lại để giảm mua pin.

- Sử dụng túi vải hoặc hộp đựng sử dụng nhiều lần để mang cơm đến trường hoặc nơi làm việc.

- Không chỉ đèn nhé, hãy tắt cả TV, máy tính, đầu đĩa và những thiết bị khác khi không dùng để tiết kiệm điện.

Tài nguyên thiên nhiên trong Tiếng Anh là gì?

Tài nguyên thiên nhiên trong tiếng Anh là Natural resources.

Tài nguyên trong Tiếng Anh là gì?

NATURAL RESOURCES | Định nghĩa trong Từ điển tiếng Anh Cambridge.

Phòng tài nguyên và môi trường Tiếng Anh là gì?

Tên tiếng Anh và tên giao dịch viết tắt bằng tiếng Anh của Bộ Tài nguyên và Môi trường là: The Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE).

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào?

- Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn tài nguyên nền tảng đảm bảo cho sự sinh tồn. - Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, là cơ sở cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Là nguồn lực cho tài chính phát triển.