Mẫu quyết định hỗ trợ kinh phí Công đoàn

Các cấp công đoàn khi xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023 cần tuân thủ các nguyên tắc phân phối nguồn thu tài chính công đoàn đã nêu tại Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ ngày 10/10/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023.

Mẫu quyết định hỗ trợ kinh phí Công đoàn

Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn

Phân phối nguồn thu tài chính giữa công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên

Theo Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ, đối với công đoàn cơ sở, năm 2023, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn (Khi Tông Liên đoàn có quy định thay đổi tỷ lệ sử dụng số thu đoàn phí công đoàn của các cấp công đoàn sẽ có hướng dẫn điều chỉnh sau).

Phần đoàn phí công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ và nguồn thu khác được để lại 100% cho công đoàn cơ sở sử dụng.

Đối với công đoàn cấp trên cơ sở, nguồn thu ĐPCĐ và KPCĐ được sử dụng sau khi phân phối cho CĐCS còn lại là 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối theo quy định tại Điều 22, Quyết định số 1908/QĐTLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn quy định tạm thời tỷ lệ phân phối tại Phần mềm thu KPCĐ 2% khu vực SXKD qua tài khoản của Tổng Liên đoàn cho các cấp công đoàn. Hết niên độ tài chính, việc bù trừ giữa LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương quyết định.

Tổng Liên đoàn giao số phải nộp về Tổng Liên đoàn, số cấp hỗ trợ hoặc giao tự cân đối tại LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc trong dự toán 2023 theo Quyết định số 1908/QĐTLĐ ngày 19/12/2022 ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.

Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào, cấp đó được sử dụng.

Xác định số dự toán chi tại công đoàn cấp trên

Việc giao dự toán chi thực hiện theo Luật Công đoàn, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và các quy định của Tổng Liên đoàn, cụ thể:

- Chi tiền lương, phụ cấp dự toán theo số biên chế và lao động được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao. Xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng). Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023 bao gồm quỹ lương của sô biên chế thực có mặt tính đến thời điểm 01/7/2022, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lương của số biên chế chưa tuyển (nhưng vẫn trong tổng mức biên chế được giao), tính trên cơ sở lương 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lượng lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định.

- Chi quản lý hành chính: Chi hành chính theo định mức của Nhà nước: Căn cứ quy định của Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm: Số chi quản lý hành chính tối đa = Số biên chế được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao * Số định mức theo quy định chung của Chính phủ, cụ thể:

+ Từ 100 biên chế trở xuống: Định mức phân bổ 70 triệu đồng/biên chế;

+ Từ biên chế thứ 101 đến 500: Định mức phân bổ 65 triệu đồng/biên chế.

Những địa phương Hội đồng nhân dân có cơ chế riêng cao hơn mức quy định này thì được áp dụng theo cơ chế của địa phương.

- Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và NLĐ; Chi tuyên truyền đoàn viên và NLĐ; Chi hoạt động của đơn vị chưa thành lập CĐCS; Chi khác căn cứ theo số thực hiện năm trước (theo số quyết toán 2021) và nhiệm vụ được giao trong năm tại đơn vị.

- Chi Đại hội Công đoàn thực hiện theo Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ ngày 04/8/2022 Về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam.

- Chi giao nhiệm vụ, đặt hàng cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong cung cấp các dịch vụ sự nghiệp từ nguồn tài chính công đoàn để phục vụ hoạt động của tổ chức công đoàn: Các LĐLĐ tỉnh thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2013 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sở dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hướng dẫn đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện lập dự toán năm về giao nhiệm vụ, đặt hàng trinh LĐLĐ tỉnh thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thẩm định, tổng hợp xem xét, phê duyệt trong dự toán năm 2023.

- Chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cân đối từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

- Chủ đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm của Tổng Liên đoàn,

- Dự phòng chi: 5%/Tổng số chi thường xuyên.

Xác định số nộp nghĩa vụ, tự cân đối và được cấp

Trên cơ sở xác định số chi trong năm theo các nội dung nêu trên, nếu đơn vị có số chi/Số thu có tỷ lệ từ 90% đến 100% thì đơn vị tự cân đối.

Nếu số chi/Số thu có tỷ lệ nhỏ hơn 90% thì đơn vị nộp nghĩa vụ về Tổng Liên đoàn theo Điều 22 Quyết định số 190/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Nếu số chi/số thu có tỷ lệ lớn hơn 100% thì đơn vị được cấp hỗ trợ phần chênh lệch giữa số chi và số thu.

Đối với một số đơn vị tại miền núi, hải đảo do Thường trực xem xét quyết định theo điều kiện cụ thể.

Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị được hưởng theo quy định.