Hướng dẫn đánh số trích dẫn tài liệu tham khảo

- Đối với các bài báo gửi đăng Tạp chí KH&CN Lâm nghiệp, bất cứ dẫn chứng nào cũng phải chỉ rõ nguồn gốc và thời điểm công bố (xuất bản). Các trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung bài báo khoa học phải được liệt kê đầy đủ ở Danh mục tài liệu tham khảo. Ngược lại, các tài liệu tham khảo được liệt kê ở Danh mục tài liệu tham khảo đều phải được trích dẫn trong nội dung bài báo khoa học.

- Tác giả sử dụng phần mềm Endnote để trích dẫn và tạo danh mục tài liệu tham khảo tự động cho các bài báo gửi đăng. Vui lòng tải về style Endnote định dạng chuẩn của Tạp chí tại đây (style dùng chung cho cả bài báo tiếng Việt và tiếng Anh).

1. CÁCH TRÍCH DẪN TRONG NỘI DUNG BÀI BÁO

Trích dẫn theo kiểu IEEE - kiểu số trong ngoặc vuông:

- Chữ số chú dẫn nguồn TLTK được đặt trong 2 dấu ngoặc vuông, nếu nằm ở cuối câu thì đứng trước dấu chấm câu, ví dụ: [1].

- Khi trích dẫn từ 2 TLTK trở lên, giữa các tài liệu cách nhau bằng dấu phẩy, ví dụ: [2, 5]. Với nhiều tài liệu liên tục, dùng dấu gạch ngang giữa TLTK đầu và cuối, ví dụ: [1-4].

2. CÁCH TRÌNH BÀY DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tác giả dùng hệ chữ cái Latinh trong trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

- Các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài báo.

- Đối với tác giả người Việt: Sử dụng đầy đủ họ tên (có dấu trong văn bản tiếng Việt và không có dấu trong văn bản tiếng Anh) theo đúng tài liệu gốc.

- Đối với tác giả người nước ngoài: Họ đứng trước, viết tắt tên đệm và tên kèm theo dấu chấm “.” Trong cả văn bản tiếng Việt và tiếng Anh.

Trường hợp 2 tác giả: Nối tên 2 tác giả bẳng ký hiệu “&”.

Trường hợp 3 tác giả trở lên: Liệt kê đầy đủ tên các tác giả, tên các tác giả cách nhau bởi dấu “,”, nối tên tác giả cuối cùng bằng ký hiệu “&”.

Quy định cụ thể cho từng loại tài liệu tham khảo:

2.1. Bài báo khoa học:

Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí. tập (số): trang bắt đầu - trang kết thúc. DOI (nếu có).

2.2. Bài báo khoa học xuất bản online:

Họ và tên tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí. tập (số): trang bắt đầu - trang kết thúc. DOI:… hoặc Truy cập từ http://.... ngày…

2.3. Sách in:

Họ tên tác giả/tên cơ quan (năm xuất bản). Tên sách (số tập/lần tái bản). Nhà xuất bản, Nơi xuất bản. Số trang.

2.4. Sách E-Book

Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách. Truy cập từ trang http://.... ngày…. hoặc Doi:….

2.5. Chương trong sách:

Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên chương. Trong: Tên sách. Nhà xuất bản, địa điểm. Trang trích dẫn (nếu có).

2.6. Luận án:

Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tiêu đề. Luận án tiến sĩ. Cơ sở đào tạo.

2.7. Sách, tài liệu do cơ quan/ tổ chức ban hành:

Tên cơ quan/tổ chức (năm xuất bản). Tên tài liệu. Tên chủ biên (nếu có). (Truy cập từ http://... ngày…)

2.8. Các bài báo đăng trong tuyển tập, kỷ yếu:

Tên tác giả (năm xuất bản). Tiêu đề bài báo. Tên tuyển tập/kỷ yếu. Nhà xuất bản. trang trích dẫn.

2.9. Các tài liệu được trình bày tại các Hội nghị, hội thảo

Tên tác giả (năm). Tiêu đề báo cáo. Tên hội nghị/hội thảo. Ngày tổ chức. Nơi tổ chức. trang trích dẫn.

2.10. Các tài liệu trực tuyến của cơ quan, tổ chức:

Tên tổ chức (năm xuất bản). Tên tài liệu. Truy cập từ http://... ngày…

Lưu ý:

- Không dùng Khoá luận tốt nghiệp đại học và Luận văn thạc sĩ làm tài liệu tham khảo cho bài báo khoa học gửi đăng Tạp chí.

- Trong Danh mục TLTK phải viết đầy đủ tên các Tạp chí (không viết tắt bằng chữ cái đầu).

- Với bài báo tiếng Anh, nếu bài báo gốc không phải ngôn ngữ tiếng Anh thì phải dịch sang tiếng Anh.

Ví dụ:

[1]. Bùi Mạnh Hưng (2023). Cấu trúc tầng cây cao giữa các cấp chất lượng của rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (2): 35-43. DOI: https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2023.2.035-043.

[2]. Trần Thị Ngoan & Trần Quang Bảo (2019). Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên những cấp đất khác nhau tại tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (6): 25-35.

[3]. Bùi Thế Đồi, Phạm Văn Toản, Ngô Đức Thuận, Đào Quang Minh & Tạ Thị Thắm (2022). Tác động của cộng đồng địa phương vùng đệm đến tài nguyên rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (3): 73-82. DOI: https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.3.073-082.

[4]. Le Xuan Truong, Yan Naing Phyo, Tran Viet Ha, Nguyen Minh Thanh & Tran Thi Mai Sen (2019). Assessment of land cover changes and the causes of mangrove degradation in Pyindaye reserved forest, Ayeyarwady delta, Myanmar toward sustainable mangrove management to mitigate the consequences of climate change. Journal of Forestry Science and Technology. (8): 60-68.

[5]. Touksamphanh Maokhamphiou, Pham Duy Quang, Nguyen Hai Hoa, Vu Van Truong, Le Phu Tuan (2022). Selecting vegetation index for mapping land use and cover change (2019-2021) toward sustainable management in Xaythany District, Vientiane Lao PDR. Journal of Forestry Science and Technology. (13): 92-108. DOI: https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.13.092-102.

[6]. Rose J. L., Butler D. G. & Ryley M. J. (1992). Yield improvement in soybeans using recurrent selection. Australian Journal of Agricultural Research. 43. DOI: 10.1071/AR9920135.

[7]. Shixin D., Kankan S., Jiang M., Lili Z., Luyi M. & Zhongkui J. (2019). Effects of Fertilization Ratios and Frequencies on the Growth and Nutrient Uptake of Magnolia wufengensis (Magnoliaceae). Forests. 10(65). Retrieved from https://www.mdpi.com/19994907/10/1/65/pdf on March 29, 2019.

[8]. Nguyễn Vy & Trần Khải (1978). Nghiên cứu hoá học đất vùng Bắc Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[9]. Đào Thanh Vân & Đặng Thị Tố Nga (2007). Giáo trình Cây ngô. Truy cập từ http://catlib.vnua.edu.vn:808 0/ebook/view.jsp?id=3662 ngày 08/05/2018.

[10]. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên & Bùi Trọng Thủy (2007). Cơ sở độc chất học nông nghiệp. Trong: Giáo trình Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp. 10-15.

[11]. Quách Thị Ngọ (2018). Nghiên cứu rệp muội trên một số cây trồng chính ở đồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng trừ. Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 113-115.

[12]. Lê Hương Vân & Nguyễn Thanh Bình (2003). Khảo nghiệm giống dưa hấu. Kỷ yếu Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 20012002. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 480-487.

[13]. Nguyễn Viết Tùng (1990). Một số nhận xét về kẻ thù tự nhiên của rệp muội hại cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hội nghị Côn trùng lần thứ nhất ở Việt Nam. Ngày 12-15/04/1990. Hà Nội. 76-78.

[14]. Tổng cục thống kê (2018). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/defa ult.aspx?tabid=621&ItemID =19037 ngày 28/02/2019.