Cho con bú uống Efferalgan được không

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không là thắc mắc rất phổ biến. Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng, an toàn trong giai đoạn cho con bú nhưng mẹ cũng không nên quá lạm dụng.

Sữa mẹ là nguồn thực phẩm quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc mẹ uống thuốc khi đang cho con bú sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Những tháng đầu đời, các cơ quan như gan, thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên thời gian thải thuốc ra ngoài sẽ lâu hơn, do đó, tác động mà bé chịu cũng nhiều hơn. Chính vì vậy, mỗi khi bị cảm, cúm, dù muốn dùng paracetamol để giảm nhanh cảm giác khó chịu nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết mẹ cho con bú có uống được paracetamol không.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol?

Phụ nữ cho con bú uống paracetamol 500mg được không hay đang cho con bú uống paracetamol 500mg được không là thắc mắc của nhiều người. Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen là loại thuốc rất thông dụng, thường được sử dụng để hạ sốt và làm giảm các triệu chứng đau nhức từ nhẹ đến vừa như đau lưng, nhức đầu, đau nửa đầu, căng cơ, đau bụng kinh, đau răng và đau nhức do cảm lạnh và cúm.

Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú như thế nào? Đối với người lớn và trẻ nhỏ, liều lượng khuyến cáo là không quá 1g mỗi 4-6 giờ và chỉ sử dụng tối đa 4g mỗi ngày.

Cho con bú uống paracetamol được không hay mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Đối với mẹ cho con bú, đây là loại thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi kê toa. Nguyên nhân là do khi mẹ dùng, chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi vào sữa mẹ (khoảng 6%) và điều này không gây ra tác dụng phụ cho cho bé. Tuy nhiên, dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng paracetamol cho con bú. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.

Như vậy là bạn đã biết mẹ cho con bú uống paracetamol được không. Nếu bé cưng thuộc một trong những trường hợp sau, bạn cũng cần hỏi kỹ bác sĩ khi uống paracetamol trong thời gian đang cho con bú:

  • Bé là trẻ sinh non
  • Con sinh ra nhẹ cân
  • Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó.

>>> Bạn có thể xem thêm: Mách bạn 4 cách cho bé bú không bị sặc sữa

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng paracetamol trong thời gian cho con bú

Đến đây hẳn là bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn mẹ cho con bú có uống được paracetamol không hay phụ nữ cho con bú uống paracetamol được không. Dù là loại thuốc giảm đau an toàn nhưng khi uống, bạn cũng cần lưu ý:

  • Đọc kỹ thông tin hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ trước khi mua thuốc để tránh mua những sản phẩm có kết hợp với codeine vì chất này không phù hợp dùng trong thời gian đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng, mẹ chỉ nên dùng ở liều thấp, trong thời gian ngắn và chú ý theo dõi bé. Nếu thấy bé có các triệu chứng như hôn mê, bú kém, buồn ngủ, tim đập chậm, gặp vấn đề về hô hấp… thì nên đưa đi khám ngay.
  • Dùng đúng liều lượng: Liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú ra sao? Đối với các bà mẹ đang cho con bú, liều lượng paracetamol được khuyến cáo tối đa là 2 viên 500mg mỗi lần và không dùng quá 4 lần trong 24 giờ
  • Không dùng paracetamol chung với các loại thuốc khác, đặc biệt là các loại thuốc cũng có chứa paracetamol như các chế phẩm trị đau nửa đầu, các loại thuốc chữa ho và cảm lạnh vì có thể dẫn đến tình trạng uống quá liều. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh lý, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ vì paracetamol khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể tạo ra các hợp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé.
  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé nếu mẹ uống thuốc khi đang cho con bú. Nếu thấy bé có các triệu chứng như quấy khóc, tiêu chảy, bỏ bú… mẹ cần ngưng dùng thuốc và đưa bé đi khám ngay.

Với câu hỏi phụ nữ cho con bú có uống được paracetamol không thì trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể cho bé bú như bình thường. Tuy nhiên, việc bạn uống khi nào sẽ có ảnh hưởng đến lượng thuốc có trong sữa mẹ. Do sau khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ bắt đầu phân hủy, đi vào máu và sữa mẹ. Thông thường, nồng độ paracetamol trong máu thường đạt mức cao nhất vào khoảng một đến hai giờ sau khi uống. Do đó, nếu lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến bé, bạn hãy cố gắng dùng thuốc sau khi cho con bú để có thêm thời gian cho thuốc thải ra ngoài trước khi cho bé bú ở lần tiếp theo.

>>> Bạn có thể xem thêm: Tư thế cho bé bú đúng cách: 4 tư thế giúp mẹ không mỏi, bé không sặc!

Mẹ cho con bú uống Panadol và Panadol Extra được không?

Mặc dù không còn thắc mắc mẹ cho con bú có uống được paracetamol không, nhưng nhiều người cũng băn khoăn không biết cho con bú uống panadol được không? Panadol (hay Panadol xanh) và Panadol Extra là thuốc khá thông dụng và phổ biến trong tủ thuốc gia đình. Thành phần chính của Panadol xanh là 500mg paracetamol, do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể dùng loại thuốc này theo liều lượng khuyến cáo.

Cho con bú uống panadol được không? Tuy nhiên với Panadol Extra hay Panadol đỏ thì mẹ cần cẩn thận. Bởi trong thành phần của Panadol Extra, ngoài 500mg paracetamol thì còn có chứa 65mg caffeine. Caffeine có thể hấp thu vào sữa mẹ và đạt đỉnh sau 1 – 2 giờ uống. Caffein không được khuyến cáo cho trẻ nhỏ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bé khó chịu và khó ngủ. Vì lý do này nên các bà mẹ đang cho con bú nên tránh dùng Panadol Extra. Nếu có ý định dùng thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

>>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú nơi công cộng trở nên dễ dàng hơn với 15 mẹo nhỏ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được mẹ cho con bú có uống được paracetamol không. Dù được xem là an toàn nhưng mẹ cho con bú uống paracetamol cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bé. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách duy trì lối sống khoa học với chế độ ăn cân bằng, vận động thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ mẹ nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hiện nay, các chế phẩm thuốc giảm đau hạ sốt rất phổ biến trên thị trường dược phẩm và thậm chí là trong tủ thuốc của nhưng gia đình có con nhỏ. Những chế phẩm này có thành phần chủ yếu là Paracetamol hay Acetaminophen. Sự phát triển các chế phẩm thuốc giảm đau hạ sốt hiện nay khá đa dạng. Bên cạnh dạng chế phẩm đã khá quen thuộc là các viên uống thì dạng viên sủi hòa tan cũng là dạng chế phẩm khá mới mẻ với người sử dụng, đặc điểm khởi phát tác dụng rất nhanh, được nhiều người ưa chuộng, đó là thuốc Efferalgan. Vậy Efferalgan là gì? Efferalgan có tốt không? Efferalgan giá bao nhiêu? Sau đây Heal Central xin gửi đến quý độc giả các thông tin cần thiết trong việc sử dụng loại thuốc này.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Hộp thuốc Efferalgan 500mg Efferalgan là một thuốc thuộc nhóm thuốc NSAIDS được sử dụng phổ biến trong mục đích giảm đau hạ sốt và phù hợp với nhiều đối tượng, có tính an toàn cao ở liều điều trị. Efferalgan có thành phần chính là Paracetamol hay Acetaminophen có hàm lượng và dạng bào chế khác nhau theo từng loại thuốc khác nhau.

Quy cách đóng gói: Tùy theo từng dạng chế phẩm khác nhau mà quy cách đóng gói sẽ khác nhau:

  • Efferalgan viên nén sủi bọt: Hộp 4 vỉ x 4 viên nén sủi bọt.
  • Efferalgan viên đặt hậu môn: Hộp 1 vỉ x 10 viên đạn.
  • Efferalgan dạng bột sủi bọt: Hộp 12 gói bột.
  • Efferalgan phối hợp Codein: Hộp 10 vỉ x 4 viên nén sủi bọt.

Efferalgan được sản xuất bởi Công ty Laboratoires UPSA, Pháp.
Tham khảo: Thuốc Decogen: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Đây là mức hàm lượng thường được sử dụng của thuốc Efferalgan. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp giảm đau và hạ sốt.

Lưu ý: Tránh lạm dụng thuốc do ảnh hưởng tiêu cực của hoạt chất Paracetamol có trong thuốc lên cơ thể.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan 300mg dạng viên đặt Vẫn với các tác dụng giảm đau hạ sốt tương tự như các dạng bào chế khác. Tuy nhiên, thuốc Efferalgan 300mg ở dạng bào chế này được dùng qua đường đặt trực tràng hậu môn. Do không phải trải qua quá trình chuyển hóa tại gan nên thuốc được hấp thu nhanh hơn so với đường uống.

Thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh sốt cao, không có khả năng dùng thuốc qua đường uống.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan 250mg dạng bột Với hàm lượng và dạng bào chế này, bột sủi Efferalgan 250mg phù hợp với đối tượng trẻ em có thể trọng từ 17-50kg trong các trường hợp sốt từ nhẹ đến vừa.

Thuốc được sử dụng bằng cách hòa tan với nước đun sôi để nguội và uống trực tiếp. Một lưu ý nhỏ, người dùng nên để thuốc tan hoàn toàn vào nước rồi mới sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan 150mg Đây cũng là một thuốc được dùng cho trẻ em. Nhưng với mức thể trọng từ 10-40kg.

Thuốc có 2 dạng bào chế là dạng bột và dạng viên đặt. Người dùng có thể linh hoạt lựa chọn dạng bào chế tùy vào từng trường hợp để đạt được hiệu quả tối ưu.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan 80mg dạng viên đặt
Tương tự như Efferalgan 150mg, thuốc Efferalgan 80mg cũng có 2 dạng bào chế là dạng bột và dạng viên đặt. Thuốc nhắm đến đối tượng trẻ nhỏ có cân nặng từ 6-20kg. Đây là đối tượng rất nhạy cảm do đó thuốc cũng đã được trải qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Vì vậy, người dùng có thể yên tâm sử dụng thuốc.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan Codein Thuốc Efferalgan Codein chứa 500mg Paracetamol và 30mg Codein phosphate. Thành phần Codein phosphate được dùng kết hợp với Paracetamol nhằm mục đích tăng tác dụng và thời gian tác dụng của thuốc.

Thuốc chống chỉ định với một số trường hợp đặc biệt.

Efferalgan chứa thành phần chính là Paracetamol.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Công thức hóa học của Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt, được cấp phép sử dụng như một loại thuốc lần đầu tiên vào năm 1956 tại Anh. Kể từ đó đến nay, Paracetamol đã dần trở thành một loại thuốc hiệu quả, phổ biến trên thị trường và vai trò thay thế được Aspirin.

  • Lịch sử phát triển của Paracetamol

Năm 1899, khi mà Aspirin được giới thiệu ra thị trường dược phẩm thì Paracetamol cũng được tổng hợp cùng lúc vào thời gian đó. Khi ấy những phát hiện về tác dụng của Paracetamol còn chưa đầy đủ và Aspirin lại là loại thuốc đang làm mưa làm gió trong nhóm thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm NSAIDS. Hai tiền chất của Paracetamol là Phenacetin và Acetanilid đã được thử nghiệm trước đó nhưng chúng chỉ sở hữu được 1 trong 2 tác dụng giảm đau hoặc hạ sốt, đồng thời tác dụng phụ của Phenacetin lại rất đáng kể trên cơ thể người – đây là điểm hạn chế của hai chất này. Đến năm 1948, hai nhà khoa học Flinn and Brodie đã chứng minh rằng, Paracetamol – chất chuyển hóa của Phenacetin, có được cả hai tác dụng hạ sốt và giảm đau, đồng thời không gây tác dụng phụ như tiền chất của nó là Phenacetin. Với nhiều những ưu điểm của Paracetamol, và cũng nhờ tính chất mới mẻ của nó, mà Paracetamol đã tạo nên cơn sốt trên thi trường dược phẩm ở cả Anh và Mỹ, được sử dụng như một loại thuốc không kê đơn hoặc kê đơn.

  • Nguồn gốc của phản ứng viêm

Mọi tế bào trong cơ thể đều được cấu tạo bởi 1 màng phospholipid kép bao trọn lấy tế bào. Khi có những tổn thương tế bào do các hormone, hóa chất, hay sự va đập chấn thương, vi khuẩn,… thì màng phospholipid này sẽ bị tổn thương. Sự tổn thương màng này sẽ hoạt hóa enzyme Phospholipase – 1 enzym thủy phân phospholipid ở trong tế bào, sự làm việc của Phospholipase đã tạo ra một lượng lớn acid arachidonic từ phospholipid. Acid arachidonic thông qua enzyme khác là COX-1, COX-2, và LOX để lần lượt tạo thành các chất trung gian hóa học gây viêm quan trọng là Leucotrien, Prostaglandin (PG) và Thromboxan A2 – chất gây co  mạch và hoạt hóa tiểu cầu. Trong đó, PG đóng vai trò chủ đạo trong khởi động các phản ứng viêm trong cơ thể.

  • Tại sao lại cảm thấy đau?

Có thể nói cảm nhận đau là nhờ có hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Đối với Paracetamol, cơ chế giảm đau của nó có thể liên quan đến cả thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi. Sự kích thích của một yếu tố bên ngoài như chấn thương, va đập, nhiệt độ,… vào cơ quan nhận cảm là da – nơi tập trung nhiều ngọn dây thần kinh, sẽ tác động vào các ngọn dây thần kinh cảm giác này. Sau đó, chúng hình thành một luồng xung động thần kinh dẫn truyền tích cực cảm giác đau về trung ương từ ngoại vi bằng cách khử cực màng liên tục ở các tế bào thần kinh nối tiếp nhau, hoạt hóa giải phóng các chất trung gian quy định cảm giác đau là chất P và glutamate. Sau khi được giải phóng vào khoảng giữa synap, tùy theo mức độ tôn thương hay hoại tử tế bào thì lượng chất dẫn truyền thần kinh cảm giác đau sẽ giải phóng nhiều hay ít, chúng ta sẽ cảm nhận được cường độ đau là ở mức nào. Các chất dẫn truyền thần kinh sau khi được giải phóng sẽ gắn lên các thụ thể nằm ở màng sau synap và thực hiện dẫn truyền thần kinh vể trung ương thần kinh để phân tích và xử lí. Cứ như vậy cảm giác đau được hình thành. Trong các phản ứng viêm, sự tổn thương, hoại tử tế bào cũng tác động rất mạnh vào các đầu dây thần kinh và gây ra cảm giác đau ở ổ viêm.

  • Cơ chế sốt của cơ thể là gì?

Thực ra sốt là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoại sinh hoặc nội sinh. Sốt ở mức vừa phải (khoảng dưới 38.5 độ C) thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Sốt được gây ra bởi cả tác nhân ngoại sinh và nội sinh. Tác nhân ngoại sinh thường là vi khuẩn, virus; tác nhân nội sinh thường là các chất hoại tử u TNF alpha, các chất gây độc tế bào Cytokin,… Khi các tác nhân lạ xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ hoạt hóa hệ thống miễn dịch làm việc dẫn đến giải phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học gây viêm (là các yếu tố nội sinh). Thông qua trung gian là các yếu tố nội sinh, chúng sẽ thực hiện phản ứng hình thành các dạng khác nhau của PG, một số để hình thành phản ứng viêm, một số khác lại đóng vai trò là các chất gây sốt nội sinh. Chất gây sốt nội sinh sẽ được lưu hành trong máu và đi lên thần kinh trung ương. Tại đây, các chất gây sốt nội sinh sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra tình trạng mất cân bằng nhiệt độ cơ thể, gia tăng quá trình sinh nhiệt, giảm quá trình tỏa nhiệt. Như vậy, tình trạng sốt sẽ hình thành và gia tăng dần dần. Sốt sẽ gia tăng nhiệt lượng trong cơ thể, nhằm thúc đẩy các phản ứng tự vệ của hệ thống miễn dịch, cung cấp năng lượng cho bạch cầu hoạt động, giảm các yếu tố trong cơ thể có lợi cho vi khuẩn, virus,… Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng sốt quá cao sẽ gây ra các bất lợi cho cơ thể, điển hình là tình trạng mệt mỏi, mất nước, khó chịu, rối loạn huyết động, thậm chí là co giật – thường gặp ở trẻ sốt cao khoảng 40 độ C.

  • Cơ chế tác dụng của Paracetamol

Paracetamol trước đây được xếp vào nhóm thuốc NSAIDS. Tuy nhiên không giống với các thuốc Nsaids, Paracetamol lại chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau mà không có tác dụng chống viêm. Cơ chế tác dụng của các thuốc Nsaids đã được nghiên cứu một cách rõ ràng, tuy nhiên với Paracetamol, cơ chế tác dụng chưa được làm rõ một cách tường tận mà chỉ có thể giải thích dựa trên các cơ chế đã biết của thuốc Nsaids hay điển hình là Aspirin.
Paracetamol có khả năng ức chế rất yếu và không chọn lọc enzyme COX-2 , do đó Paracetamol hầu như không có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên Paracetamol lại làm giảm được quá trình dẫn truyền thần kinh cảm giác đau bằng cách:

  • Ở ngoại vi: Paracetamol sẽ tác động vào các cúc tận cùng của tế bào thần kinh, làm bền màng của các bọc chất dẫn truyền thần kinh, do đó giảm giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh cảm giác đau là chất P và glutamate, do đó cường độ đau sẽ giảm đi đáng kể.
  • Ở trung ương: Sự tác động của Paracetamol cũng không đáng kể. Paracetamol mở kênh kali trên màng tế bào thần kinh, làm cho lượng ion kali từ bên trong tế bào sẽ thoát ra ngoài màng tế bào, do đó màng tế bào sẽ tăng phân cực hơn (phía trong màng âm hơn phía ngoài màng tế bào). Hiên tượng ưu phân cực màng sẽ gia tăng ngưỡng kích thích. Vì thế con đường dẫn truyền xung động cảm giác đau cũng bị hạn chế lại.

Paracetamol cũng làm giảm sản xuất PG nên đã ức chế quá trình sinh nhiệt, tăng cường quá trình tỏa nhiệt bằng hệ thống mồ hôi, tái lập cân bằng nhiệt độ cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Paracetamol có khả năng hạ sốt nhanh chóng, đặc biệt là với dạng sủi bọt, vì thế sẽ tạo ra cảm giác hết sốt và dễ chịu nhanh chóng cho người bệnh. Tuy Paracetamol không có tác dụng chống viêm như Aspirin hay các NSAIDS khác, nhưng tác dụng giảm đau và hạ sốt của Paracetamol lại rất tốt, cho thấy rõ hiệu quả so với các thuốc Aspirin trên lâm sàng. Đồng thời, Paracetamol còn rất an toàn, ít gây ra tác dụng phụ ở liều điều trị, không gây ra những nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như Nsaids. Vậy nên Paracetamol là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị các triệu chứng đau, sốt cao hiện nay. Efferalgan tận dụng được những ưu điểm của Paracetamol và được bào chế dưới dạng viên sủi, có chứa thành phần là muối carbonat và acid hữu cơ. Khi viên sủi Efferalgan tiếp xúc với nước, hai thành phần trên sẽ tiếp xúc với nhau và tạo ra lượng lớn CO2 nên giúp viên hòa tan nhanh. Sử dụng Efferalgan dưới dạng dung dịch có chứa nhiều CO2, khi vào trong dạ dày, chính CO2 sẽ kích thích làm tăng nhu động đường tiêu hóa, tăng diện tích tiếp xúc và hấp thu nhanh chóng dược chất. Do đó Efferalgan tạo ra tác dụng rất nhanh, chỉ sau khoảng 30 phút đến 45 phút sử dụng thuốc, nhiệt độ cơ thể sẽ được ổn định và cảm giác đau sẽ dịu xuống đối với các trường hợp đau nhẹ và vừa.

Tham khảo: Thuốc Hapacol 150: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

Cho con bú uống Efferalgan được không
Efferalgan có tác dụng giảm đau hạ sốt Thuốc Efferalgan có tác dụng giảm đau, hạ sốt rất hiệu quả bằng cơ chế giảm đau ngoại vi và một phần giảm đau trung ương, tái lập lại cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Đồng thời với dạng bào chế sủi bọt nhờ khí CO2 được tạo ra một lượng lớn, dạng sử dụng ban đầu là dạng dung dịch, nên thuốc Efferalgan có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh chóng, cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Tham khảo: Thuốc hạ sốt Tatanol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Thuốc Efferalgan 80mg dạng bột
  • Trẻ em có cảm cúm, đau họng, sốt cao trên 39 độ.
  • Người có sốt cao, sốt thường xuyên và kéo dài trong bệnh sốt xuất huyết.
  • Người có các chứng đau nhẹ đến vừa như đau khớp, đau bụng, đau lưng, đau đầu, đau răng, đau trong một số tình trạng viêm cấp như Gout.

Tuy nhiên Efferalgan chỉ sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh minh họa: Cách sử dụng thuốc đặt Efferalgan Đối với viên nén sủi bọt: Bóc vỉ chế phẩm lấy ra một viên (lưu ý là không làm trầy xước phần vỉ của các viên còn lại khi chưa sử dụng ngay), sau đó thả vào trong một cốc nước ấm chứa khoảng 100ml đến 150ml nước. Đợi cho viên nén hòa tan hết (khoảng 2 phút) thì sử dụng ngay lập tức tất cả lượng dung dịch thuốc đã pha. Đối với viên đặt: Bóc vỉ lấy ra 1 viên đạn, dùng tay tách hai phần mông để làm lộ hậu môn của trẻ, sau đó nhúng viên đạn vào nước rồi đặt vào hậu môn. Nên đặt viên đạn cách cửa hậu môn khoảng 1cm đến 2cm. Sau khi đặt nên khép hai phần mông trẻ lại, nên giữ yên tư thế nằm hoặc ngồi trong khoảng 2 đến 3 phút, không nên chạy nhảy hoặc vận động tránh viên đạn lọt ra ngoài.

Đối với gói bột sủi: Người dùng chỉ cần bóc vỏ gói bột và đổ vào trong một cốc nước ấm chứa khoảng 100ml đến 150ml nước. Đợi cho bột hòa tan hết (khoảng  1 phút) thì sử dụng ngay lập tức tất cả lượng dung dịch thuốc đã pha.

Người lớn trên 18 tuổi: Sử dụng 1 viên Efferalgan 500mg khi có sốt hoặc cần giảm đau, sử dụng tiếp 1 viên Efferalgan 500mg cách lần sử dụng trước đó ít nhất 4 giờ đến 6 giờ. Không sử dụng quá 6 viên Efferalgan 500mg trong 24 giờ. Trẻ em trên 12 tuổi: Uống ½ viên đến 1 viên Efferalgan 500mg trong vòng 4 – 6 giờ khi thấy sốt, các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ, uống tối đa là 4 viên một ngày.

Ngoài ra tùy theo mức cân nặng mà có thể cân nhắc sử dụng các dạng gói bột sủi bọt, uống 1 đến 2 gói bột khi có sốt hoặc cần giảm đau, các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 6 giờ. Không uống quá 6 gói trong vòng 24 giờ.

  • Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.
  • Đối với người có bệnh về gan như xơ gan, suy gan, viêm gan virus, viêm gan do rượu,…
  • Đối với người có thiếu máu tan máu do thiếu G6PD bẩm sinh.

Efferalgan không phải là thuốc sử dụng thường xuyên, mà Efferalgan chỉ sử dụng để điều trị triệu chứng. Khi điều trị Efferalgan ở liều thông thường, hầu như không gây ra tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên trường hợp sử dụng Efferalgan quá liều do vô tình hay cố ý sẽ gây ra phản ứng nghiêm trọng trên gan. Cơ chế của phản ứng này là: Paracetamol được chuyển hóa tại gan thành các chất NAPQI thực chất là gốc tự do. Các chất này có khả năng tạo liên kết cộng hóa trị với các nhóm thiol, do đó một lượng lớn glutathione dạng khử (GSH) sẵn có trong gan có khả năng trung hòa NAPQI, biến chúng thành các chất không độc với gan. Tuy nhiên trong trường hợp sử dụng quá nhiều Paracetamol thì chất chuyển hóa NAPQI của chúng tại gan sẽ sản sinh ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng cạn kiệt Glutathion dạng khử để trung hòa hết lượng NAPQI này. NAPQI dư thừa sẽ tạo các liên kết cộng hóa trị với các nhóm thiol của protein gan, từ đó gây ra tổn thương thậm chí hoại tử tế bào gan.

Tùy theo lượng Paracetamol sử dụng và tình trạng cơ địa mỗi người mà phản ứng có hại trên gan sẽ nghiêm trọng hay nhẹ nhàng. Nếu sử dụng liều cao Paracetamol, có thế xảy ra tình trạng suy gan cấp với các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, chán ăn ở 24 giờ đầu. Sau đó tình trạng đau bụng sẽ ngày càng nặng hơn do gan bị hoại tử, suy đa tạng và có thể tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Thuốc Efferalgan chỉ sử dụng để điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Đặc biệt trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân, không nên dùng Efferalgan để giảm đau do có thể làm mất các triệu chứng báo hiệu các bệnh lí cấp tính và  nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp. Trong trường hợp sốt kéo dài như sốt do virus, người dùng cần phải tuần thủ uống các lần cách nhau ít nhất 4 đến 6 giờ đế tránh nguy cơ ngộ độc gan nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp sử dụng thuốc Efferalgan để hạ sốt, người bệnh nên bổ sung thêm nước và chất điện giải để cân bằng lại nước – điện giải cơ thể và giúp tỏa nhiệt nhanh.

Không phối hợp với các chế phẩm khác có chứa Paracetamol để tránh quá liều gây ngộ độc Paracatamol.
Không phối hợp với các thuốc có khả năng gây độc tính trên gan như Methotrexat, Isoniazid, Pyrazinamid, Rifampicin,… Không phối hợp với rượu và các đồ uống có cồn vì có thể gia tăng nguy cơ tổn thương gan. Không sử dụng cùng với các thuốc hoạt hóa làm tăng hoạt tính của các enzyme chuyển hóa thuốc ở gan như Phenobarbital, Phenytoin, Carbamezepin.

Có thể phối hợp Efferalgan với một số các thuốc điều trị chứng cảm cúm thông thường ở trẻ em như chống dị ứng, kháng sinh,… nhưng không sử dụng với chế phẩm phối hợp nhiều thành phần trong đó có Paracetamol.

  • Đối với phụ nữ có thai: Thuốc Efferalgan có thể được sử dụng để giảm đau, hạ sốt trên phụ nữ có thai.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Thuốc Efferalgan sử dụng được trên đối tượng này để làm thuyên giảm triệu chứng sốt cao, đau mức độ vừa và nhẹ.

Thuốc Efferalgan hiện được bán với giá khoảng 45.000 đồng hộp 4 vỉ x 4 viên nén sủi bọt 500mg; 50.000 đồng 1 hộp 1 vỉ x 10 viên thuốc đặt, 30.000 đồng hộp x 12 gói bột.
Trên đây chỉ là mức giá tham khảo. Giá bán của các chế phẩm trên có thể khác nhau ở những địa chỉ bán thuốc khác nhau.

Efferalgan có bán ở hầu khắp các nhà thuốc, quầy thuốc và trung tâm y tế trên toàn quốc. Nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa, trung tâm thuốc hiện cũng đang có bán loại thuốc này. Người mua có thể mua thuốc tại nhà thuốc hoặc gọi theo số hotline hiển thị trên trang web của nhà thuốc để mua thuốc trực tuyến và giao thuốc tận nơi.

Efferalgan chứa thành phần Paracetamol được sử dụng để giảm đau hạ sốt khá an toàn, kể cả đối với đối tượng phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên người dùng có thể bị nhầm lẫn giữa hai dạng thuốc Efferalgan là Efferalgan chỉ chứa Paracetamol và Efferalgan có phối hợp cả với thành phần Codein, do đó khi mua thuốc và sử dụng thuốc, các bà bầu không được sử dụng dạng Efferalgan có phối hợp Codein (Efferalgan Codein).

Cho con bú uống Efferalgan được không
Không sử dụng Efferalgan Codeine cho phụ nữ có thai
Hiện nay trên thi trường chỉ có một loại chế phẩm Efferalgan viên nén sủi bọt 500mg, hộp màu xanh – trắng chứa 4 vỉ x 4 viên nén sủi bọt. Các bà bầu có thể an tâm khi sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên lạm dụng thuốc, uống 1 viên mỗi lần, các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ đến 6 giờ và không uống quá 6 viên trong vòng 24 giờ.

Efferalgan khá an toàn cho đối tượng phụ nữ cho con bú, vì vậy phụ nữ đang cho con bú có thể lựa chọn loại thuốc này để điều trị các triệu chứng sốt cao, đau nhức mức độ vừa và nhẹ. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú nên sử dụng thuốc ngay sau khi cho con bú hoặc sử dụng vào khoảng 4 giờ trước khi cho con bú lần kế tiếp.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Thông thường sốt trên 39 độ mới nên dùng Efferalgan
Như đã nói ở phần trên, sốt thực chất là phản ứng tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể. Do đó trong một số trường hợp, sốt thường bị nhầm lẫn là tình trạng xấu gây ra trực tiếp bởi tác nhân gây bệnh. Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể, sốt sẽ gây ra tăng chuyển hóa, rối loạn cơ thể, co giật nếu sốt cao kéo dài. Sốt thường gây ra cảm giác mệt mỏi, vật vả, khó chịu nên rất nhiều người đã tìm cách hạ sốt ngay khi có cảm nhận cơ thể đang nóng lên. Vậy nên khi cơ thể bị sốt, bạn chưa cần phải hạ sốt ngay bằng việc sử dụng thuốc. Bạn cần kiểm soát nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế. Đối với cơ thể người trưởng thành thường sốt với mức nhiệt thấp hơn trẻ em, do đó chỉ khi sốt trên 38.5 độ C, người bệnh mới cần uống thuốc Efferalgan để hạ sốt.

Theo một số bài báo khoa học, các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol ( Acetaminophen) có thể uống vào trước, trong hoặc sau bữa ăn đều được. Tuy nhiên, để tránh giảm hiệu quả của thuốc do tương tác với thức ăn trong dạ dày sau ăn, nên uống thuốc sau 30′-1h sau khi dùng bữa để thuốc được hấp thu tốt nhất.

Cho con bú uống Efferalgan được không
Hình ảnh: Cách pha Efferalgan
Hòa tan 1 viên Efferalgan 500mg vào một cốc chứa khoảng 100ml đến 150ml nước ấm đối với người lớn. Tuy nhiên đối với trẻ em uống được lượng nước ít hơn thì có thể giảm lượng nước xuống còn 75ml đến 100ml nước ấm. Lượng nước hòa tan thuốc là không cố định và tùy thuộc vào khả năng uống của mỗi người sử dụng.

So với người lớn, liều dùng và dạng dùng ở trẻ em có sự khác biệt tương đối. Nếu như ở người lớn, dạng viên sủi 500mg là phổ biến, thì ở trẻ em thường ưu tiên lựa chọn các chế phẩm dạng bột sủi bọt hoặc viên đặt hậu môn trong trường hợp trẻ không uống được. Tùy theo cân nặng của trẻ mà có thể chọn các dạng thuốc với hàm lượng khác nhau:

  • 250mg đối với người cân nặng từ 17kg đến 50kg.
  • 150mg đối với người cân nặng từ 10kg đến 40kg.
  • 80mg đối với trẻ cân nặng từ 6kg đến 20kg.

Hi vọng qua bài viết trên, người đọc có thể nắm được cách sử dụng thuốc Efferalgan sao cho hiệu quả cao và an toàn nhất cho bản thân và những người xung quanh mình.