H2so4 đặc nguội không tác dụng với kim loại nào năm 2024

Moon.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ALADANH Tầng 3 No - 25 Tân Lập, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Mã số thuế: 0103326250. Giấy phép thiết lập mạng xã hội số: 304360/GP-BTTT Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/7/2017 Chịu trách nhiệm nội dung: Đồng Hữu Thành.

Chính sách quyền riêng tư

H2so4 đặc nguội không tác dụng với kim loại nào năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần công nghệ giáo dục Thành Phát

  • Hướng dẫn
  • Chính sách
  • CS mua khóa học
  • CS trả và đổi khóa học
  • CS dữ liệu cá nhân
  • CS bảo đảm sản phẩm
  • Hình thức thanh toán
  • CS bảo đảm Live Pro 9+

Tel: 024.7300.7989 - Hotline: 1800.6947

Email: [email protected]

Văn phòng: Tầng 7 - Tòa nhà Intracom - Số 82 Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy - Hà Nội

  • H2so4 đặc nguội không tác dụng với kim loại nào năm 2024
  • H2so4 đặc nguội không tác dụng với kim loại nào năm 2024

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 337/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017. Giấy phép kinh doanh giáo dục: MST-0106478082 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 24/10/2011. Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đức Tuệ.

H2so4 đặc nguội không tác dụng với kim loại nào năm 2024

Các kim loại Al, Fe, Cr không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là

Các kim loại Al, Fe, Cr không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội là do

  1. tính khử của Al, Fe và Cr yếu.
  1. kim loại tạo lớp oxit bền vững.
  1. các kim loại đều có cấu trúc bền vững.
  1. kim loại có tính oxi hoá mạnh.

Đáp án B

Khi Al, Fe, Cr tiếp xúc với dung dịch \(H_2SO_4\) đặc, nguội hay \(HNO_3\) đặc nguội sẽ tạo thành một lớp oxi rất bền không

Chúng tôi xin giới thiệu bài Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội?

  1. Ag
  2. Mg
  3. Al
  4. Na

Trả lời:

Đáp án đúng: C . Al

Giải thích:

Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội nên không xảy ra phản ứng.

I. Nhôm

1. Khái niệm nhôm

- Nhôm là kim loại mềm thứ hai chỉ sau vàng, nhẹ, có màu trắng bạc ánh kim mờ. Vì khi để ngoài không khí nó sẽ rất nhanh chóng tạo thành một lớp mỏng oxi hóa. Nhôm có tỷ trọng riêng chỉ bằng một phần ba đồng hay sắt. Là kim loại dễ uốn thứ sáu và rất dễ dàng gia công. Kim loại nhôm có khả năng chống ăn mòn cao và rất bền vững do có lớp oxit bảo vệ. Nhôm là kim loại nhiều nhất trong vỏ Trái Đất và là nguyên tố nhiều thứ ba sau oxi và silic.

2. Tính chất vật lý

- Nhôm là một dạng kim loại có cấu trúc dạng lập phương tâm diện. Bằng mắt thường, bạn có thể thấy nhôm ở trạng thái màu trắng bạc, cứng, dai và khá bền bỉ.

- Kim loại nhôm có khả năng nóng chảy ở nhiệt độ cao lên đến 660 độ C, khối lượng khá nhẹ đạt 2,7g/cm3. Do đó, người ta có thể dễ dàng kéo sợi, đúc khối hay dát mỏng nhôm để làm nhiều chi tiết máy móc, vật dụng đa dạng khác nhau.

3. Tính chất hóa học

- Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó bị oxi hóa dễ dàng thành ion nhôm Al3+ .

Ta có: Al → Al3+ + 3e

+ Tác dụng với Halogen : 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 .

+ Tác dụng với oxi : 4Al + 3O2 → 2Al2O3

+ Tác dụng với oxit kim loại : 2Al + Fe2O3 →Al2O3 + 2Fe

+ Tác dụng với axit

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al + 4HNO3loãng → Al(NO3)3 + 2H2O + NO.

- Chú ý: Nhôm bị thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

- Tác dụng với nước

+ Vật bằng nhôm không tác dụng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào vì trên bề mặt nhôm được phủ bởi một lớp Al2O3 rất bền. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ này, thì nhôm tác dụng được với nước

+ Phản ứng: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

+ Al(OH)3 là chất rắn, không tan trong nước là lớp bảo vệ không cho nhôm tiếp xúc với nước nên phản ứng nhanh chóng bị dừng lại.

- Tác dụng với dung dịch kiềm

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (2)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)

Phản ứng (2), (3) xảy ra xen kẽ nhau mãi cho đến khi nhôm bị tan hết .

2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3H2

II. Sắt

1. Khái niệm sắt

- Sắt là nguyên tố hóa học có kí hiệu là Fe. Số nguyên tử 26. Đây là một trong những kim loại phổ biến nhất trong lớp vỏ và lõi của trái đất sau nhôm, đồng và crom.

- Trong tự nhiên, rất khó tìm thấy sắt ở trạng thái kim loại tự do. Chúng thường được tách ra từ các mỏ quặng sắt như Hematit, Magnetite và Taconite bằng phương pháp khử hóa học các tạp chất. Theo các nhà khoa học, lõi của trái đất có cấu tạo phần lớn là hợp kim của sắt và niken.

2. Tính chất vật lý

- Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.

- Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (800oC) sắt mất từ tính. t0nc = 1540oC.

- Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng D = 7,86g/cm3.

3. Tính chất hóa học

Tác dụng với phi kim

- Trong điều kiện đun nóng và nhiệt độ cao sắt hầu hết đều phản ứng với các phi kim. Đặc biệt với một số phi kim mạnh như Cl2 thì tạo ra các hợp chất sắt +3. Còn khi tác dụng với ôxy sẽ tạo ra oxit sắt II hoặc oxit sắt từ.

Ví dụ:

2Fe+3Cl2→2FeCl3

FeO+Fe2O3→Fe3O4

3Fe+2O2→Fe3O4

- Sắt dễ bị oxi hóa trong không khí, hay còn gọi là phản ứng rỉ:

4Fe + O2 + nH2O → 2Fe2O3.

- Đối với các phi kim yếu hơn như S,... tạo ra sản phẩm là hợp chất sắt II: Fe + S → FeS

Tác dụng với các hợp chất

- Phản ứng thế điện cực:

Fe2 +(dd) + 2e → Fe. Eo=−0.44

- Chứng minh được sắt là một kim loại có tính khử

- Sắt bị hòa tan trong các dung dịch axit: HCl, H2SO4

- Phản ứng thường gặp:

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2

Hay FeO + 2H + (dd)→Fe + (dd) + H2

Tác dụng với HNO 3 , H 2 SO 4 đặc nóng

- Axit có tính oxi hóa mạnh thì phản ứng tạo ra hợp chất Fe III và các sản phẩm khử của nito: N2O, NO, NO2 hoặc của lưu huỳnh: SO2

- Ở nhiệt độ thường, HNO3, H2SO4 đặc, Fe tạo ra lớp oxit bảo vệ nên kim loại trở nên "thụ động", không bị hòa tan và đẩy các kim loại yếu hơn nó ra khỏi hỗn hợp muối.

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

III. Crom

1. Khái niệm crom

- Crom là một kim loại rất cứng có màu xám ánh bạc, bóng và khá giòn. Tên tiếng Anh là Chromium (Cr), Crom có số nguyên tử là 24 và có nhiệt độ nóng chảy khá cao ở 1907oC. Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Kim loại Crom với những đặc tính nổi trội nên được sử dụng làm thành phần thiết yếu bổ sung cho nhiều kim loại khác nhau như thép không gỉ, đồng nhằm mang lại những ứng dụng hữu ích cho đời sống.

2. Tính chất vật lý

- Màu trắng ánh bạc, rất cứng.

- Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy

3. Tính chất hóa học

Crom có tính khử mạnh:

Cr → Cr2+ + 2e hoặc Cr → Cr3+ + 3e.

Tác dụng với phi kim (tương tự Al)

- Với oxi ở nhiệt độ thường Cr bền do màng oxit bảo vệ ở nhiệt độ cao:

2Cr + 3O2 → 2Cr2O3

- Với halogen:

2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

Tác dụng với nước

Cr bền trong nước do màng oxit bảo vệ

Tác dụng với dung dịch axit (tương tự Fe)

- Với H+: tạo muối Cr2+ và H2

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

- Với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội: Cr thụ động

-------

Ngoài Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Cụ tác dụng với H2SO4 đặc nguội ra gì?

Tuy nhiên, Cu tác dụng được với H2SO4 khi đó là dung dịch axit đặc hoặc đặc nóng để tạo thành muối đồng II sufat, giải phóng khí lưu huỳnh đioxit và tạo thành nước sau phản ứng. Phản ứng Cu tác dụng với H2SO4 đặc được gọi là phản ứng oxi hoá khử bởi Cu có sự thay đổi số oxi hoá và lưu huỳnh cũng vậy.

Al tác dụng với H2SO4 có hiện tượng gì?

Phản ứng giữa nhôm (Al) và axit sulfuric (H2SO4) là một phản ứng oxi-hoá khử. Nhôm bị oxi-hoá để tạo ra các ion nhôm dương (Al3+), trong khi axit sulfuric bị khử thành khí hidro (H2) và ion sulfate (SO4²⁻). - 3H2↑ là 3 phân tử khí hidro tạo thành và thoát ra khỏi dung dịch, tạo ra những bọt khí không màu bay ra.

MG H2SO4 ra cái gì?

Mg + H2SO4 đặc nóng → MgSO4 + H2S + H2O | Mg + H2SO4 ra H2S. Phản ứng Mg + H2SO4 đặc nóng hay Mg + H2SO4 ra H2S thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất.

Fe H2SO4 ra cái gì?

Phản ứng bạn đưa ra là phản ứng giữa sắt (Fe) và axit sunfuric (H2SO4) để tạo thành sunfat sắt (FeSO4) và khí hidro (H2). Đây là phản ứng oxi-hoá khử. Điều kiện để phản ứng này xảy ra là cần có sự tương tác giữa sắt và axit sunfuric trong môi trường phản ứng.