Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La

Triển lãm “Thượng tường Sơn Đẩu” khai mạc ngày 16/11 có ý nghĩa tôn vinh thầy giáo Chu Văn An như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu của trường Quốc Tử Giám.

Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La

Triển lãm tựa như một cuộn tranh dẫn dắt người xem du ký ngược thời gian trở về với quá khứ cách đây hơn sáu thế kỷ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Với ý nghĩa tri ân các Nhà giáo Việt Nam và nhân dịp UNESCO cùng tổ chức Kỷ niệm 650 năm ngày mất của Danh nhân Chu Văn An (1370-2020), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề: “Chu Văn An-Thượng tường Sơn Đẩu.”

Tựa đề triển lãm “Thượng tường Sơn Đẩu” có ý nghĩa tôn vinh thầy giáo Chu Văn An như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu của trường Quốc Tử Giám, được thể hiện bằng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ tiêu biểu với hai phần nội dung. Phần 1 có tựa đề “Túc thanh cao,” giới thiệu về con người, nhân cách, sự nghiệp giáo dục của ông. Phần 2, “Gương Thầy sáng mãi,” giới thiệu về Quốc Tử Giám, hoạt động tôn vinh Danh nhân Chu Văn An, học tập và phát huy tinh thần của người thầy giáo vĩ đại ngày nay.

“Sự đa dạng trong hình thức thể hiện cùng với cách trưng bày hiện đại, những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, clip, hình vẽ được diễn giải trong không gian mở, đăng đối tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám tựa như một cuộn tranh dẫn dắt người xem du ký ngược thời gian trở về với quá khứ cách đây hơn sáu thế kỷ,” ông Tô Văn Động, giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhận xét.

Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La

Các đại biểu dự lễ khai mạc triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

“Qua ba không gian: Quê hương danh nhân ở Thanh Trì, Thăng Long-Quốc Tử Giám, Chí Linh-nơi ở ẩn, người xem sẽ hiểu rõ hơn cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của Chu Văn An, ông tổ của các nhà nho nước Việt, hiểu hơn về khí phách một kẻ sỹ Thăng Long.”

Chu Văn An sinh năm 1292, tên tự Linh Triệt, tên hiệu Tiều Ẩn, là người con của vùng đất Thanh Đàm, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông là nhà giáo dục lớn của Việt Nam. Chu Văn An nổi tiếng là người có kiến thức uyên thâm và nhân cách cương trực, thanh cao.

Thủa nhỏ, ông ham thích đọc sách và tự học. Khi trưởng thành, Chu Văn An mở trường tư thục dạy học tại quê nhà. Bằng việc mở trường tư dạy học, ông là người có ảnh hưởng lớn trong phát triển giáo dục cộng đồng. Dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329), nhà vua đã căn cứ vào đạo đức và học nghiệp, cử Chu Văn An giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Trong thời gian đảm nhận trách nhiệm đứng đầu trường Quốc Tử Giám , Chu Văn An cũng trực tiếp giảng dạy cho hai vị vua tương lai là Hoàng Thái tử Trần Vượng (sau là vua Trần Hiến Tông) và Thái tử Trần Hạo (vua Trần Dụ Tông).

Tư đồ Trần Nguyên Đán, người cùng thời đánh giá ông là bậc Thượng tường Sơn Đẩu về giáo dục. Đến nay, thầy Chu Văn An chính là vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám đầu tiên được nhắc đến trong lịch sử. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, Chu Văn An đã dâng "Thất trảm sớ” đề nghị nhà vua chém bảy tên nịnh thần. Sớ dâng lên, không được trả lời, thầy treo trả mũ áo, từ quan trở về điền viên. Yêu phong cảnh núi Chí Linh, thầy đến ở ẩn tại đấy và tiếp tục dạy học.

Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La

Triển lãm còn trưng bày nhiều tư liệu quý lưu giữ tại Quốc Tử Giám như Thư kinh, Kinh dịch, Thi kinh... (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Năm 1370, thầy giáo Chu Văn An qua đời và được triều đình đưa vào phối thờ ở Văn Miếu . Đây là sự tôn vinh bậc nhất mà một triều đại quân chủ dành cho một Học giả-Thầy giáo.

Trưng bày còn giới thiệu đến công chúng về Quốc Tử Giám, nơi thầy Chu Văn An đã từng dạy học và những địa điểm thờ, những con đường, trường học mang tên Chu Văn An để thấy được sự suy tôn, ngưỡng mộ của hậu thế đối với ông, một người thầy hết lòng với nghề dạy học, tinh thần phụng hiến xã hội, vì dân vì nước, đã để lại những ảnh hưởng sâu đậm với giáo dục và văn hóa Việt Nam.

Trưng bày diễn ra từ ngày 16/11 đến hết ngày 31/12.

Trước đó, ngày 14/11, thành phố đã tổng kết và trao giải cuộc thi “Sáng tác về thầy giáo Chu Văn An” dành cho học sinh các trường học trên địa bàn Hà Nội và các trường học mang tên Chu Văn An trong cả nước. Cuộc thi được phát động từ tháng 7, đến nay đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn học sinh.

Bên cạnh việc tạo sân chơi sáng tạo, lành mạnh, cuộc thi còn giúp các em học sinh hiểu biết sâu sắc về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp của thầy giáo Chu Văn An trong nền văn hóa , giáo dục của đất nước.

Các bài dự thi được thể hiện bằng nhiều hình thức như: bài viết tìm hiểu, thơ, kể chuyện, tiểu phẩm, phim hoạt hình, vẽ tranh, tranh thêu, tranh gốm, sáng tác chuyện tranh, sáng tác bài hát, mô hình, tượng, viết thư pháp. Bên cạnh các tác phẩm ứng dụng công nghệ như dựng phim hoạt hình, dựng clip bằng máy tính, smartphone, còn có những sản phẩm được các em sử dụng những chất liệu giản dị, gần gũi với đời sống như hạt gạo, hạt đậu, mảnh gốm sứ, giấy vụn... Bằng sự sáng tạo của mình, các bạn học sinh đã biến những vật liệu thân thuộc đó trở thành những sản phẩm dự thi thật độc đáo và sáng tạo. Các tác phẩm đạt chất lượng tốt cũng đang được trưng bày tại triển lãm “Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu.”/.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Giáo sư - nhà văn hóa cách mạng Đặng Thai Mai được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống yêu nước, do vậy ông đã giác ngộ được tình yêu quê hương, đất nước ngay từ sớm. Từ khi còn đi học cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp, Đặng Thai Mai luôn tích cực tham gia các phong trào cách mạng, đồng thời tích cực tham gia giảng dạy. Thầy luôn luôn quan tâm tới công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ làm văn hóa, văn nghệ. Là người thầy vô cùng tâm huyết và nghiêm cẩn. Giáo sư - nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Lương Điền, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Được thừa hưởng vốn tri thức thâm sâu của hai bên gia đình nội ngoại, nếu đất nước không rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng, Đặng Thai Mai lẽ ra đã có thể trở thành một nhà bác học uyên bác. Tuy nhiên, dù phải chia sẻ thời gian, tâm lực cho nhiều công việc khác nhau trong suốt những năm tháng sống của mình, người con tinh hoa của xứ Nghệ vẫn dành thời gian và tâm huyết giảng dạy, nghiên cứu, viết sách, để lại nhiều công trình có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa.

Có thể khẳng định, sự nghiệp, phong cách và con người Đặng Thái Mai là sự kết tinh, hội tụ, gặp gỡ của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách “sự gặp gỡ may mắn của cổ đại và hiện đại, của Á và Âu, của văn hóa miền Nam và miền Bắc”. Ông hiểu và tinh thông nền văn hóa Trung Hoa, phương Đông, nhưng cũng thấm đậm “chất Pháp”, vốn văn hóa phương Tây. Ông có nét lịch lãm, thâm trầm của một nhà nghiên cứu từng trải, và cũng có cả cái say mê, trẻ trung của lứa tuổi thanh xuân. Những người thân thiết gần gũi với ông kể lại rằng, trong cuộc sống hàng ngày, ông bình dị, dễ gần, cởi mở. Nhưng cũng chính trong con người ấy, khi bắt tay làm bất cứ công việc gì, cũng đều nghiêm túc, nhiệt thành. Ông có cái sâu sắc thâm trầm của người phương Đông, và cũng có nét hài hước, “humour” của người phương Tây. PGS Đặng Thị Hạnh, một trong những người “con gái yêu” của ông, người cũng đã tiếp bước cha trên con đường nghiên cứu khoa học gian khổ và nhọc nhằn từng kể rằng, trong cuộc sống, trong công việc, cha bà nghiêm túc, thân tình và chu đáo.

Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La
Giáo sư - nhà văn hóa cách mạng Đặng Thai Mai

Người thầy đầu tiên đã tạo tiên đề cho nền giáo dục Việt Nam La
Giáo sư Đặng Thai Mai

TPO - Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tri ân tới thầy cô giáo của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngày Nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ đâu. Ai là thầy giáo của hai hoàng đế nổi tiếng nhất sử Việt?

BNEWS “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc từ ngàn đời. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy cùng BNews nhớ về người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam.

Lịch sử nền giáo dục Việt Nam đã ghi nhận những nhân cách lớn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục như: Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Võ Trường Toản, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Lương Văn Can, Dương Quảng Hàm, Hà Huy Giáp, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn… Họ là những bậc thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam.
Chu Văn An - người thầy mẫu mực

Chu Văn An, tên tự là Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, được Triều Trần ban tên thụy là Văn Trinh và Khang Tiết tiên sinh. Ông sinh ngày 25-8-1292, tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Mất ngày 28-11-1370, tại làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đắc (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương).

Khi còn trẻ ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học tại làng Cung Hoàng trên bờ sông Tô Lịch ngay gần kinh thành. Học trò của ông rất đông, có tới trên ba nghìn người.

Biết Chu Văn An là nhà giáo có tài, đức hơn người, vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ông ra làm Quốc tử tư nghiệp, Trường Quốc Tử Giám, trông coi việc đào tạo nhân tài và dạy cho Thái tử Vượng (sau này là Vua Trần Hiến Tông).

Chu Văn An là người dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần (Thất trảm sớ) thời vua Trần Dụ Tông (1336-1369). Nhưng đề nghị đó không được nhà vua chấp thuận, ông đã từ quan về quê dạy học.

Sau đó, Vua Trần Dụ Tông lo âu trước sự suy sụp của Triều Trần, muốn mời Chu Văn An trở lại kinh thành, phụ giúp chính sự. Ông từ chối. Bà Huệ Từ Thái hậu nói với vua Trần Dụ Tông rằng: “Bậc hiền sĩ thanh cao như ông (Chu Văn An), bậc thiên tử cũng không thể đem chức tước mà sai khiến được đâu”.

Trần Dụ Tông mất, Trần Nghệ Tông lên ngôi. Khi Trần Nghệ Tông dẹp được loạn Dương Nhật Lễ, Chu Văn An mừng vui, chống gậy đến bái yết nhà vua. Nhà vua vời ông làm quan, nhưng ông tạ ơn và nhất mực từ chối. Vua Nghệ Tông sai quần thần lấy lễ, tôn kính đưa tiễn Chu Văn An về quê. Năm 1370, ông mất tại Chí Linh, Hải Dương, thọ 78 tuổi.

Ông được tôn thờ trong Văn Miếu thờ cùng với các bậc đại hiền của đạo Nho.

Đặng Thai Mai - nhà giáo dục, nhà văn hóa lớn

Đặng Thai Mai sinh ngày 25-12-1902, tại làng Lương Điền, nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, mất ngày 25-9-1984.

Ngay khi còn là sinh viên cao đẳng sư phạm (1925-1928), Đặng Thai Mai đã tìm đọc và truyền bá báo L'Humanité, Le Paria, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản...

Năm 1930-1935, ông giảng dạy ở Trường Quốc học Huế, Trường tư thục Gia Long, Trường tư thục Thăng Long.
Sau Cách mạng, ông lần lượt đảm nhiệm các công việc và giữ nhiều trọng trách: Đại biểu Quốc hội khoá I, II, III, IV, V, Uỷ viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục thời kỳ Chính phủ liên hiệp kháng chiến 2-3-1946, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá.

Nhưng cả cuộc đời ông, dù làm bất cứ việc gì, ông cũng không xa rời nghề dạy học và những hoạt động văn hoá. Ông còn tham gia: Chủ trì tạp chí Sáng tạo của văn nghệ sĩ Liên khu IV (1947); Hội trưởng Hội Văn hoá Việt Nam (1948); Giám đốc trường Dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV (1952); Chủ nhiệm Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-1957); Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1959); Viện trưởng Viện Văn học và Chủ nhiệm tạp chí Văn học của Viện Văn học (1959-1977); Tham gia Đoàn Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam (1957-1984).

Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị: Văn học khái luận (1944); Lỗ Tấn (1944); Tạp Văn trong Văn học Trung Quốc ngày nay (1945); Triết học phổ thông (1949); Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá phục hưng (1949); Giảng văn Chinh phụ ngâm (1952); Lược sử văn học hiện đại Trung Quốc (1958); Văn thơ Phan Bội Châu (1958); Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (1961); Trên đường học tập và nghiên cứu (1959, 1969, 1970); Đặng Thai Mai tác phẩm (1978-1984); Hồi ký (1985).

Ngoài ra, ông còn dịch, giới thiệu nhiều tác phẩm: Thế giới hiện đại (dịch chung, 1946); Lịch sử triết học phương Tây (tập I, 1949, tập II, 1957); Lôi Vũ (của Tào Ngu, 1948, 1958); Ả Sim (1957); Nhật xuất (của Tào Ngu, 1958)...
Do những cống hiến về hoạt động xã hội, chính trị và văn học nghệ thuật, năm 1982 ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).

Giáo sư Đào Duy Anh - nhà giáo dục, sử học và văn hóa lớn

Đào Duy Anh sinh ngày 25-4-1904 tại Thanh Hóa, mất ngày 1-4-1988 tại Hà Nội.

Những sáng tác đầu tay Đào Duy Anh trong mục tiêu truyền bá chủ nghĩa Mác và tư tưởng khoa học tiến bộ, góp phần vào phong trào đấu tranh chính trị và văn hóa là: "Lịch sử các học thuyết kinh tế", "Phụ nữ vận động", "Lịch sử nhân loại", "Tôn giáo là gì?", "Xã hội là gì?", "Dân tộc là gì?".

Lĩnh vực văn hóa khoa học đầu tiên mà Đào Duy Anh quan tâm là Từ điển học. Ông đã hoàn thành và xuất bản hai bộ từ điển: "Hán - Việt từ điển" (1932), "Pháp - Việt từ điển" (1936). Đào Duy Anh là một nhà từ điển học đặt cơ sở cho nền từ điển học hiện đại Việt Nam.

Từ năm 1938, ông chuyển sang lĩnh vực văn hóa, văn học. Những công trình nghiên cứu ông đã xuất bản là: "Việt Nam văn hóa sử cương" (1938), "Khổng giáo phê bình tiểu luật" (1938), "Trung Hoa sử cương" (1942), "Khảo luận về Kim Vân Kiều" (1943).

Tác phẩm "Việt Nam văn hóa sử cương" của Đào Duy Anh cùng tác phẩm "Văn minh An Nam" (La Civilization Annamite, 1944) của Nguyễn Văn Huyên là những công trình khoa học đặt nền tảng cho sự hình thành nền văn hóa học hiện đại Việt Nam trên tinh thần khoa học và dân tộc.

Ông cũng dành nhiều tâm sức nghiên cứu sử học, đặc biệt là về phương pháp luận sử học và tư liệu lịch sử.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, GS. Đào Duy Anh được mời giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Văn khoa Hà Nội.

Ông là Uỷ viên Ban vận động Đại hội văn hóa toàn quốc (1946). Năm 1950, ông được mời làm Trưởng Ban Sử - Địa thuộc Vụ Văn học Nghệ thuật, Bộ Giáo dục. Năm 1952, về Thanh Hóa giảng dạy tại Trường Dự bị Đại học. Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập, ông được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn Cổ sử Việt Nam, chăm lo công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Giáo sư Đào Duy Anh đã xuất bản hai bộ giáo trình: "Lịch sử Việt Nam" (1956) và "Cổ sử Việt Nam" (1956). Ngay sau đó, ông bổ sung và viết lại thành "Lịch sử cổ đại Việt Nam" (1957) gồm 4 tập: "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam", "Vấn đề An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc", "Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt", "Giai đoạn quá độ sang chế độ phong kiến".

Trong những năm 1957 - 1958, ông cho xuất bản sách "Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam" (1957) và viết lại "Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX" (2 tập, 1958).

Năm 1958, Giáo sư Đào Duy Anh chuyển sang Bộ Giáo dục, rồi năm 1960 chuyển sang Viện Sử học. Theo sự phân công của Viện sử học, ông đã hiệu đính và chú giải nhiều bộ sách quý đã dịch ra tiếng Việt như "Lịch triều hiến chương loại chí", "Đại Nam thực lục", "Phủ biên tạp lục", "Đại Việt sử ký toàn thư", "Đại Nam nhất thống chí", "Binh thư yếu lược và Hổ trướng khu cơ", "Gia Định thành thông chí", "Nguyễn Trãi toàn tập".

Cũng trong thời gian này và sau khi nghỉ hưu (1965), ông biên soạn một số công trình như "Đất nước Việt Nam qua các đời" (1964), "Từ điển truyện Kiều" (viết xong 1965, xuất bản 1974), "Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến" (1975), dịch và chú giải "Khóa hư lục" (1974), "Sở từ" (1974), "Truyện Hoa Tiên" (1978), "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" (1988), "Kinh Thi" (chưa xuất bản), "Đạo Đức Kinh và học thuyết của Lão Tử" (chưa xuất bản). Cuối đời, ông viết tập hồi ký "Nhớ nghĩ chiều hôm" (viết xong 1974, xuất bản 1989).

Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức mang tính bách khoa về khoa học xã hội - nhân văn, với tinh thần lao động khoa học không biết mệt mỏi biểu thị một niềm đam mê, một hoài bão lớn và một nghị lực phi thường.

Bao trùm lên tất cả, ông là một nhà giáo dục, nhà sử học lớn, một nhà văn hóa lớn với những công trình nghiên cứu mang tính khai phá đặt nền tảng cho sự hình thành nền sử học và nền văn hóa học hiện đại Việt Nam.

Năm 2000, GS. Đào Duy Anh được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn - người trọn đời vì nền giáo dục và khoa học Việt Nam
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn sinh ngày 1-8-1905 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thành phố Vinh, Nghệ An. Mất ngày 9-12-1993.

Năm 1945, ông được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ giảng dạy triết học và chủ nghĩa Mác - Lênin tại các lớp huấn luyện cán bộ cốt cán của các tỉnh miền Bắc.

Năm 1950, trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, Giáo sư đã đề xướng và thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, với ba phương châm đúng đắn: “Dân tộc, khoa học, đại chúng”.

Cuộc cải cách giáo dục đã được tiến hành theo hướng: Học đi đôi với hành; nâng cao trình độ văn hóa kết hợp với lao động sản xuất; đẩy mạnh phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số; tất cả các môn học từ bậc tiểu học đến đại học đều giảng dạy và học bằng tiếng Việt, nhờ vậy đạt được những kết quả tốt đẹp.

Nhờ vậy đến năm 1958, nạn mù chữ đã căn bản được xoá ở các vùng đồng bằng miền Bắc.

Năm 1960, Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn tổ chức và thực hiện thành công cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai.

Năm 1965, trên cương vị mới là Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông đã tập trung vào việc lãnh đạo ngành khoa học xã hội cả về tổ chức và học thuật.

Bằng uy tín và khả năng to lớn của bản thân, Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn đã tập hợp được nhiều nhà khoa học hàng đầu của cả nước như: Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Phạm Huy Thông, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy, Vũ Khiêu, Văn Tân... về nghiên cứu và làm việc, cùng nhau hợp sức xây dựng nên một nền khoa học xã hội Việt Nam lớn mạnh như ngày nay.

Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn đã để lại hàng trăm tác phẩm khoa học, chuyên luận, bài nghiên cứu… có giá trị to lớn: Giáo dục dân chủ mới (1947); Đại cương Văn học sử Việt Nam (1954); Vài nhận xét về thời kỳ từ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long (1954); Vấn đề dân tộc trong Cách mạng vô sản (1960-1962); Chung quanh một số vấn đề văn học và giáo dục (1972); Cách mạng và khoa học xã hội (1978); Một số vấn đề của khoa học nhân văn (1992)…

Ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh (1984); truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996). Năm 1975, ông được nhận danh hiệu Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Đức. Năm 1976, ông được vinh dự bầu chọn là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.

Nguyễn Văn Huyên – “Kiến trúc sư trưởng” của lâu đài giáo dục nước ta

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1905, mất năm 1975.

Từ năm 1031-1935, ông học ở Pháp và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam” tại Trường Đại học Sorbonne (Pháp).

Về nước, ông làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ để được dốc tài năng tâm huyết nghiên cứu di sản dày và truyền thống đẹp của nền Văn minh Lạc Hồng.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ông là Tổng Giám đốc Đại học kiêm Giám Giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ với những bài nghiên cứu có giá trị như “Phù Đổng”, “Thành hoàng Lý Phục Man”, “Lịch sử thành lập một làng ở Bắc Kỳ”… Những năm 1946 - 1975, trên cương vị nhà quản lý, là Bộ trưởng Giáo dục, trực tiếp chỉ đạo và tham gia xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên là người “thợ cả” giúp đỡ cho “Hội đồng Cố vấn học chính” để xúc tiến việc nghiên cứu soạn thảo Dự án Cải cách giáo dục của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong tờ trình bản Dự án Cải cách giáo dục, nêu rõ đường lối cải cách như sau: “Nền giáo dục mới đặt trên ba nguyên tắc cơ bản dân chủ, dân tộc, khoa học và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia”:

- Với tinh thần dân chủ, nền giáo dục mới của chúng ta phục vụ đại đa số dân chúng. Nền giáo dục mới sẽ là một nền giáo dục duy nhất và bình đẳng (cho toàn dân).

- Nền giáo dục mới (trong nội dung) sẽ phát huy tinh thần dân tộc, rèn luyện một tinh thần quốc gia mạnh mẽ, sáng sủa để mọi người biết toàn lực phụng sự Tổ quốc trong khi phụng sự lý tưởng dân chủ.

- Với tinh thần khoa học, nền giáo dục sẽ làm phát triển những năng khiếu, năng lực về tâm lý, về trí não cũng như về sinh lý, phát triển hài hòa. Sau hết, nền giáo dục mới sẽ có tính cách thực tế, sẽ chú trọng cả phần lý thuyết lẫn phần thực hành, coi trọng học chuyên nghiệp... ./.
(còn tiếp)

>>> Ngày Nhà giáo Việt Nam đã ra đời như thế!

>>> Những món quà ý nghĩa tặng thầy cô dịp 20/11

>>> Lời chúc 20/11 ý nghĩa gửi tới thầy cô kính yêu