Đánh giá đồ gia dụng lg năm 2024

Lâu nay, khi nhắc đến đồ gia dụng thì nhiều người cho rằng Samsung hay LG sẽ là cái tên lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dựa theo báo cáo tổng hợp của Nikkei mới đây và 1 tổ chức khảo sát chỉ số hài lòng khách hàng Mỹ, hóa ra sự thật lại không như bạn tưởng.

Theo số liệu công bố từ Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng Mỹ (ACSI) năm 2023, LG chia sẻ điểm đánh giá cao nhất 82/100 cùng với 2 thương hiệu khác Whirlpool và Haier. Điều đáng chú ý, ACSI nhận xét trong báo cáo của mình: “Với doanh số tăng vọt gần đây, Haier đã trở thành nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất thế giới”.

Không phải LG hay Samsung, 1 công ty Trung Quốc tưởng như xa lạ với người tiêu dùng Việt mới thực sự là công ty đồ gia dụng lớn nhất thế giới, dựa theo doanh số bán hàng. Không chỉ vậy, khi tham khảo số liệu cung cấp từ 1 báo cáo tổng hợp của Nikkei, công ty Trung Quốc này thậm chí còn dẫn đầu 1 số lĩnh vực.

Cụ thể, báo cáo của Nikkei nêu ra 16 lĩnh vực mà Trung Quốc dẫn đầu, trong đó các mặt hàng gia dụng gồm có:

- Máy giặt (100 triệu đơn vị):

1. Haier: 26.4%.

2. Midea: 12.9%.

3. Whirlpool: 12.8%

4. LG: 7.2%.

5. Samsung: 7%.

- Điều hòa gia đình (157.63 triệu chiếc) :

1. Midea: 19.5%.

2. Gree: 19.1%.

3. Haier: 14.2%.

4. LG: 4.4%.

5. Panasonic: 3.7%.

- Tủ lạnh (167.84 triệu đơn vị):

1. Haier: 22.9%.

2. Whirlpool: 9.7%.

3. Samsung: 6.8%.

4. LG: 6.4%.

5. Electrolux: 5.9%.

Như vậy, Haier đứng đầu doanh số máy giặt và tủ lạnh toàn cầu, ngoài ra còn đứng thứ 3 ở thị trường điều hòa gia đình. Trong khi đó, Samsung và LG có thị phần ở mức thấp, chỉ khoảng 1 chữ số. Lúc này hẳn nhiều anh em sẽ thắc mắc: Haier là hãng nào mà lại bất ngờ vượt mặt cả Samsung và LG, là hãng đồ gia dụng lớn nhất?

Theo thông tin mình tìm hiểu được, tập đoàn Haier được thành lập vào năm 1984, có trụ sở chính tại Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc. Họ kinh doanh nhiều mặt hàng như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy sấy, lò vi sóng, TV,... Họ sở hữu nhiều thương hiệu gia dụng toàn cầu gồm Haier, Casarte, Leader, GE Appliances, Fisher & Paykel, Aqua và Candy.

Haier cũng chính là công ty sở hữu thương hiệu Sanyo tại khu vực Đông Nam Á, Hoover ở châu Âu. Bằng việc thâu tóm các thương hiệu gia dụng nước ngoài, công ty Trung Quốc dần trở thành thế lực bành trướng ở thị trường đồ gia dụng toàn cầu, mặc dù người mua hàng có thể xa lạ với cái tên Haier đến từ Trung Quốc.

Bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy thoái và nhiều doanh nghiệp khác chứng kiến thua lỗ, tụt giảm doanh thu và lợi nhuận, tập đoàn LG Electronics vừa đưa ra BCTC khởi sắc hơn nhiều so với dự đoán. Mặc dù vẫn chịu suy giảm so với 1 năm trước đó, công ty đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực cho sự phục hồi.

  • Doanh thu: 20.42 ngàn tỷ won (15.2 tỷ USD)
  • Lợi nhuận hoạt động: 1.5 ngàn tỷ won (1.1 tỷ USD).
  • Lãi ròng: 546 tỷ won (408 triệu USD).

Doanh thu giảm 2.6%, lợi nhuận hoạt động giảm 23% và lãi ròng giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn khả quan hơn dự báo của giới phân tích. LG cho biết kết quả khởi sắc nhờ vào “hàng loạt biện pháp tái cơ cấu hiệu quả kinh doanh, tập trung mở rộng phân khúc B2B và các nguồn thu không phải phần cứng như dịch vụ”. Đây là bước đi phù hợp với tình hình sa sút của ngành điện tử, nhiều hãng lệ thuộc vào bán phần cứng đã bị giảm doanh số, tụt doanh thu, thậm chí lỗ.

Công thần của quý 1/2023 là đồ gia dụng, ghi nhận mức lãi hàng quý cao kỷ lục vượt quá 1,000 tỷ won (750 triệu USD), lần đầu tiên trong lịch sử. Doanh thu cũng cao kỷ lục khi đạt 8 ngàn tỷ won (5.9 tỷ USD), mức doanh thu hàng quý cao nhất lịch sử. Gia dụng đã đóng góp gần 2/3 trong tổng lợi nhuận tập đoàn quý vừa rồi. Chủ yếu nhờ đẩy mạnh bán hàng cho khối doanh nghiệp, tổ chức theo mô hình B2B, giữa lúc hàng tiêu dùng phổ thông khó tiêu thụ vì kinh tế suy thoái.

Kinh doanh TV và giải trí tại gia cũng ghi nhận tín hiệu lạc quan khi chấm dứt thua lỗ 3 quý liên tiếp. Doanh thu giảm 17% xuống 3.4 ngàn tỷ won (2.5 tỷ USD) nhưng lợi nhuận tăng 7% lên 200 tỷ won (150 triệu USD). LG cho biết xung đột ở châu Âu và nền kinh tế suy thoái khiến số bán TV giảm. Song, nhờ loạt biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, quản lí chặt ngân sách marketing, công ty đã có lãi trở lại.

Kinh doanh linh kiện ô tô được coi là động lực tăng trưởng tương lai (nhằm thay thế smartphone trước kia) ghi nhận doanh thu tăng 27% lên 2.4 ngàn tỷ won (1.78 tỷ USD), lợi nhuận 54 tỷ won (40 triệu USD). Nhu cầu xe điện bùng nổ được cho là sẽ kích thích bộ phận này tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai, nhờ các mặt hàng như hệ thống thông tin giải trí trên xe, đèn chiếu sáng,...

Thiết bị CNTT gồm màn hình máy tính, laptop và màn hình chuyên dụng bị giảm doanh thu 21% xuống 1.5 ngàn tỷ won (1.1 tỷ USD), lợi nhuận giảm 36% còn 65 tỷ won (48 triệu USD).

Đây cũng là quý đầu tiên trong 14 năm qua, LG Electronics đạt lợi nhuận hoạt động cao hơn Samsung Electronics. Các nhà phân tích dự đoán tập đoàn có thể công bố mức lợi nhuận hoạt động kỷ lục trong năm 2023, cao hơn 32% so với năm ngoái. Vì nhu cầu hàng tiêu dùng đang xuống thấp, LG có kế hoạch tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng kinh doanh nền tảng và dịch vụ, ví dụ mở rộng cấp phép webOS.

Với những ai quan tâm đến LG Display, công ty chuyên trách kinh doanh tấm nền của LG, ở quý gần nhất doanh thu giảm 32% còn 3.3 tỷ USD, lỗ quý thứ 4 liên tiếp với khoản thâm hụt 823 triệu USD.