Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Trẻ đến lịch đi tiêm nhưng sức khỏe không được tốt thì có nên tiêm phòng hay không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Trong đó, Trung tâm tiêm chủng VNVC nhận được rất nhiều câu hỏi như “trẻ bị ho có nên tiêm phòng hay không?”; “trẻ đang uống thuốc kháng sinh thì có tiêm được không” “trẻ bị tiêu chảy thì có nên tiêm phòng hay không”.

Một số thông tin sau sẽ giúp các bậc phụ huynh biết làm gì trước khi đưa tiêm phòng cũng như biết được khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ?

Sau đây là những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng:

Trẻ đang ho, uống kháng sinh, tiêu chảy có được tiêm phòng không?

Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng rất thường gặp các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy.

Nếu trong trường hợp trẻ bị sốt, tiêu chảy và đang dùng thuốc kháng sinh, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.

Nếu trẻ mọc răng nhưng không sốt, trẻ vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi, bác sĩ sẽ thăm khám sau đó sẽ chỉ định tiêm hay hoãn tiêm tùy trường hợp cụ thể.

Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, 100% khách đến tiêm sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đánh giá có đủ điều kiện được tiêm chủng hay không. Chi phí khám sàng lọc trước và sau khi tiêm sẽ được miễn phí hoàn toàn. Liên hệ hotline: 1800 6595 để được tư vấn.

Video đề xuất:

Vậy, khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm ngừa?

Trong một số trường hợp sức khỏe của bé không tốt, việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp sẽ được được hoãn lại tiêm phòng và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa gồm:

  • Trẻ đang sốt cao >37,5oC hoặc hạ thân nhiệt <35,5oC
  • Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính
  • Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma) có nguy cơ viêm nhiễm toàn thân.
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính…)
  • Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ hồi sức.

Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm. Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
Xem thêm:

  • Những Điều Cần Biết Trước Tiêm Chủng
  • Những Điều Cần Biết Sau Tiêm Chủng

Thông thường, bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe để xem có đủ điều kiện để tiêm chủng hay không như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? (Nếu là trẻ sơ sinh)
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không?
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không? Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo (nếu có).

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ (người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Bác sĩ đang khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ (ảnh tại Trung tâm tiêm chủng VNVC Hà Nội – số 180 Trường chinh, quận Đống Đa)

Ngoài ra, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ (người chăm sóc) cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.

Các loại vắc xin tiêm ngừa sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu trẻ được tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm ngừa

Tóm lại, lưu ý quan trọng nhất khi đưa bé đi tiêm chủng chính là không bỏ qua việc khám sàng lọc và kiểm tra sức khỏe của bé. Ngoài tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ, kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Viêm màng não là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong trên 50%. Khoảng 30-50% trẻ sau điều trị có nguy cơ gánh...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Lịch tiêm phòng vắc xin năm 2022 đã có những khuyến nghị và cập nhật mới nhất. Năm 2022, bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam tiếp tục...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Thời điểm giao mùa là điều kiện “lý tưởng” cho các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn có nguy cơ bùng phát, mà nổi cộm nhất là viêm...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin đã ngăn ngừa 2.5 triệu ca tử vong ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và giúp hàng...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, TP.HCM đã ghi nhận hơn 3,000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Liên Hiệp Quốc đã đưa ra cảnh...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Vì nhiều lý do khác nhau như quên, lo ngại trẻ ốm sốt, thiếu thông tin về các loại vắc xin… mà nhiều bậc phụ huynh làm...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Bám sát lịch tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế...

Xem Thêm

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng

Thời tiết giao mùa nắng, ẩm bất thường báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền...

Xem Thêm

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - chuyên khoa nhi tư vấn nhi khoa từ 10g -11g30. Trong khung thời gian này bạn đọc có thể gọi 08. 6686 5474 gặp trực tiếp BS Bình

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng
BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - chuyên khoa Nhi

Nội dung buổi tư vấn của BS Ngọc Bình với bạn đọc AloBacsi:


- Bien Pham - bienph…@gmail.com

Chào BS,

Thưa BS, con em hiện gần 6 tháng tuổi, em cho cháu ti mẹ nhiều và cháu đã ăn dặm được gần 1 tháng, cháu ăn bột nghiền với nhiều lọai như đậu xanh, hạt sen,... ngày cháu ăn 2 lần. Em cho cháu uống thêm sữa công thức, ngày cháu uống 2 lần, mỗi lần cháu uống được 60ml. 5 tháng cháu được 7,5kg.(cháu trai).

25 tháng này cháu tròn 6 tháng nhưng sữa gần hết. Em băn khoăn không biết cho cháu uống sữa lớn hơn có ảnh hưởng gi không? Vì mua sữa Gold 1 sợ sẽ không hết thì bỏ đi.

Xin BS tư vấn giùm em, cân nặng và chế độ ăn của cháu như vậy có hợp lý không? Xin cảm ơn BS nhiều!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào em,

Theo mô tả thì em cho bé ăn dặm sớm, thường thì sau 6 tháng bé mới ăn dặm.

Chế độ ăn và cân nặng của bé như vậy là phát triển tốt nên em không cần lo lắng gì cả. Tuy nhiên, khi đến 6 tháng em cho bé ăn dặm đủ 4 nhóm: tinh bột (cơm, phở…), chất béo (dầu, mỡ), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa) và các khoáng chất và vi lượng (rau, củ, quả, trái cây) và uống sữa từ 6-12 tháng. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho bé nhà em nên em yên tâm nhé.

- Thanh Chung - nthanh…@gmail.com

Kính gửi BS,

Cháu lớn nhà tôi năm nay hơn 6 tuổi. Tôi có thể cho cháu uống bổ sung viên vitamin A màu đỏ được không (viên vitamin A đó là tôi xin được trong chiến dịch cho trẻ nhỏ uống vitamin A từ 6 đến 36 tháng tuổi).

Rất mong BS giải đáp cho tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chị thân mến,

Vitamin A màu đỏ hàm lượng 200.000 IU bé nhà chị uống được nên chị cứ yên tâm cho cháu uống 6 tháng /1 lần.

Tuy nhiên, chị có thể bổ sung vitamin A cho bé bằng bữa ăn hằng ngày qua các loại rau quả xanh (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay…), rau quả có màu vàng đậm (cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…), hoặc có rất nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (gan, thịt, cá, trứng, sữa…).

- Mai Lê - lemai…@gmail.com

Kính gửi AloBacsi,

Bé nhà em bị sởi lúc 7 tháng tuổi. Vậy khi 9 tháng tuổi thì cháu có thẻ tiếp tục tiêm vaccin 3 trong 1 phòng sởi, quai bị, rubella được không? Hay phải tiêm tách biệt từng loại. Rất mong BS giải đáp sớm cho em. Chân thành cảm ơn.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Mai Lê thân mến,

Bé nhà bạn đã bị sởi lúc 7 tháng tuổi nhưng khi 9 tháng tuổi vẫn tiếp tục tiêm vaccine 3 in 1 được, không cần tiêm tách ra vì việc tiêm ngừa vaccine sẽ củng cố thêm miễn dịch trong cơ thể cho trẻ chống lại bệnh tật nên bạn yên tâm nhé!


- Đặng Phương - TPHCM

Chào BS,

Con trai em 3 tuổi, nặng 15kg, cao 96cm, mỗi khi sờ vào lòng bàn tay, bàn chân của cháu, lúc nào cũng thấy nóng. Mặc dù, là cháu không bị sốt, chơi vui vẻ bình thường. Thỉnh thoảng mới thấy lòng bàn tay cháu mát thôi.

Như vậy, lòng bàn tay, bàn chân nóng có bệnh gì không BS ơi? Em thấy lo lắng quá. Cháu bị viêm phế quản nhẹ, em cho cháu uống siro Toplexil được không ạ. Các bác tư vấn giúp em với.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Em Đặng Phương thân mến,

Theo mô tả thì bé phát triển bình thường, có nhiều bé có tình trạng giống như con em nên có thể yên tâm nhé.

Bé bị viêm phế quản tốt nhất em nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và có hướng điều trị tốt nhất. Em không nên tự ý mua thuốc cho bé uống vì bé ho có nhiều nguyên nhân gây ho và cũng có thể do kích ứng thời tiết.

- Mỹ Dung - TPHCM

Chào BS, xin tư vấn giùm em vấn đề sau:

Bé trai nhà Em được 5 tháng, nặng khoảng 8.2kg, (lúc 4th chiều cao 65cm). Từ lúc sinh ra bé rất khó ngủ, hay trằn trọc, giật mình, mặc dù từ tháng thứ 2 Bsi có cho uống 1 giọt Vitamin D/buổi sáng và tắm nắng 15-20p/ngày.

Mỗi tháng em đều cho bé đi chích ngừa và khám tổng quát nhưng hầu như Bsi không để ý tới việc khó ngủ của bé và không cho uống gì thêm...

Bước qua tháng thứ 5, bé ngủ ngày rất ít, giật mình liên tục, mỗi giấc chỉ được 30p, bình quân ngủ 2h/ngày. Đêm bé cũng trằn trọc, trở mình liên tục.

Bé hay mút tay, đưa 2 tay dụi lên mặt và đặc biệt là thường gãi tai bên phải. Hiện bé vẫn bú mẹ hoàn toàn, mỗi ngày 1 giọt VitD và tắm nắng 5-10p.

Mong BS hồi âm. Trân trọng.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào bạn Mỹ Dung,

Theo mô tả thì con bạn khó ngủ do nhiều nguyên nhân như bú chưa no, thời tiết nóng nực, oi bức, tiếng ồn. Ngoài ra, thói quen mút tay của bé cũng là nguyên nhân là bé khó ngủ.

Vì bé bú mẹ hoàn toàn nên mẹ cần chú ý ăn những thức ăn có Calci trong bữa ăn hằng ngày vì trong quá trình chế biến, lượng kẽm trong thức ăn đã bị mất rất nhiều. Đồng thời, với bé nhỏ chưa ăn dặm được nên việc hấp thu vi lượng kẽm, sắt, viatmin và khoáng chất đều khó.

Do vậy, việc cung cấp khoáng chất và vi lượng điển hình như kẽm tự nhiên qua sữa mẹ rất cần thiết để giúp bé hạn chế tình trạng khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc vào ban đêm.

Nếu bạn áp dụng theo phương pháp trên mà tình trạng của bé vẫn không cải thiện thì bạn nên đưa bé đến BV để BS chuyên khoa Nhi khám và có hướng điều trị thích hợp.

Còn đang mọc răng có nên tiêm phòng


- Đinh Thị Hà - Hà Nội

Xin chào BS,

Em vừa sinh cháu được 20 ngày. Cách đây 2 hôm em có phát hiện trên đỉnh đầu phía bên trái của cháu có một cục nổi lên như bị sưng, khi sờ vào thấy mềm mềm và cháu không có biểu hiện bị đau. Cháu cũng không có biểu hiện nào bất thường như sốt hay đi ngoài. Trộm vía cháu ăn ngủ rất ngoan.

Vậy BS cho em hỏi cục sưng đó có ảnh hưởng gì đến cháu không ạ? Và làm cách nào cho nó sớm tan đi? Em có thể xoa dầu cho cháu hay cho uống thuốc gì không ạ? Rất mong nhận được câu trả lời sớm của BS. Em xin cám ơn BS!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào em,

Cục u đó là bướu máu không gây nguy hiểm cho bé nên em yên tâm nhé. Vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, sẽ được hấp thụ dần, trường hợp bướu máu thì phải khoảng 3 tháng mới mất đi mà không cần điều trị, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, nhưng có thể có một số bé bị vàng da, em nhé!

- Thu Thuy - Quảng Bình

Cho em hỏi, bé nhà em được 4 tháng 24 ngày. Hôm 18 em có cho bé uống vacxin bại liệt ở phường, 21 này em cho bé tiêm 6 in 1 và uống rota thì có sao không ạ? Bé em mới tiêm mũi viêm gan với lao. Em cảm ơn nhiều!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Em thân mến,

Theo mô tả của em thì việc tiêm ngừa vaccin như vậy là bình thường, em có thể yên tâm nhé.

- Nguyễn Thanh - Đồng Nai

Con trai tôi 4 tuổi bị lõm ngực nhẹ hai bên nhưng một bên sâu hơn. Đêm cháu thường trằn trọc khó ngủ từ 1-2 giờ đêm có khi cháu cứ chồm dậy xoay đầu rồi đạp chân tay khoảng 2-3 tiếng rồi mới ngủ lại.

BS cho biết cháu bị làm sao và tôi cần phải làm gì? Gia đình không có ai bị lõm ngực và cháu chưa khám ở đâu.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào bạn Thanh,

Lõm ngực là một dạng dị tật bẩm sinh. Khi còn nhỏ rất khó phát hiện, nhưng lớn lên sẽ thấy rõ ngực của bệnh nhân ngày càng lõm xuống.

Nếu thấy các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị. Ngoài yếu tố thẩm mỹ, lõm ngực còn làm giảm đáng kể thể tích lồng ngực, từ đó hạn chế không gian cho tim và phổi phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những trường hợp nặng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và nhiễm trùng hô hấp thường xuyên. Do đó, cần đưa bé đến bệnh viện để phẫu thuật nâng xương lồng ngực.

Tốt nhất bé cần được phẫu thuật trong độ tuổi từ 7-15 tuổi. Ở độ tuổi này, xương sườn đủ độ ổn định, và còn đàn hồi tốt, do đó thanh sắt sẽ có tác dụng đẩy lồng ngực nâng lên. Nếu người 20 tuổi thì xương đã cứng, thì không thể bẫy bằng phương pháp này.

Ngược lại, nếu phẫu thuật trước 5 tuổi, xương trẻ còn đang phát triển, khi đặt thanh sắt nâng ngực thì sau đó 2-3 năm lại phẫu thuật rút ra và thay thế một thanh nâng ngực khác kích thước lớn hơn gây tốn kém cho bệnh nhân và có thể có biến chứng phẫu thuật.


- Nguyễn Thị Bích Ngọc - Q.3

Con em được 9 tháng, đã tới ngày chích ngừa sởi nhưng bé sốt mọc răng. Vậy bé có chích ngừa sởi được không hay phải đợi hết sốt? Em để tới tháng sau bé chích sởi được không ạ? Em cám ơn!

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào bạn Ngọc,

Nếu bé nhà bạn bị sốt do mọc răng mà không có bất cứ bệnh gì kèm theo thì có thể tiêm ngừa vaccine bất cứ loại nào, bạn yên tâm nhé!

- Bạn đọc có email

BS ơi,

Con gái em được 9 tháng rồi nhưng cân nặng chỉ có 7,5kg - 67cm. Bé chưa có dấu hiệu mọc răng nữa. Mong BS giải đáp giúp em vài câu hỏi:

1. Con em phát triển như vậy có bình thường không ạ?

2. Bé rất biếng ăn dù em lun thay đổi thức ăn.

Với lại bé hay bị nôn trớ khi ăn (cháo xay nhuyễn hay còn hat cũng vậy), ăn vài muỗng là cứ nhợn lên, phải vuốt hoặc chọc thì nó mới thôi. Vậy mà khi thấy nhà ăn cơm là đòi. Em cũng có cho ăn thử thì bé nhai được hết (cơm nguyên hạt).

Vậy em phải làm sao bé mới ăn ngon mà không bị nôn trớ nữa ạ? Cho bé ăn cơm được chưa ạ? Bé hoàn toàn bú sữa mẹ. Ngày em cho bé ăn 3 cữ 3, em nên cho bé ăn bổ sung thêm những gì ạ? Có cần cho bé uống canxi không?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào bạn,

Bé biếng ăn có thể do bạn nấu cháo hâm đi hâm lại nhiều lần, có mùi làm bé ngán, nhợn, nôn trớ, không phải là bệnh lý.

Bạn có thể cho bé ăn cơm, nếu bé thích ăn món gì thì nấu món đó cho bé nhưng cần phải đủ 4 nhóm chất mỗi ngày như tinh bột (cơm, phở, bún, miến, nui…), chất béo (dầu, mỡ), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, phomai…), chất khoáng và vi lượng (rau, củ, quả, trái cây các loại).

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sữa, yaourt và các chế phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Bên cạnh đó, con bạn đang dọa suy dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng bạn nên chăm sóc bé theo chỉ dẫn:

- Thực phẩm dinh dưỡng phải tươi, an toàn, hợp vệ sinh.

- Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu cho bé phải ăn ngay không để quá 3 giờ, thức ăn không nên hâm đi hâm lại nhiều lần. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân: Vào mùa hè tắm rửa thường xuyên cho bé bằng nước sạch, quần áo thoáng mát, hút mồ hôi, đầu tóc gọn gàng. Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.

Giúp bé có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi.

Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để bé lê la dưới đất bẩn. Không cho bé mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

- Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho bé ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của bé cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho bé. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.

- Chăm sóc tâm lý: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương bé. Bé cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa... tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của bé, tránh la hét, giận giữ trước mặt bé tạo cho bé sợ sệt.

- Chăm sóc khi bé bị bệnh: Khi bé ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần chăm sóc và nuôi dưỡng bé thích hợp để giúp bé mau hồi phục bệnh.

Bé bị suy dinh dưỡng thường kén ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa, hay các bệnh viêm nhiễm, nên nấu cho bé ăn mỗi bữa một ít để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ.

Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của bé, luôn thay đổi món ăn để bé ăn ngon miệng.

Nếu bạn thực hiện những phương pháp trên mà bé vẫn không chịu ăn thì nên đưa bé đến khám tại BV có BS chuyên khoa Nhi, bạn nhé!

- Hà Thị Lan Hương - Vĩnh Phúc

Chào BS,

Con em hơn 3 tuổi 5 ngày, hôm nay cháu có hiện tượng đỏ ở 1 bên khóe mắt nhưng không đỏ cả mắt cũng không đau không ngứa không giảm thị lực. Cháu đã dùng thuốc Ticoldex và Tobramycin nhưng không đỡ. Mong BS tư vấn ạ. Cảm ơn BS nhiều.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Bạn Hương thân mến,

Theo mô tả của bạn thì con bạn bị viêm nhiễm ở mắt, bạn không nên tự ý mua thuốc nhỏ mà cần sớm đưa bé đến BV gặp BS chuyên khoa mắt khám và điều trị.

- Ngọc Thuận -

Chào BS,

Năm nay cháu 15 tuổi, cháu dự định uống Glutathione để trắng da. Vậy cháu nên uống với liều lượng 1000mg/ngày hay 1500mg/ngày thì có vấn đề gì không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào cháu Thuận,

Glutathione là thuốc giải độc cơ thể cho những người bị ngộ độc, những bệnh nhân hóa trị trong bệnh ung thư. Thuốc này có tác dụng phụ là làm trắng da. Do đó, chuyên khoa Thẩm mỹ lợi dụng tác dụng phụ này làm đẹp cho phụ nữ.

Cháu mới 15 tuổi, không thích hợp uống thuốc này. Thuốc chỉ có tác dụng trên người lớn sau 35 tuổi vì lúc đó da đã sừng hóa và kém đàn hồi mới sử dụng được.

- Văn Thị Kim Nguyên - Đồng Tháp

BS cho em hỏi, con trai em được 1 tháng 23 ngày mới tiêm phòng lao, vậy ngừa có còn tác dụng với bé không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào em,

Con trai em tiêm ngừa lao có hơi trễ nhưng vẫn hiệu quả, có tác dụng ngừa được bệnh lao. Em không cần quá lo lắng!

- Ngô Thị Thêm -

Cho em hỏi bé nhà em được 14 tháng cân nặng được có 8kg. Bé biêng ăn lăm cả ngày chỉ ăn được lưng bát cháo. Sữa thì cả ngày chỉ uống khoảng 240ml. Bé bú mẹ theo nhu cầu. Đi ngoài thì bình thường ngày bé đi 1 lần. BS tư vấn giúp em luôn với ạ. Em cảm ơn BS nhiều.

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com

Chào em Thêm,

Con của em bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân có thể là:

- Trời nắng nóng, bé làm biếng ăn.

- Thực phẩm chế biến không hợp khẩu vị của bé

- Thức ăn của bé mẹ hâm đi hâm lại nhiều lần

- Trước khi ăn bữa chính, mẹ cho bé ăn vặt nhiều

- Bé bị bệnh về tai mũi họng

- Bé mọc răng…

Muốn cải thiện tình trạng này em nên:

- Cho bé ở nơi thoáng mát.

- Thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thức ăn phải cho bé ăn trước 3 giờ sau khi nấu.

- Không được ép bé ăn khi bé đã no.

- Không nên la mắng trẻ trong khi ăn.

- Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm: tinh bột (cơm, miến, phở..), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa), chất béo (dầu, mỡ), khoáng chất và vi lượng (rau, củ, quả, trái cây).

- Thường xuyên thay đổi khẩu vị cho bé.

- Nấu các món ăn mà bé thích.

- Khi bé ăn mẹ phải tạo cảm giác thích thú cho bé, làm cho bé cảm nhận được tình thương của mẹ.

Sau khi em thực hiện những điều trên mà bé vấn biếng ăn thì nên đưa bé đến Trung tâm Dinh dưỡng để được BS khám và tư vấn.


- Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:
› Gửi đến email:
› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh OnlineHỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn
› Hoặc facebook AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời
› Trò chuyện trực tiếp với bác sĩ, từ 17g -19g; hotline: 08983 08983


 
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

alohongnhung