Sản phẩm lúa đánh giá chứng nhận vietgap

Mô hình sản xuất lúa-cá luân phiên đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng tới sản xuất lúa-cá luân phiên hữu cơ muốn đạt năng suất cao, ngoài tuân thủ quy trình kỹ thuật về gieo mạ, chăm sóc cây lúa từ khi cấy xuống đến khi lúa đứng cái, làm đòng, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình phòng trừ dịch hại.…. chất lượng lúa sẽ tăng dần và ổn định, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho người sản xuất. Từ sự hỗ trợ ban đầu, Phòng nông nghiệp huyện sẽ giúp các hộ nắm chắc và hiểu rõ kỹ thuật cũng như các tiêu chí của sản xuất lúa hữu cơ, đồng thời tuyên truyền, khuyến khích nông dân thực hiện mô hình canh tác này trong những năm tiếp theo.

Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Bạc Liêu xác định sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, lúa sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, xây dựng và từng bước nhân rộng mô hình cánh đồng lúa VietGAP là ưu tiên hàng đầu.

Sản phẩm lúa đánh giá chứng nhận vietgap

Đại diện Chi cục TT&BVTV tỉnh, Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO trao giấy chứng nhận sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP cho HTX Thanh Sơn.

XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG SẠCH

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững, Bạc Liêu đã và đang xây dựng các cánh đồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tiên phong trong công tác này là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) tỉnh. Thời gian qua, Chi cục đã chọn Hợp tác xã (HTX) Thanh Sơn (xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) làm thí điểm xây dựng cánh đồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả, sau một mùa vụ thực hiện quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (do Công ty Cổ phần Chứng nhận và kiểm nghiệm FAO hướng dẫn), đến nay HTX Thanh Sơn đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

HTX Thanh Sơn hiện có 42 hộ xã viên tham gia sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 60ha. Trong quá trình sản xuất, các thành viên luôn thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP từ khâu đánh giá, lựa chọn vùng sản xuất, quản lý đất, lúa giống, phân bón, nước, ghi chép sổ nhật ký đầy đủ… Ông Huỳnh Quốc Việt có 3ha tham gia mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, cho biết: “Lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có tỷ lệ sâu bệnh ít hơn lúa sản xuất truyền thống, nhờ đó nông dân giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng lúa gạo cũng nâng lên. Đặc biệt là chi phí giá thành giảm khoảng 20% so với ruộng lúa ngoài mô hình”.

HTX Thanh Sơn là đơn vị đầu tiên trong tỉnh được cấp giấy chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP - đây là chìa khóa mở ra cánh cửa nâng cao giá trị lúa gạo và nâng cao thu nhập cho nông dân Bạc Liêu.

Sản phẩm lúa đánh giá chứng nhận vietgap

Cán bộ ngành Nông nghiệp hướng dẫn các xã viên HTX Thanh Sơn kiểm tra đồng ruộng.

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH VIETGAP

Xây dựng các cánh đồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là hướng đi tất yếu của ngành Nông nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng, nhằm phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Trần Văn Ngổ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thanh Sơn, cho biết: “Sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP có nhiều cái lợi cho nông dân. Đó là chi phí sản xuất thấp hơn từ 1 - 1,5 triệu đồng/ha so với ruộng lúa ngoài mô hình. Mô hình này vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ sức khỏe nông dân và người tiêu dùng, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất theo hướng an toàn, bền vững”.

Sản phẩm lúa đánh giá chứng nhận vietgap

HTX Thanh Sơn sử dụng máy bay không người lái phun thuốc cho các ruộng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: M.Đ

Còn theo ông Trần Văn Na - Chi cục trưởng Chi cục TT&BTTV tỉnh: “Hướng sản xuất lúa của ngành Nông nghiệp Bạc Liêu là sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, tuần hoàn, an toàn, đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… nhằm hạ giá thành đầu vào, tăng giá trị sản phẩm. Từ thành công của HTX Thanh Sơn nói trên, Chi cục sẽ tiếp tục nhân rộng và xây dựng thêm nhiều cánh đồng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời kêu gọi các công ty, doanh nghiệp chung tay tiêu thụ lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP…”.

Từ hiệu quả ban đầu, ngành chức năng và các địa phương cần xây dựng nhiều cánh đồng sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến xây dựng vùng lúa nguyên liệu đủ lớn để đảm bảo cho các công ty, doanh nghiệp thu mua. Xây dựng mô hình gắn kết với cánh đồng lớn ở các HTX và từng bước nhân rộng ra trong dân. Đồng thời, tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định, góp phần nâng cao giá trị hạt lúa, chung tay tiêu thụ sản phẩm lúa sạch cho nông dân.

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là “thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

VietGAP gồm những tiêu chuẩn/quy phạm quy định về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam; bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Áp dụng thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP giúp doanh nghiệp:

- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, chứng nhận VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hôi.

- Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và đạt chứng nhận VietGAP, sản phẩm của họ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng và đối tác. Đây được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến dịch quảng cáo marketing của doanh nghiệp.

Sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP dùng làm thực phẩm là nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.

VietGAP được chia thành 3 nhóm: trồng trọ, chăn nuôi và thủy sản

Lĩnh vực trồng trọt: rau củ quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…

Lĩnh vực chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…

Lĩnh vực thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…

4 tiêu chí để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp đạt giấy chứng nhận VietGAP

Tiêu chí 1: Về kỹ thuật sản xuất

Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhân VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.

Tiêu chí 2: Về môi trường làm việc

Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.

Tiêu chí 3: Về an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt chứng nhận VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định.

Tiêu chí 4: Về nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm.

Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP. Nếu trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất).

Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.

Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định.

Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP

Doanh nghiệp lựa chọn đơn vị có chức năng cấp Giấy chứng nhận VietGAP có uy tín để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận VietGAP (sau đây gọi là đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP). Quy trình thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận VietGAP từ khách hàng.

Bước 2: Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ chứng nhận VietGAP cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể.

Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP.

Bước 6: Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận VietGAP rồi bàn giao lại cho khách hàng. Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Bước 7: Đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, đơn vị cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.

Hiệu lực chứng nhận VietGAP

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Trong 3 năm này, sẽ có các cuộc đánh giá giám sát định kỳ thường niên 12 tháng 1 lần. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý duy trì các quy trình sản xuất đúng theo các yêu cầu quy định để đảm bảo giấy chứng nhận có giá trị trong thời gian còn hiệu lực.

Các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum nếu có nhu cầu hỗ trợ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng VietGAP nới riêng, các hệ thống quản lý chất lượng khác nói chung, đề nghị liên hệ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum (qua Phòng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Khu Trung tâm Hành chính tỉnh Kon Tum (Phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Điện thoại: 02603.862.518 để được hướng dẫn.